Bệnh viêm phế quản co thắt là căn bệnh xuất hiện xuất hiện nhiều ở trẻ em và trẻ sơ sinh (trẻ dưới 5 tuổi) và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và chế độ ăn uống cho bệnh nhân.
Bệnh viêm phế quản co thắt là gì?
Viêm phế quản co thắt hay viêm phế quản co thắt dạng hen là bệnh trọng trong đó phế quản bị co thắt gây ra sự tắc nghẽn tạm thời đường thở, thường gặp ở những người hen suyễn. Điều này gây ra sự suy giảm nghiêm trọng về khả năng hô hấp trong một thời gian tương đối ngắn nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân rất nhiều.
Co thắt phế quản là sự co thắt của các cơ trên thành phế quản, mạng lưới hô hấp ở trung tâm của phổi. Sự co thắt này là một trong những hậu quả chính của bệnh hen suyễn: một bệnh rất phổ biến ở đường hô hấp.
Đường thở của những người mắc bệnh hen suyễn thường bị viêm và bị bao phủ bởi chất nhầy, làm giảm không gian có sẵn để lưu thông không khí. Sự giảm này là vĩnh viễn và làm giảm khả năng hô hấp của bệnh nhân hen.
Người ta ước tính rằng khoảng 15% người mắc bệnh hen hầu như không cảm nhận được phế quản của họ, do thói quen bị tắc nghẽn đường hô hấp.
Nguyên nhân viêm phế quản co thắt
- Do bệnh hen suyễn: Co thắt phế quản là một trong hai dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn, cùng với viêm đường hô hấp. Hen suyễn là một vòng luẩn quẩn cho những người mắc bệnh này: đường thở bị thu hẹp, tạo ra chất nhầy làm tắc nghẽn thêm nơi chứa oxy.
- Do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Một căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến những người hút thuốc thường xuyên, nhưng bệnh cũng có thể gây ra bởi tiếp xúc với chất ô nhiễm, bụi hoặc khí hậu ẩm ướt dẫn đến viêm phế quản co thắt. Triệu chứng đặc trưng là ho mạnh và khó thở.
- Do nhiễm vi khuẩn, virus: Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen chủ yếu là do virus hợp bào RSV vào mùa đông sau đó xảy ra bội nhiễm vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh có thể có nguồn gốc vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu và cần điều trị bằng kháng sinh
- Do trào ngược dạ dày nặng mà không được điều trị. Những giọt axit dạ dày có thể xâm nhập và kích thích phế quản gây viêm phế quản co thắt dạng hen
- Bệnh hô hấp mãn tính hoặc bệnh tim
- Hen suyễn không được chẩn đoán ở trẻ em
- Do viêm phế quản mãn tính kéo dài trong trường hợp tiếp xúc với chất kích thích trong thời gian dài
- Do cơ địa dị ứng. Một số người thường bị dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, khói thuốc…dễ bị co thắt phế quản hơn
Triệu chứng viêm phế quản co thắt
Các biểu hiện của viêm phế quản co thắt gần giống với dấu hiệu của bệnh hen suyễn như:
- Khó thở, nhất là khi thở ra vì phế quản co thắt có thể cản trở hô hấp
- Thở khò khè
- Không khí bị chặn trong ngực, ngực có thể bị phình ra
- Nhịp và cường độ thở không đều

Do các triệu chứng trên tương đối giống với triệu chứng của bệnh hen nên nhiều người thường nhầm lẫn hai tình trạng này với nhau. Dưới đây là các triệu chứng giúp phân biệt và nhận biết bệnh.
- Ho có đờm, chất nhầy tiết ra
- Đờm nhớt, thường có màu vàng
- Sốt nhẹ
- Sổ mũi
- Hay bị nôn
- Ho kéo dài
Nhận diện sớm triệu chứng viêm phế quản có thắt sẽ hỗ trợ điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, chọn đúng bài thuốc vẫn đóng vai trò cốt yếu giúp dứt điểm căn bệnh. Tham khảo thông tin bài thuốc TẠI ĐÂY!
Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?
Co thắt phế quản rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến một trong những nhu cầu sinh tồn cơ bản nhất: thở. Sự co thắt của phế quản “đóng cửa” đường hô hấp theo một số cách khiến người bệnh nghẹt thở trong giây lát.
Do đó những rủi ro mà bệnh viêm phế quản co thắt gây ra tùy thuộc vào tình huống. Tình trạng đặc biệt nguy hiểm nếu co thắt xảy ra vào lúc bệnh nhân đang chơi thể thao, gây mê hoặc đang ngủ.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bao gồm:
- Suy hô hấp
- Viêm tai giữa
- Viêm phổi
Đối tượng có nguy cơ cao bị co thắt phế quản bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi và người già
- Phụ nữ có thai
- Người bị bệnh hen suyễn
- Người hút thuốc lá lâu năm
- Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Viêm phế quản dạng hen có lây không?
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 1-2 ngày. Trong thời gian này, khả năng lây lan thấp. Tuy nhiên khi đến giai đoạn các triệu chứng được biểu hiện ra như ho, sốt, hắt hơi, khó thở…thì có nguy cơ lây sang người khác.
Các virus, vi khuẩn từ dịch nhầy của bệnh nhân khi ho, khạc đờm…có thể xâm nhập cho những người xung quanh qua tiếp xúc gần. Những người người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị nhiễm bệnh
Phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt
- Sử dụng bình xịt hoặc thuốc giãn phế quản dạng hít
- Sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao. Thuốc có thể sử dụng là paracetamol hoặc ibuprofen
- Kháng sinh sẽ chỉ được sử dụng nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn và trong thời gian ngắn nhất.
Viêm phế quản co thắt uống thuốc gì?
- Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh
- Nếu bị sốt thì sử dụng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt
- Nếu bị ho nhiều, ho có đờm đặc thì sử dụng thuốc làm loãng đờm, thuốc tiêu đờm để giảm ho, làm dịu cổ họng
- Sử dụng thuốc kháng viêm chứa corticoid
Chữa viêm phế quản co thắt bằng Đông y
Dùng lá trầu không
Lá trầu không không chỉ được sử dụng để têm trầu mà còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có các bệnh về đường hô hấp. Trầu không có vị cay, thơm nồng nên theo đông y có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Có thể kết hợp trầu không bằng mật ong bằng cách xay nhuyễn 10 lá trầu rồi lọc lấy nước cốt. Chia nước cốt thành 2 phần để uống 2 lần trong ngày vào mỗi buổi sáng và tốt sau bữa ăn. Khi uống có thể pha vào nước nóng rồi cho thêm mật ong để dễ uống hơn đồng thời tăng thêm hiệu quả
Nếu chỉ dùng bài thuốc dân gian sẽ rất khó chữa dứt điểm viêm phế quản co thắt. Một phương pháp hoàn toàn mới đã được tìm ra. Mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY!

Dùng gừng và mật ong
Trong mật ong có nhiều vitamin và enzyme có khả năng kháng khuẩn tốt. Chuẩn bị 1 thìa mật ong và 1 củ gừng tươi to. Gừng cạo sạch vỏ, thái nhỏ rồi cho nước vào đun đến khi sôi thì cho thêm mật ong vào. Lọc lấy phần nước uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Chữa viêm phế quản dạng hen bằng diện chẩn
- Chuẩn bị cây lăn có đầu tròn
- Ở lòng bàn tay, dưới ngón đeo nhẫn, xác định vị trí chính giữa. Nam giới làm với tay trái còn nữ giới áp dụng với tay phải
- Lăn cây lăn tại huyeent được xác định rồi từ từ lan rộng ra các vị trí xung quanh. Lăn trong khoảng 2 phút, mỗi tuần thực hiện 4 lần đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm
>>>Xem thêm: Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam và bấm huyệt
Viêm phế quản co thắt nên kiêng gì?
Người bệnh cần bổ sung nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, uống sữa. Bên cạnh đó bệnh nhân cần kiêng một số thực phẩm như:
- Muối: hạn chế ăn quá mặn, không ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, thực phẩm đông lạnh
- Trái cây chua hoặc chát: Những trái cây này khiến đờm bị đặc từ đó khó khăn trong việc tiêu đờm và tống đờm ra ngoài
- Đồ ăn chiên, xào, cay nóng gây kích thích niêm mạc phế quản
Bên cạnh đó để tránh lây lan cho người khác thì người bệnh viêm phế quản co thắt cần:
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Che miệng khi ho, hắt xì
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác
- Không tiếp xúc với nơi có chất lượng không khí xấu, tránh khói thuốc lá, các chất gây dị ứng…
Bài thuốc Đông y điều trị dứt điểm viêm phổi co thắt
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường được đội ngũ chuyên gia đánh giá rất cao nhờ việc chữa trị tận gốc các triệu chứng đồng thời ngăn chặn viêm phổi co thắt tái phát. Bài thuốc hội tụ đầy đủ những ưu điểm vượt trội nhất hiện nay trong điều trị bệnh lý, cụ thể:
- Các thành phần thảo dược lành tính đảm bảo an toàn cho người bệnh
- Điều trị bệnh nhanh chóng, không lo tái phát nhờ nguyên tắc điều trị toàn diện
- Công thức thuốc được gia giảm phù hợp với cơ địa người Việt
- Hàng nghìn bệnh nhân đã điều trị và chứng nhận hiệu quả

Nhờ những ưu điểm vượt trội trong điều trị bệnh, Cao Bổ Phế được kênh truyền hình quốc gia VTV2 giới thiệu đến nhiều khán giả qua chương trình “Cơ thể bạn nói gì?”. NSƯT Trần Đức, một bệnh nhân từng sử dụng Cao Bổ Phế điều trị bệnh, đã nhận lời phỏng vấn của chương trình này. Qua chia sẻ của anh, các triệu chứng ho, khạc đờm do bệnh gây nên sẽ được đẩy lùi sau 5-7 ngày điều trị. Sau khi dừng sử dụng thuốc, bệnh sẽ không tái phát nhờ cơ chế ngăn ngừa từ bên trong. Xem ngay cách nghệ sĩ Trần Đức vượt qua bệnh bằng Cao Bổ Phế:
Thuốc được bào chế dưới dạng cao đặc theo phương thức truyền thống. Người bệnh sẽ không phải mất nhiều công sức đun sắc mà chỉ cần pha trực tiếp với nước ấm và sử dụng. Ở dạng này, thuốc sẽ được thẩm thấu nhanh chóng vào thành dạ dày người bệnh giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Đây là điều mà hiếm có bài thuốc Đông y nào trên thị trường làm được.
Dành 1 phút để điều trị DỨT ĐIỂM viêm phổi co thắt
Liên hệ ngay
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phế quản co thắt dạng hen. Việc phân biệt triệu chứng của bệnh với hen suyễn là rất cần thiết để có hướng điều trị phù hợp. Bệnh nhân chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh và tránh lây cho người khác.
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ mua thuốc Cao Bổ Phế theo yêu cầu của độc giả: