Bệnh viêm phổi có lây không? – đó là câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh hoặc chăm sóc người bệnh vẫn đang băn khoăn. Để có câu trả lời chính xác nhất, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh viêm phổi có lây không?
Viêm phổi là một bệnh lâm sàng do sự tổn thương của các tổ chức, cơ quan phổi, thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân nhưng chủ yếu là do vi khuẩn, virus, nấm. Ngoài ra còn có một số người bị bệnh này không phải do nhiễm trùng gây ra, mà do hít phải hoặc hút chất lạ hay các chất độc hại vào phổi.
Viêm phổi là sự bùng phát của các virus, vi khuẩn gây hại. Vậy nên không thể tránh khỏi tình trạng lây nhiễm. Bệnh thường xảy ra ở những người có yếu tố nguy cơ hoặc phòng vệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi, già yếu, hoặc người bị hen suyễn.
Viêm phổi lây qua đường nào
Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh nhân viêm phổi có thể dễ dàng lây bệnh cho đối phương qua một số đường phổ biến như:
- Người bệnh không che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Dùng chung đồ đạc cá nhân như: cốc, bát, đũa, khăn mặt,…
- Không rửa tay sau khi ho, hắt hơi hoặc khi chạm vào vật dụng của người bệnh bị viêm phổi.
Các vi khuẩn sau khi ra ngoài sẽ phát tán nhanh, xâm nhập vào cơ thể của những người xung quanh. Nếu người nhiễm khuẩn có sức đề kháng tốt thì khả năng mắc phải bệnh sẽ ở mức độ nhẹ (như ho, hơi đau tức ngực…). Tuy nhiên, đối với những cơ thể có thể trạng kém, suy yếu, các vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và hình thành nên bệnh, khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Các dấu hiệu phát hiện bệnh viêm phổi sớm
Bệnh có khá nhiều dấu hiệu dễ phát hiện, mà điển hình là một số dấu hiệu sau:
Ho
Ho là triệu chứng khá cơ bản và điển hình của bệnh viêm phổi, người bệnh thường ho theo cơn, có đờm, một số trường hợp thì bị ho khan. Trong một số trường hợp nặng, cơn ho có thể lẫn máu, ho có đờm đục trắng, ho liên tục dữ dội và có mùi hôi.
Đau, tức ngực, khó thở

Người bệnh viêm phổi thường có những dấu hiệu ban đầu như các cơn đau tức ngực, khó thở, phụ thuộc vào cảm giác và thể trạng của từng người mà có thể bị đau ít hoặc nhiều, có trường hợp đau dữ dội. Bên cạnh đó, người bệnh còn khó thở, nhịp thở không ổn định, có các cơn co kéo cơ quan phổi.
Sốt
Sốt là biểu hiện thường hay xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm phổi. Sốt thành từng cơn hoặc liên tục mãi không hạ, một vài trường hợp có thể kèm theo rét run.
Môi khô
Một trong những dấu hiệu không quá điển hình nhưng phổ biến là hiện tượng môi khô lưỡi bẩn. Bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, không có sức lực.
Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi
Sử dụng thuốc Tây y
- Thuốc kháng sinh: với người bị viêm nhẹ có thể sử dụng azithromycin, clarithromycin hoặc erythromycin để làm giảm các triệu chứng đơn thuần của bệnh.
- Thuốc điều trị đường thở: để làm lỏng chất nhầy trong phổi và dễ thở hơn, người bệnh có thể xông khí dung hoặc sử dụng các loại thuốc xịt mà phổ biến nhất thường được sử dụng là Ventolin, ProAir hoặc Proventil.
- Thuốc kháng virus: nếu người bệnh bị viêm phổi do virus đặc biệt là do cúm hoặc herpes, có thể dùng một trong các loại thuốc như: oseltamivir, zanamivir, peramivir,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc tây cần tuân thủ theo đúng chỉ định, đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc, sử dụng phải đúng liều lượng và thời gian để tránh hiện tượng kháng thuốc.
Bên cạnh đó người bệnh cần phải kết hợp nghỉ ngơi, tránh làm các việc nặng nhọc. Có chế độ ăn uống, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để việc chữa bệnh có thể đạt được hiệu quả tốt hơn.
Bài thuốc dân gian
Nếu như việc sử dụng thuốc Tây y cần theo chỉ định của bác sĩ một cách chi tiết và cụ thể thì việc điều trị viêm phổi bằng bài thuốc dân gian sẽ là một lựa chọn dễ dàng hơn. Với đặc điểm lành tính, an toàn, dễ sử dụng, đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là một số bài thuốc mà người bệnh có thể tham khảo:
- Chữa trị với tỏi:
Không chỉ là một loại gia vị nấu ăn hàng ngày, thành phần của tỏi còn có đặc tính kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Vì thế người bệnh có thể bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày bằng cách nấu chín cùng thức ăn cũng là một cách để phòng chống viêm phổi bằng biện pháp thiên nhiên.
- Mật ong và nghệ:

Theo đông y, nghệ có vị đắng, cay giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn. Thành phần phấn hoa trong mật ong giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cùng với đó, các khoáng chất và vitamin, mật ong đã được xem như loại kháng sinh thiên nhiên tuyệt vời. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này mang lại hiệu quả đáng kể trong điều trị viêm phổi.
Cách sử dụng: Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ sau đó mang xay với 1 ít nước sôi để nguội. Khi lấy được nước nghệ, cho thêm 1 – 2 thìa mật ong, uống một ngày hai lần sáng, tối. Thực hiện liên tục 5-7 ngày để kiểm chứng độ hiệu quả.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm phổi lây lan
Như vậy, ngoài vấn đề “viêm phổi có lây không?” người bệnh cần quan tâm, ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý đến một số vấn đề giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh hiệu quả hơn, bao gồm:
- Giữ cho môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: hạn chế nắm tay, bắt tay, dùng riêng đồ dùng sinh hoạt nếu trong gia đình có người mắc bệnh. Ngoài ra, nên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc ở những nơi công cộng.
- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý:
Chế độ ăn uống như thế nào thì được coi là hợp lý? Đó chính là chế độ ăn bổ sung nhiều rau xanh, nước hoa quả, các thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, các yếu tố vi lượng cho cơ thể. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu bia để có một lá phổi khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh khó hấp thu các chất dinh dưỡng bằng thực phẩm thông thường thì có thể bổ sung bằng các thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.
- Luyện tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp hỗ trợ lâu dài, có tác dụng đáng kể trong việc điều trị bệnh viêm phổi. Người bệnh nên có các bài tập phù hợp với thể lực của mình, tránh các bài tập quá sức .
>>>Xem thêm: Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc bệnh viêm phổi có lây không của độc giả. Bệnh sẽ không có cơ hội lây lan và trở thành dịch bệnh nếu mỗi người chúng ta biết tuân thủ đầy đủ các quy tắc phòng chống.