Viêm phổi không điển hình – một căn bệnh tạo nhiều trăn trở cho bất kỳ đối tượng nào gặp phải. Bệnh này do một số tác nhân gây nên, không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về căn bệnh này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Viêm phổi không điển hình là gì?
Trước hết, viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm. Bệnh này thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào khiến các túi khí phổi bị viêm thậm chí có mủ.
Viêm phổi không điển hình là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Bệnh này gây ra bởi các nhóm vi khuẩn như: Mycoplasma, Chlamydophila, Legionella. Các loại vi khuẩn này gây ra có xu hướng tạo những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi điển hình. Cũng chính vì thế, nhiều người bệnh mắc phải căn bệnh này mà không hề hay biết.
Viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Viêm phổi không điển hình ở trẻ em là một bệnh không tuân theo quy trình lâm sàng và Xquang thông thường, nghĩa là nó không biểu hiện như viêm phổi do phế cầu khuẩn, khởi phát đột ngột, sốt cao, ho khó chịu, dấu hiệu hợp nhất trong Khám phổi và X quang có dấu hiệu ngưng tụ, thường là thùy hoàn chỉnh.
Cảm lạnh kéo dài hơn 7 đến 10 ngày hoặc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp (RSV), có thể tiến triển thành viêm phổi không điển hình. Các triệu chứng thường phụ thuộc vào phần cơ thể nơi nhiễm trùng tập trung. Một đứa trẻ bị nhiễm trùng ở phần trên hoặc giữa của phổi có khả năng thở khó khăn. Những trẻ khác nếu nhiễm trùng ở phổi dưới gần bụng có thể không có vấn đề gì về hô hấp nhưng có thể bị đau bụng, buồn nôn
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi không điển hình
Bệnh do ba vi khuẩn truyền nhiễm gây nên phần lớn trường hợp viêm phổi không điển hình:
Legionella pneumophila: Người bệnh thường mắc phải là do việc hít thở và tiếp xúc với những giọt nước trong không khí đã bị nhiễm khuẩn Legionella. Vi khuẩn này sống ở mọi loại hệ thống nước. Viêm phổi do Legionella thường thấy nhất ở người lớn tuổi, người hút thuốc và những người có hệ miễn dịch kém.
Mycoplasma pneumoniae: Bệnh này thường lây nhiễm ở những đối tượng dưới 40 tuổi gây ra các triệu chứng viêm phổi nhẹ. Những người mắc bệnh do Mycoplasma sống tập trung ở nơi có mật độ đông dân cư…Bệnh thường gây ra đau tai, đau họng và nhức đầu.
Chlamydophila pneumoniae: Bệnh này lây nhiễm ở trẻ em trong độ tuổi đi học đến khi trưởng thành. Dạng viêm phổi này diễn ra quanh năm và có triệu chứng nhẹ.
Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm phổi không điển hình
- Bất kỳ ai sống trong môi trường lây nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi bùng phát bệnh đều có nguy cơ mắc bệnh.
- Người hút thuốc sẽ khiến đề kháng cơ thể giảm đi khả năng chống chọi lại các con vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Viêm phổi không điển hình ở trẻ em và người cao tuổi rất phổ biến vì đây là 2 nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém, hệ hô hấp hoạt động không tốt
- Người có sức đề kháng, miễn dịch kém: nhiễm HIV/AIDS, trải qua những lần hóa trị, xạ trị…
>>>Xem thêm về bệnh viêm phổi ở người già
Triệu chứng của bệnh viêm phổi không điển hình
Các triệu chứng mà người bệnh viêm phổi không điển hình gặp phải thường nhẹ, họ mắc không hề hay biết, bao gồm:
- Ho dai dẳng, có đờm (do vi khuẩn Legionella ).
- Sốt nhẹ.
- Đau họng.
- Khó thở, thở gấp.
- Đau nhức ở cơ và khớp.
- Đau ngực khi thở sâu.
- Đau đầu dai dẳng.
- Chán ăn và cảm thấy mệt mỏi.
- Ớn lạnh.
- Các triệu chứng của viêm phổi không điển hình có thể khác nhau phụ thuộc vào từng loại vi khuẩn gây ra.
- Do nhiễm vi khuẩn Legionella gây tiêu chảy, lú lẫn và ho đờm ra máu.
- Vi khuẩn Mycoplasma gây ra đau tai, phát ban, đau họng.
Cách chữa bệnh viêm phổi không điển hình hiệu quả
Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm phổi không điển hình được điều trị bằng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu để chống nhiễm trùng từ các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, thuốc kháng viêm không chứa steroid còn hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng như: đau nhức, sốt… Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có triệu chứng nhẹ không cần phải điều trị, một thời gian sẽ tự hết.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp
- Tái khám định kỳ theo lời chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh tiến triển đến đâu mà có liệu pháp điều trị hiệu quả.
- Không tự ý mua thuốc để điều trị bệnh mà phải tuân thủ đúng lời dặn dò của bác sĩ.
- Không dùng thuốc để ức chế ho.
- Nên uống nhiều nước (6-8 ly/ ngày), chất lỏng không chứa caffein: trà thảo mộc… Như vậy, việc uống này sẽ giúp đờm và chất nhầy lỏng, khi ho đờm sẽ dễ ra ngoài hơn.
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với các chất, tác nhân gây bệnh để ngăn chặn việc lây lan từ cộng đồng.
- Hít thở không khí ẩm qua máy thở để giảm bớt đờm.
- Có triệu chứng xảy ra đột ngột so với bình thường bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, phát hiện dấu hiệu bệnh sớm.
- Nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Che miệng mỗi khi ho để tránh hay ngăn ngừa việc lây lan từ người bệnh khác qua nước bọt.
- Tiêm phòng thường xuyên cho viêm phổi, cúm…
- Người bệnh hạn chế dùng thuốc lá.
- Mặc ấm mỗi khi thay đổi thời tiết.
- Hạn chế những thực phẩm có màu đỏ chế biến sẵn.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Tỏi: Để diệt trừ các loại vi khuẩn gây hại cho phổi bạn nên bổ sung tỏi vào trong chế độ ăn hằng ngày.
Húng quế: Đây là một trong những cách điều trị viêm phổi không điển hình lành tính, loại thảo dược này có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Bạn nên rửa sạch húng quế và nhai 6 lần/ ngày để bệnh thuyên giảm.
Cây rẻ quạt: Đây là một phương thuốc chữa viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả. Bạn sử dụng 10g cây rẻ quạt khô sắc cùng với 800ml nước, sau đó chắt nước thuốc uống hàng ngày.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho mọi người những thông tin bổ ích về viêm phổi không điển hình. Từ đó, mọi người có thêm nhận thức chính xác hơn về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại để mà biết cách chuẩn bị ngăn ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.