Viêm phế quản phổi ở người lớn luôn là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt với thời điểm đang phát sinh nhiều virus mới như hiện nay. Vậy bệnh lý này có nguyên nhân do đâu, cách điều trị và phòng tránh thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây!
Viêm phế quản phổi ở người lớn là gì?
Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm ở các phế nang trong lá phổi do bị các yếu tố gây hại bên ngoài tấn công. Nó gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khiến người bệnh có cảm giác khó thở hoặc thở gấp.
Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nhưng nó đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người già trên 65 tuổi bởi những đối tượng này có sức đề kháng và miễn dịch còn non nớt hoặc đã suy yếu.
Nhiều thống kê y tế còn chỉ ra rằng viêm phế quản ở người lớn phổi là nguyên nhân khiến khoảng 1 triệu người trưởng thành phải nhập viện và hơn 50 nghìn người tử vong hàng năm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở người lớn chủ yếu là do các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm men. Một số loại phổ biến nhất có thể kể đến như: Staphylococcus, streptococcus, escherichia, proteus, pseudomonas,…Chúng có thể lây lan dễ dàng từ người sang người thông qua các hoạt động như hắt hơi, ho và tiếp xúc với chất thải của bệnh nhân.
Triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn là:
- Cơ thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường rơi vào khoảng 38 độ C.
- Các cơn ho dai dẳng kèm theo tình trạng đờm nhầy trong cổ họng.
- Cảm giác đau tức ngực và khó thở, thở gấp. Đôi khi người bệnh phải dùng miệng để hô hấp dễ dàng hơn.
- Tình trạng đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh theo từng đợt.
- Cơ thể mệt mỏi, rệu rã, đặc biệt là cảm giác nhức mỏi cơ bắp và đau đầu rất khó chịu.
- Ở một số người cao tuổi, tình trạng mê sảng hoặc lú lẫn có thể xảy ra.
Nhiều người thường nhầm lẫn viêm phế quản phổi với cảm cúm, cảm lạnh thông thường do chúng có các dấu hiệu khá tương đồng ở giai đoạn khởi phát.
Viêm phế quản phổi ở người lớn có nguy hiểm không?
Viêm phế quản ở phổi ở người lớn là một trong những bệnh lý về hệ hô hấp có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng tử vong hoàn toàn có thể xảy ra.
Dưới đây là một số các biến chứng nguy hiểm của bệnh:
- Áp xe phổi: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến các phế nang trong lá phổi mưng mủ. Kết quả là hình thành nên những túi dịch trắng gây cản trở cho sự trao đổi khí của hệ hô hấp.
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS: Đây là một dạng nặng hơn của suy hô hấp và có thể đe dọa tính mạng người bệnh nhanh chóng. Nó khiến sự trao đổi oxy và carbon dioxide thiết yếu cho cơ thể bị ngưng trệ. Thông thường trong các trường hợp này, người bệnh sẽ cần sự trợ giúp của máy thở.
- Nhiễm trùng đường máu: Các vi khuẩn gây nhiễm trùng trong phế nang phổi khiến cơ thể phản ứng miễn dịch phóng đại, từ đó khiến nội tạng và tế bào mô tổn hại nặng nề. Biến chứng viêm phế quản phổi ở người lớn này có thể dẫn đến suy tạng và tử vong.
Điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn
Việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác cũng như nguyên nhân gây ra. Đối với những bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý và thể chất bình thường khỏe mạnh thì thời gian điều trị thường chỉ kéo dài từ một đến ba tuần lễ.
“Rất nhiều người trong chúng ta thường có sự nhầm lẫn giữa hai bệnh lý là viêm phế quản phổi và viêm phế quản. Nếu bạn đọc chưa có nhiều kiến thức liên quan đến vấn đề trên, hãy dành thời gian tham khảo bài viết về viêm phế quản mãn nhé!”
Điều trị bằng thuốc Tây y
Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ví dụ: Amoxicillin, penicillin, polymyxin,…
Với các trường hợp nhiễm virus, các loại thuốc kháng virus được sử dụng gồm có: Amantadine, adefovir, acyclovir,..
Nếu nguyên nhân do nấm men, bệnh nhân được kê đơn với các loại thuốc diệt nấm như: Clotrimazol, ketoconazol và miconazole.
Nếu cơ thể đau nhức mệt mỏi, người bệnh có thể sử dụng kết hợp thêm một số các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen, ibuprofen và naproxen.
Điều trị hỗ trợ bằng thảo dược
Các bài thuốc thảo dược không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nhưng chúng có thể hỗ trợ điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Chua me đất hoa vàng: Dùng nước cốt từ lá chua me đất hoa vàng kết hợp với muối trắng sẽ giúp giảm các cơn ho kéo dài, tiêu đờm và làm dịu cổ họng đang khô rát của người bệnh.
- Trà hoa cúc mật ong: Trà hoa cúc mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế tế bào nấm. Người bệnh có thể nhâm nhi một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ để làm dịu cổ họng và giảm đau đầu.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn
Bên cạnh việc điều trị, các bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn như sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Khi cơ thể mệt mỏi và khó chịu, việc nghỉ ngơi sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại năng lượng và thư giãn cho các cơ đang đau nhức. Người bệnh có thể nghe thêm vài bản nhạc nhẹ để thả lỏng cho cả đầu óc.
- Tránh xa thuốc lá, khói thuốc lá và các chất kích thích: Rượu bia và thuốc lá có khả năng khiến tình trạng viêm thêm tồi tệ. Vì vậy, việc kiêng khem những thứ này là rất quan trọng trong khi người bệnh đang dùng thuốc điều trị.
- Tiêm chủng đúng lộ trình: Một số loại virus, vi khuẩn có thể được phòng ngừa thông qua vacxin tiêm chủng.
- Luôn giữ vệ sinh thân thể: Bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn có thể dễ dàng lây lan trong không khí thông qua hắt hơi, ho,..Vì vậy, để tăng cường phòng chống bảo vệ sức khỏe, mọi người nên rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng diệt khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm là điều kiện lý tưởng cho những vi sinh vật gây hại. Vì vậy, các bác sĩ khuyến nghị người bệnh hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với cộng đồng.
- Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng và uống đủ nước: Khi mắc bệnh, cơ thể thường có biểu hiện chán ăn. Thế nhưng, một chế độ dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Người bệnh có thể ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp có bổ sung rau củ và thịt cá xay nhuyễn. Bên cạnh đó là việc uống đầy đủ hai lít nước mỗi ngày.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức bổ ích xoay xung quanh chủ đề viêm phế quản phổi ở người lớn. Năm 2020 là năm của đại dịch toàn cầu, chính vì vậy mỗi người cần chủ động quan tâm và chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng hơn. Bạn hãy đi khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh để nhận được sự tư vấn và điều trị thích hợp nhất.