Xuất huyết dạ dày (xuất huyết bao tử) được đánh giá là bệnh lý gây nhiều khó chịu và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người. Vậy bạn đọc có nắm được triệu chứng, nguyên nhân và các giải pháp điều trị bệnh này hay không? Mời các bạn đón đọc những thông tin tổng quát nhất trong bài viết sau.
Xuất huyết dạ dày (bao tử) là gì?
Máu chảy ồ ạt không thể kiểm soát tại vùng lòng mạch dạ dày sẽ được gọi là xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày. Biểu hiện cơ bản là người bệnh sẽ bị nôn hoặc đại tiện ra máu. Bã nôn hoặc chất thải của người bệnh sẽ có màu máu tươi hoặc màu cafe.
Theo các nghiên cứu y khoa, xuất huyết dạ dày có thể xuất phát từ các biến chứng của nhiều loại bệnh lý hoặc do việc lạm dụng kháng sinh, rượu bia. Tần suất và mức độ chảy máu sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Tuy nhiên, nếu máu chảy quá nhiều, người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, sốc và thậm chí có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Xuất huyết dạ dày là bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên đối tượng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Độ tuổi mắc bệnh dao động trong khoảng từ 20-50 tuổi.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Tình trạng chảy máu trong cơ thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho cơ thể. Mất máu nhiều có thể gây nôn nao, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi,… Do đó, người mắc bệnh xuất huyết dạ dày cần thăm khám và có các điều trị nội, ngoại khoa cần thiết.
Bệnh xuất huyết dạ dày nếu không thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh lý khác như ung thư dạ dày, loét dạ dày,… Các bệnh này gây ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống và có nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày
Nguyên nhân của bệnh xuất huyết dạ dày
Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết dạ dày được liệt kê cụ thể như sau:
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm, giảm đau, làm giảm đông máu… có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Và tình trạng xuất huyết dạ dày được coi là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất. Chưa hết, việc làm dụng sử dụng thuốc kháng sinh còn khiến cơ thể bị quen, nhờn thuốc, làm hình thành những vùng trượt trên bề mặt niêm mạc.
- Hậu quả của việc sử dụng quá nhiều rượu bia: Các loại đồ uống chứa nhiều chất cồn hay chất kích thích như bia, rượu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể con người. Chúng tấn công và làm bào mòn lớp niêm mạc trong thành dạ dày, làm dạ dày yếu đi và dễ bị xuất huyết. Thậm chí ở một vài bệnh nhân, tình trạng này sẽ rất nhanh chóng biến thành bệnh ung thư hoặc thủng dạ dày.
- Sinh lý mạch máu: Đây là một trong những nguyên nhân hiếm gặp thế nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Khi mạch máu bị mở rộng một cách bất thường sẽ làm thành dạ dày mỏng và dễ bị vỡ hơn.
- Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu có tác dụng làm đông máu khi có tổn thương. Khi số lượng tiểu cầu thiếu hụt, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gây chảy máu cam, đi ngoài ra máu,…
- Hội chứng nôn không kiểm soát: Trong một vài trường hợp, nhiều người bệnh mắc chứng nôn nhiều. Và khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ra xuất huyết dạ dày.
- Các khối u lành tính: Một số bệnh nhân bị các khối u lành tính trong dạ dày. Khi các khối u này phát triển nhanh và nhiều hơn sẽ tạo một gánh nặng cho phần niêm mạc. Sự va chạm và cọ xát của các khối u và niêm mạc sẽ làm chảy máu dạ dày.
- Thiếu vitamin K: Theo các nghiên cứu khoa học, vitamin K có tác dụng làm đông máu và đẩy lùi chứng chảy máu kéo dài. Nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này có thể là nguyên nhân gây ra chứng bệnh xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, nếu thiếu loại vitamin này còn có thể gây ra tình trạng xuất huyết não hoặc màng não rất nguy hiểm.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Cơ thể mệt mỏi, gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày. Dịch vị dạ dày tiết nhiều, không kiểm soát và gây ra chứng viêm loét, xuất huyết dạ dày.
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu đã được liệt kê phía trên, một số nguyên nhân khác như chế độ ăn uống không hợp lý như dùng nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ… cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và có thể làm chảy máu dạ dày.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Triệu chứng mắc bệnh xuất huyết dạ dày phổ biến và cơ bản nhất là chảy máu trong nội cơ quan. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo các triệu chứng khác để có thể chẩn đoán và có phương pháp điều trị tốt nhất như sau:
- Nôn ra máu: Dấu hiệu nôn ra máu kèm đau bụng âm ỉ không rõ nguyên do có thể là triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày. Theo nghiên cứu, có đến 90% bệnh nhân mắc chảy máu dạ dày sẽ gặp phải dấu hiệu bệnh này. Đặc biệt, nhiều người còn bị đầy, chướng bụng và trong miệng xuất hiện mùi tanh khó chịu. Bã nôn có thể có màu máu tươi hoặc màu cafe…
- Đi ngoài ra máu: Ngoài dấu hiệu nôn thì đi ngoài ra máu cũng là triệu chứng thường gặp. Xuất huyết có thể thể hiện ở phân của người bệnh (chất phân sền sệt, mùi khó chịu, màu đen sậm,…).
- Tình trạng thiếu máu: Tình trạng xuất huyết dạ dày không kiểm soát gây ra triệu chứng thiếu máu. Khi đó, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, tụt huyết áp và thậm chí có thể gây ngất xỉu.
- Sắc tố da bị thay đổi: Khi dạ dày bị xuất huyết, chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra, do nguyên nhân bị thiếu máu từ bệnh xuất huyết dạ dày, sắc mặt người bệnh nhợt nhạt, da dẻ thiếu sức sống.
- Cơn đau tại vùng thượng vị dạ dày: Vùng thượng vị là vùng trên rốn – dưới xương ức. Biểu hiện của bệnh xuất huyết dạ dày có thể là các cơn đau tại vùng thượng vị. Cơn đau đến bất thường, lâu dầu sẽ lan rộng tại vùng bụng.
Như vậy trên đây là những liệt kê về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày. Nếu người bệnh cảm thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này thì cần đi thăm khám, làm xét nghiệm nội soi để nắm được tình trạng bệnh cũng như có phác đồ điều trị sớm nhất.
Một số giải pháp điều trị chảy máu dạ dày
Tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh sẽ cần có phương pháp can thiệp và điều trị bệnh xuất huyết dạ dày. Một số phương pháp sơ cứu cũng như điều trị và phòng tránh bệnh sẽ được trình bày cụ thể dưới đây.
Cách sơ cứu cho người mắc bệnh bị xuất huyết dạ dày
Nguyên tắc để sơ cứu là cần duy trì các chỉ số sinh tồn và cầm được máu cho người bệnh. Gia đình, người thân cần ngay lập tức gọi cấp cứu gần nhất và tiến hành sơ cứu cho người bệnh.
Các bước tiến hành sơ cứu cho người bệnh bị xuất huyết dạ dày như sau:
- Đặt người bệnh trong tư thế thoải mái nhất trên bề mặt phẳng, kê gối để phần thân dưới cao hơn so với toàn bộ cơ thể. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu hạ huyết áp thì đắp thêm một chiếc chăn nhỏ để giữ ấm cho cơ thể.
- Pha nước muối ấm loãng và cho bệnh nhân uống. Mục đích của việc này là cung cấp nước và chất điện phân, giúp tạm thời ngăn ngừa xuất huyết dạ dày và chứng tiêu chảy cho cơ thể. Nếu trong nhà không có sẵn muối, bạn có thể thay thế bằng rễ có tranh, ngó sen,…
- Sau khi thực hiện các bước cơ bản phía trên, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để nhận được hỗ trợ từ đội ngũ y khoa.
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày
Khi đưa bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày vào các cơ sở y tế, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ sơ cứu và điều trị. Tham khảo phác đồ điều trị dưới đây:
- Chống sốc và sơ cứu hồi sức: Bệnh nhân được thở oxy trong khoảng 30 phút và truyền máu để tránh kiệt sức. Quá trình này sẽ được thực hiện dưới sự kiểm tra, theo dõi kỹ càng từ các bác sĩ chuyên khoa.
- Kiểm tra mức độ phục hồi tự nhiên của cơ thể: Khi các chỉ số sinh tồn đã ổn định, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh thông qua việc nội soi hoặc quan sát các biểu hiện trên cơ thể.
- Xác định vị trí chảy máu dạ dày: Nội soi sẽ giúp bác sĩ và cả bệnh nhân nhìn được vị trí, kích thước và mức độ tổn thương của vết thương. Đây sẽ là cơ sở để xác định tình trạng bệnh để kê đơn thuốc hoặc đề xuất các giải pháp phẫu thuật nếu cần thiết.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp điều trị bệnh: Kết quả nội soi cũng sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra chứng xuất huyết dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh như uống thuốc, thực hiện phẫu thuật… và các lưu ý trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Ngoài ra, nếu tình trạng chảy máu dạ dày quá nặng, giải pháp phẫu thuật sẽ là giải pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào vị trí và diện tích của vùng dạ dày bị tổn thương mà các bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một hoặc toàn phần dạ dày. Người bệnh cần lưu ý rằng, quá trình hồi phục sau phẫu thuật sẽ mất khoảng 2-3 tuần.
Giải pháp phòng chống bệnh xuất huyết dạ dày
Sử dụng các loại thảo dược
Từ xa xưa, các loại thảo dược đã được ông cha ta lựa chọn và sử dụng là giải pháp điều trị bệnh xuất huyết dạ dày cực hiệu quả.
Một số loại thảo dược có tác dụng làm lành và sát khuẩn nhẹ các vùng tổn thương, hỗ trợ tiêu hóa và giúp đẩy lùi các chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Gợi ý một vài loại thảo dược cụ thể như sau:
- Cam thảo: Trong cam thảo chứa hoạt chất giúp ức chế tiết acid dịch vị và làm tăng quá trình bài tiết dịch nhầy. Sử dụng cam thảo còn gia tăng hoạt động sản xuất tế bào mới trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
- Bồ công anh: Đây là loại thảo dược chứa các chất kháng sinh tự nhiên, các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất phù hợp với người bị chảy máu dạ dày.
- Khổ sâm: Alcaloid là chất được tìm thấy nhiều trong khổ sâm. Đây cũng là loại hoạt chất có tác dụng tích cực với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, trong khổ sâm còn chứa tanin và polyphenol giúp loại bỏ vi khuẩn HP cực tốt.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bất cứ chứng bệnh nào. Đối với người mắc bệnh xuất huyết dạ dày, cần lưu ý về nhóm thực phẩm nên và không nên có trong bữa ăn hàng ngày như sau:
- Nhóm thực phẩm cần bổ sung: Tinh bột, thực phẩm nhiều đạm, chất béo, giàu vitamin và các nhóm chứa chất xơ tự nhiên.
- Nhóm thực phẩm cần hạn chế: Thực phẩm chế biến sẵn, nhóm đồ dầu mỡ, cay nóng, nhiều acid và các loại đồ uống chứa chất kích thích (rượu bia, trà đặc, cafe,…).
Chế độ nghỉ ngơi
Người mắc bệnh xuất huyết dạ dày cần thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp tái tạo năng lượng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao để cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể.
Như vậy, trong bài viết trên đây, chúng tôi đã đem đến cho bạn đọc cẩm nang từ A đến Z về bệnh xuất huyết dạ dày. Hy vọng các thông tin đầy đủ và hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh