Viêm phổi hoại tử là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý phổi, vì vậy cần được phát hiện kịp thời và điều trị. Vậy viêm phổi hoại tử là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Cách điều trị nếu bạn mắc bệnh? Để giải đáp những câu hỏi này mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm phổi hoại tử là gì?
Viêm phổi hoại tử là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của các bệnh lý phổi. Nguyên nhân do bị nhiễm trùng nhu mô phổi dẫn đến hình thành các ổ áp xe trong nhu mô khiến chức năng hô hấp bị suy giảm. Trong những năm gần đây thì tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng gia tăng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phổi hoại tử nhưng phổ biến nhất là do vi khuẩn, vi rút và các loại nấm. Một số loại như: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Steptococcus mitis spp; vi rút Cúm, Adenovirus, Cytomegalovirus (CMV), Varicella-Zoster, Epstein-Barr virus (EBV); Aspergilus spp, Candida spp, Histoplasma capsulatum. Chúng tiết ra độc tố gây độc cho tế bào ở nhu mô phổi, khiến bạch cầu bị phân hủy từ đó gây viêm.
Viêm phổi hoại tử ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là phổi và trong đó có bệnh viêm phổi hoại tử do sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện. Đây là một trong những bênh gây tử vong ở trẻ
Trẻ bị viêm phổi hoại tử là khi đã chuyển sang giai đoạn nặng của các bệnh lý về phổi. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng nhu mô phổi gây ra các triệu chứng như ho, sốt, khó thở. Có sự hình thàn của các hạt nhỏ, áp xe dưới 2cm trong nhu mô phổi.
Các yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến bệnh viêm phổi hoại tử
- Lạm dụng kháng sinh không đúng cách
- Hiện tượng kháng kháng sinh
- Do hít phải các hóa chất độc hại, các phản ứng của cơ thể.
- Ngoài ra, nguyên nhân có thể do các bệnh lý như bệnh Crohn, vẩy nến, hồng cầu hình lưỡi liềm,…
Viêm phổi hoại tử là một bệnh lý vô cùng nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến toàn bộ phổi bị hoại tử, nhiễm khuẩn nặng, suy thận cấp và có thể bị tử vong.
Biểu hiện của viêm phổi hoại tử
1. Biểu hiện lâm sàng:
Bệnh nhân thường ho có đờm kèm theo sốt cao, trong đờm có mùi hôi và mủ, nhiều trường hợp nặng có thể ho ra máu.
Đau tức ngực và khó thở là triệu chứng viêm phổi hoạt tử dễ bị bỏ qua ở bệnh nhân. Trường hợp nặng, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.
2. Biểu hiện cận lâm sàng:
Để chẩn đoán chính xác viêm phổi hoại tử, ngoài những biểu hiện lâm sàng thì cần thêm các kết quả xét nghiệm để biết rõ tình hình bệnh hiện tại. Từ đó có những biện pháp can thiệp sớm, hiệu quả.
Các phương pháp như xét nghiệm công thức máu, Xquang lồng ngực, siêu âm ngực và chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) có kết quả giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh.
Xét nghiệm công thức máu sẽ thấy thiếu máu là biểu hiện rõ rệt của nhiễm khuẩn nặng.
Trên thực tế, để có thể thấy rõ tình hình viêm phổi hoại tử như thế nào, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện CT Scanner lồng ngực. Xét nghiệm này cho thấy sự phá hủy các nhu mô phổi, các nang khí – áp xe cùng độ rộng của chúng, đồng thời đánh giá được độ lan rộng của bệnh.
Cách điều trị viêm phổi hoại tử
Nếu bạn có một trong những triệu chứng ở bên trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất, đầy đủ chuyên môn để có thể khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp nặng, cần điều trị hồi sức, cung cấp oxy, hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân cần điều trị bằng kháng sinh liều cao và giảm đau tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp có nhiều áp – xe và điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Ngày nay nền y học phát triển vượt bậc, có nhiều tiến bộ trong điều trị khiến tỷ lệ tử vong do viêm phổi hoại tử giảm.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có những biện pháp nhằm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này như:
- Đeo khẩu trang: Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi, hạn chế các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, những người làm việc trong môi trường độc hại cần có phương tiện bảo hộ tốt nhất.
- Không hút các loại thuốc: Hút thuốc gây ra nhiều bệnh lý về đường hô hấp: COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp,…
- Tiêm vacxin đầy đủ: Tiêm vacxin giúp cơ thể có đầy đủ kháng thể.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về đường hô hấp và có các biện pháp xử trí kịp thời, hiệu quả. Nên khám sức khỏe 3 – 6 tháng/lần.
- Có lối sống sinh hoạt lành mạnh: Thói quen rửa tay bằng xà phòng để hạn chế vi khuẩn, tập thể dục để nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng,…
>>>Tìm hiểu thêm về bệnh viêm phổi hít
Viêm phổi hoại tử là một bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bài viết trên cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Đừng để sự thiếu hiểu biết ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của chúng ta. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe!
Dạ chào bác sĩ !
Tôi tên là Hoàng Vinh là cha của bé đang điều trị bệnh viêm phổi hoại tử tại khoa HSSS bệnh viện NĐ2 Tp HCM.
Bé dc chẩn đoán là viêm phổi nặng lúc nhập viện và khoảng 3 ngày sau bác sĩ báo là bé bị viêm phổi hoại tử hiện tại bé đang nằm thở máy dc hơn 15 ngày rồi.
Xin hỏi bác sĩ là bệnh viêm phổi hoại tử này có điều trị dc ko?Và tiến trình điều trị để bé có khả năng hồi phục là bao lâu ạh?
Bác sĩ báo là bé đang dùng loại kháng sinh tốt nhất,và đã cấy ra dc loại nấm làm bé nhiễm bệnh nhưng đã 1 tuần trôi qua vẫn chưa có tiến triển ah?
Xin cảm ơn bác sĩ