Bạn đang gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, sốt, khò khè, ho dai dẳng kéo dài trong một thời gian? Bạn nghĩ rằng mình chỉ bị cảm thông thường? Tuy nhiên trên thực tế, rất có thể bạn đang bị viêm phế quản mãn tính và sức khỏe đang bị ảnh hưởng lớn mà bạn không hay biết. Chính vì vậy bạn cần chú ý tất cả các dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện bệnh sớm nhận để được tiến hành điều trị kịp thời nhé.
Viêm phế quản mãn tính là gì?
Viêm phế quản được chia làm hai dạng là cấp tính và mãn tính trong đó viêm phế quản dạng cấp tính thường nhanh khỏi hơn và bệnh chỉ diễn biến trong 1 vài tuần. Tuy nhiên dạng này khá khó phát hiện sớm vì thường không có những triệu chứng rõ rệt.
Ngược lại bệnh viêm phế quản mãn tính lại thuộc loại bệnh có sự nguy hiểm. Đây có thể coi là một bệnh lý hô hấp khá nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và chữa trị, bệnh có thể gây ra những tổn thương đến cơ thể nhất là phổi và các cơ quan liên quan đến hệ hô hấp.
Nguy cơ mắc viêm phế quản dạng mãn tính?
Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là rất cao. Thực tế bệnh này có thể mắc ở mọi đối tượng, giới tính và lứa tuổi, không có loại trừ bất kỳ một ai. Chỉ có tùy vào đối tượng là ai có những đặc điểm cơ thể và sống trong môi trường nào mà nguyên nhân gây bệnh sẽ có sự khác biệt mà thôi.
Viêm phế quản mãn tính có thể sinh ra từ sự phát triển phức tạp hơn từ dạng cấp khi người bệnh không điều trị hiện tượng cấp tính kịp thời. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất thường xảy ra đối với những người:
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc: những người hay hút thuốc hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc phần hệ hô hấp rất dễ bị tổn thương. Việc xuất hiện hiện tượng viêm phế quản mãn tính chiếm tỷ lệ vô cùng lớn, nếu không điều trị nhanh chóng bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn và ảnh hưởng nặng nề đến phổi.
- Mắc chứng trào ngược dạ dày: khi bị trào ngược dạ dày, các cơn ợ nóng sẽ diễn ra với tần suất dày. Điều này sẽ khiến cho cổ họng bị kích thích và dẫn đến viêm sưng đường phế quản.
- Có sức đề kháng kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại. Sức đề kháng kém khiến các cơ quan dễ bị tác động và nhiễm bệnh ngay cả khi thời tiết thay đổi. Trong khi đó các chất độc hại khi hít phải sẽ khiến có đường hô hấp dễ gặp các vấn đề viêm sưng, về lâu dài bệnh chuyển biến thành dạng mãn tính.
Nguy cơ lây nhiễm bệnh?
Bệnh viêm phế quản mãn tính có thể bị lây nhiễm hay không? Đây có lẽ là thắc mắc của phần lớn mọi người. Và câu trả lời được đưa ra là có. Bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe thông qua virus bằng đường hô hấp. Khi người bệnh bị ho, hắt hơi ra không khí rất dễ khiến ổ bệnh được hình thành và gây ra hiện tượng lây nhiễm.
Đối tượng dễ lây nhiễm bệnh nhất là những người thường xuyên tiếp xúc gần với bệnh nhân trong tình trạng đề kháng kém như trẻ nhỏ và người già.
Viêm phế quản mãn tính có thể được phát hiện như thế nào?
Các triệu chứng của viêm phế quản thường rất khó để có thể nhận biết được. Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải như là ho, sốt, khò khè, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi,… Thậm chí có những người bệnh còn không hề biết đến những dấu hiệu này và vẫn còn thắc mắc viêm phế quản có sốt không. Bởi lẽ những hiện tượng này có thể xảy ra hàng ngày kể cả ở người khỏe mạnh, chính vì vậy việc tự phát hiện bệnh quả thực vô cùng khó khăn.
Và bởi vì không thể phát hiện viêm phế quản sớm, sự tổn thương mô phổi bị lặp lại nhiều lần khiến cho bệnh chuyển thành mãn tính mà mọi người không hề biết. Bởi lý do này nên việc phát hiện bệnh thường phải nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ tại các trung tâm y tế, Khi đến đây, bạn sẽ được thăm khám và kết luận bệnh nếu có. Vậy cụ thể các bác sĩ sẽ sẽ làm gì để tìm ra bệnh tình của bạn?
Thăm khám, hỏi han thông thường kết hợp với ống nghe
Bệnh viêm phế quản mãn tính như chúng ta vừa đề cập sẽ xuất hiện triệu chứng ho. Đây chính là một trong những căn cứ rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn. Mỗi một loại một kiểu ho thường sẽ xuất phát bởi những vấn đề ở những vùng viêm khác nhau. Và khi lắng nghe tiếng ho của bạn các bác sĩ có thể biết ngay tình trạng bệnh của bạn là gì.
Ngoài việc nghe tiếng ho, các bác sẽ sẽ kết hợp với ống thở để nghe nhịp tim, nhịp thở của bạn. Việc thăm hỏi các hiện tượng bạn cảm nhận được và hỏi bạn cảm thấy như thế nào dạo gần đây cũng được các y bác sĩ tiến hành. Thông qua việc khám lâm sàng này, kết quả chẩn đoán sẽ được đưa ra với tỷ lệ chính xác khá cao.
Chụp X – quang sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn
Mặc dù việc thăm khám thông thường đã có thể giúp bác sĩ “bắt bệnh” được cho bạn nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên để chắc chắn hơn (phòng trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm về hô hấp), bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện chụp X – quang phổi. Kết quả hình ảnh được trả về sẽ khiến kết luận được đưa ra là chính xác nhất.
Thường thì thao tác chụp X- quang sẽ được áp dụng với những đối tượng như sau:
- Người bệnh có độ tuổi từ 75 tuổi trở lên
- Mạch đập với số lần hơn 100 lần trong 1 phút
- Nhịp thở lớn hơn 24 lần trong 1 phút
- Nhiệt ở ở vùng da dưới cánh tay (nách) lớn hơn 380C
- Người bệnh có xuất hiện triệu chứng đông đặc khi khám phổi
Một số phương pháp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính khác
Ngoài phương pháp kể trên, các bác sĩ có thể áp dụng thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra khác để đưa ra những kết luận hoàn hảo nhất cho vấn đề của bạn.
Cụ thể xét nghiệm được thực hiện chính là xét nghiệm đờm. Dựa trên dịch đờm lấy từ bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, phân tích dịch nhầy để nắm rõ tác nhân chính gây bệnh là gì, do vi khuẩn hay do virus? Nếu là vi khuẩn thì là dạng vi khuẩn nào và virus thì là dạng virus nào? Từ đó, bác sĩ sẽ lấy đây là căn cứ để đưa ra những phác đồ điều trị và chỉ định người bệnh sử dụng những loại thuốc phù hợp nhất để cải thiện nhanh nhất vấn đề viêm phế quản mãn tính.
Ngoài ra việc đo phế dung cũng được thực hiện để bác sĩ có thể kiểm tra được chức năng phổi và đánh giá được những tổn thương của bạn.
Điều trị viêm phế quản mãn tính?
Việc điều trị bệnh sẽ tập trung vào việc sử dụng kháng sinh và khắc phục dứt khoát các triệu chứng mà bạn gặp phải để chặn đứng bệnh. Ngoài ra trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp với một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học. Điều này sẽ giúp vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng và toàn diện nhất.
Trong một số trường hợp thể trạng người bệnh quá yếu, các bác sĩ thậm chí còn cho bệnh nhân sử dụng ống thở để phổi không bị quá tải.
Điều trị bệnh theo triệu chứng
Thường thì các triệu chứng viêm phế quản mãn tính sẽ được điều trị bằng cách dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp việc khắc phục triệu chứng có thể được thực hiện thông qua các cách thức rất đơn giản mà không cần thuốc.
Điều trị ho
Để loại bỏ tình trạng ho, người bệnh sẽ được khuyên uống nhiều nước để ức chế cảm giác muốn ho. Ngoài ra việc sử dụng kết hợp các thuốc long đờm cũng được khuyến khích để cải thiện tình trạng viêm phế quản mãn tính tốt hơn. Thuốc giảm ho cũng sẽ được sử dụng trong trường hợp các cơn ho kéo dài quá lâu gây tổn thương cuống, vòm họng.
Điều trị sốt
Cách tốt nhất để giảm hạ sốt là sử dụng thuốc. Hai loại thuốc thường được áp dụng trong trường hợp này chính là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen (ibuprofen chỉ dùng nếu có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ). Trong trường hợp người bệnh viêm phế quản mãn tính bị sốt mà đi kèm với các bệnh lý về tim, phổi từ trước, việc dùng thuốc không nên được tự quyết định mà nhất thiết phải có sự hướng dẫn của chuyên gia.
Điều trị các hiện tượng triệu chứng khác
Với những triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, đờm quá đặc,… người bệnh cũng được khuyên sử dụng thuốc giúp làm loãng đờm, thuốc sung huyết mũi để khắc phục tình trạng nhanh chóng làm giảm tối đa các cảm giác khó chịu.
Bên cạnh sử dụng thuốc, người bị viêm phế quản mãn tính được khuyến khích uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung vitamin C, vệ sinh mũi họng sạch sẽ thường xuyên. Tuy nhiên bạn cần ghi nhớ, vitamin C sẽ chỉ giúp cho trạng thái cơ thể tốt hơn, bớt mệt mỏi chứ không phải là một giải pháp chính nhằm đẩy lùi bệnh đâu nhé.
Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp
Ngoài việc áp dụng việc điều trị các triệu chứng, người bệnh viêm phế quản mãn tính nên xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi bệnh trong một vài ngày:
- Bạn nên tránh xa khu vực có chứa nhiều khói thuốc đặc biệt hạn chế tiếp xúc với người hút thuốc lá.
- Khi phải sinh hoạt hay làm việc trong môi trường khói bụi hoặc hóa chất, bạn nên bảo vệ hệ hô hấp của mình bằng khẩu trang. Điều này sẽ giúp cho tình trạng cấp tính không bị tiến triển phức tạp và nguy hiểm hơn.
- Việc luyện tập thể dục thể thao nên được tiến hành thường xuyên như là một thói quen thường nhật để giúp cho sức đề kháng được tăng cường.
- Ngoài ra bạn cũng nên ăn uống đầy đủ chất, ăn uống đủ bữa và uống nhiều nước mỗi ngày nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu bạn đang có nghi ngờ mắc bệnh hay áp dụng ngay các cách điều trị được đề cập trên đây nhé, hoặc để chắc chắn hơn, bạn hãy đến gặp ngay các y bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất nhé. Mong rằng bạn đọc sẽ luôn có một sự quan tâm thật sát sao đến sức khỏe của mình để đảm bảo một chất lượng cuộc sống an lành nhất.