Viêm phế quản cấp ở trẻ em và người lớn tuổi là bệnh thường gặp do đây là 2 đối tượng có sức đề kháng yếu. Tìm hiểu thêm nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và phòng ngừa bệnh trong bài viết này
Viêm phế quản cấp là gì?
Bệnh viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm khí quản và đường dẫn khi ra khỏi phế quản do nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên tình trạng viêm kéo dài đến 90 ngày vẫn được phân loại và viêm phế quản cấp.
Nếu các triệu chứng kéo dài lâu hơn, trong nhiều tháng hoặc nhiều năm thì được coi là mãn tính. Việc tiếp xúc với các chất gây kích thích như khói thuốc, sương mù độc hại, các hạt bụi và hơi từ các chất kích thích như axit mạnh, moniac, một số dung môi hữu cơ cũng có thể gây viêm khí quản và phế quản. Triệu chứng của tình trạng này cũng giống với viêm phế quản cấp.
Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 4 tuổi và trẻ sơ sinh trong những tháng của mùa đông. Biểu hiện trẻ bị viêm phế quản cấp là sự tắc nghẽn và phù nề của niêm mạc phế quản với sự mẫn cảm gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn hay các tác nhân hóa lý khác.
Các nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em thường gặp nhất là
- Adenovirus
- Virus cúm A, B
- Parainfluenza virus
- Virus hô hấp hợp bào
- Rhinovirus
- Mycoplasma
Ngoài ra còn có các yếu tố môi trường có thể gây ra sự lây lan của nhiễm trùng đường hô hấp trên do các loại virus này gây ra và dẫn đến tái phát đó là:
- Các chất gây kích ứng có trong môi trường như khói thuốc lá
- Các yếu tố đô thị như ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn.
- Các yếu tố khu vực như thời tiết ẩm ướt, tháng lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Các yếu tố văn hóa xã hội khác nhau như thói quen vệ sinh chung, thực phẩm, đi nhà trẻ, đi học sớm.

Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em bao gồm:
- Ho: ban đầu trẻ ho khan sau đó ho có đờm
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Có thể số
- Khó thở nếu có sự tắc nghẽn của phế quản
- Mệt mỏi, da khô
- Chán ăn, hay bị nôn
Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn
Viêm phế quản cấp ở người lớn là bệnh nhiễm trùng trong các ống phế quản có liên quan đến việc vận chuyển không khí đến và đi từ phổi. Tình trạng viêm này làm cho các ống phế quản kết nối khi quản và phổi bị lấp đầy bởi chất nhầy gây khó thở và thở khò khè
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở người lớn do nhiễm virus là chủ yếu chiếm 90% các trường hợp. Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Hút thuốc lá hoặc liên tục tiếp xúc với khói thuốc lá và độc tố.
- Tiếp xúc với các chất kích thích phổi như hóa chất hoặc hơi khác, cho dù trong môi trường làm việc hoặc ở nhà.
- Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có nguy cơ bị viêm phế quản cấp. Chứng ợ nóng nghiêm trọng có thể gây kích thích cổ họng và dẫn đến viêm.
- Một bệnh cấp tính như cảm lạnh hoặc cúm có thể làm giảm tạm thời khả năng phòng vệ và sức đề kháng của hệ thống miễn dịch. Bạn có thể bị bệnh trong hoặc sau khi bị cảm lạnh thông thường.
Các dấu hiệu viêm phế quản cấp ở người lớn là:
- Ho
- Có nhiều chất nhầy
- Mệt mỏi, khó thở
- Khó chịu ở ngực
Sốt nhẹ - Ớn lạnh
Viêm phế quản cấp nguyên nhân do đâu
Mỗi một vấn đề về sức khỏe đều có thể được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Với bệnh viêm phế quản cấp – căn bệnh thông thường không có nhiều nguy hiểm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên để đánh giá một cách chung nhất, nguyên nhân phổ biến gây bệnh chính là do virus.
Virus gây ra bệnh có thể là virus cúm từ gia cầm và virus đại thực bào trong đường hô hấp. Ngoài ra một số chủng herpes virus khác cũng có thể khiến cho bệnh được hình thành.
Thế nhưng không phải trường hợp bệnh nào cũng bị gây ra bởi nhiều này, một số lượng nhỏ bị bệnh xuất phát từ những lý do khác. Cụ thể những lý do đó là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Do nhiễm vi khuẩn
Đứng ngay sau virus, vi khuẩn chính là nhân tố phổ biến thứ 2 gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính.
Các nhóm vi khuẩn gây bệnh không phải là các nhóm quá điển hình, bao gồm có Mycoplasma và Chlamydia. Những nhóm vi khuẩn khác như vi khuẩn gây mủ lại càng hiếm gặp hơn. Những vi khuẩn này thường gây bệnh mạnh hơn ở đối tượng trẻ nhỏ thay vì người lớn.
Sức đề kháng kém
Sức đề kháng kém cũng chính là một nguyên nhân gây bệnh có thể bắt gặp. Cụ thể khi cơ thể bị mắc các bệnh cấp tính khác như cảm lạnh hay cảm thông thường,… mà sức đề kháng của cơ thể quá yếu bệnh sẽ nhanh chóng biến chuyển sang dạng viêm phế quản cấp. Những trẻ nhỏ dưới 12 tuổi chính là đối tượng phổ biến nhất bị gây bệnh bởi lý do này.
Bệnh lý trào ngược dạ dày
Khi bị bệnh lý trào ngược dạ dày, các đợt ợ nóng sẽ xuất hiện rất nhiều. Điều này hoàn toàn có ảnh hưởng không hề nhỏ khiến cổ họng bị kích thích và tổn thương và khiến đường hô hấp gặp vấn đề. Nếu bệnh lý này không được áp chế nhanh chóng, hiện tượng viêm phế quản cấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể biến chuyển nhanh từ cấp tính sang mãn tính.
Một số nguyên nhân khác
Một số những nguyên khác có thể gây nên bệnh có thể kể đến bao gồm:
- Khói thuốc lá: Đây là một tác nhân vô cùng nguy hiểm đến hoạt động của phổ. Và tất nhiên chẳng có lý do gì mà nó lại không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường phế quản của bạn cả. Những người hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện ho, sốt, khò khè,…
- Tiếp xúc với hóa chất: Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất do tính chất công việc, môi trường lao động, bạn cần đặc biệt quan tâm đến đường phế quản và hô hấp của mình. Bởi lẽ các hóa chất độc hại rất dễ dàng khiến cho cơ thể bạn rơi vào trạng thái bị tổn thương và mắc bệnh viêm phế quản cấp chính là một ví dụ điển hình.
- Thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi sẽ khiến đường hô hấp dễ gặp vấn đề.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Đây là loại bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa đông do virus và vi khuẩn gây nên. Đối với người cao tuổi và trẻ em có hệ miễn dịch yếu, sức khỏe không đảm bảo, có các bệnh khác như hen suyễn, giãn phế quản thì bệnh sẽ gây nhiều nguy hiểm.
Ngoài ra viêm phế quản cấp có thể dẫn đến bội nhiễm làm cho tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng khó chữa hơn gây nên nhiều biến chứng khác nhau. Các biến chứng của bệnh bao gồm:
- Tiến triển thành dạng mãn tính
- Phế quản có thể tắc nghẽn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dẫn đến hen
- Những bệnh nhân có biểu hiện nặng như khó thở, sốt cao kéo dài thì cần đi khám để loại trừ khả năng bị lao phổi, hen, giãn phế quản, ung thư phổi
- Có thể tiến triển thành áp xe phổi
Viêm phế quản cấp có lây không
Đây là bệnh chủ yếu do virus gây nên, chúng có mặt trong dịch nhầy và đờm của người bệnh. Một khi bệnh nhân, ho, hắt hơi thì các giọt bắn chứa virus có thể là nguồn lây lan cho những người xung quanh. Những người có sức đề kháng kém như trẻ sơ sinh, người già sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Viêm phế quản cấp có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp nên người bệnh cần có ý thức phòng bệnh tốt để tránh lây cho người khác. Biện pháp phòng tránh đơn giản nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
>>>Tìm hiểu thêm về bệnh viêm phế quản bội nhiễm
Chẩn đoán viêm phế quản cấp
Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh nhân biểu hiện ra bên ngoài sau khi kiểm tra thể chất và khám bằng ống nghe. Một số các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:
- Đánh giá đờm hoặc chất nhầy để xem liệu có nhiễm trùng do vi khuẩn
- Chụp x quang phổi để loại trừ khả năng viêm phổi
- Các xét nghiệm chức năng phổi như phế dung kế là xét nghiệm cho phép biết dung tích phổi của một người.
Thuốc điều trị viêm phế quản cấp
- Người lớn có thể dùng aspirin (acetylsalicylic acid), acetaminophen (acetaminophen) hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm cảm giác khó chịu, nhưng trẻ em chỉ nên dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, không phải aspirin, vì trẻ em dùng aspirin có nguy cơ thúc đẩy hội chứng Reye.
- Thuốc kháng sinh không được sử dụng để điều trị viêm, ngoại trừ ở những người bị nhiễm trùng do vi khuẩn (ví dụ, trong khi bùng phát). Khi sử dụng kháng sinh, azithromycin hoặc clarithromycin thường được dùng nhất.
- Thuốc kháng sinh không hữu ích ở những người bị viêm phế quản cấp tính do virus. Điều trị cúm bằng thuốc kháng vi-rút, chẳng hạn như oseltamivir hoặc zanamivir, có thể giúp tăng tốc độ phục hồi từ cúm nếu được sử dụng trong vòng 48 giờ đầu khi khởi phát triệu chứng.
- Nếu bị khó thở do tắc nghẽn phế quản thì có thể sử dụng thuốc hít giãn phế quản để mở rộng đường thở
- Thuốc ho có thể được sử dụng để giảm ho khan, ho có đờm, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Thông thường, đối với người lớn nếu chỉ bị tình trạng viêm đơn thuần thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị.
- Để giảm các triệu chứng thì người bệnh cần được nghỉ nơi, uống đủ nước và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không corticoid
- Không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân do virus
- Nếu ho có đờm thì có thể dùng kháng sinh Amoxcilin, Nhóm Macrolid, +Nhóm Cephalosporine
- Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp, suy hô hấp, co thắt phế quản thì cần được thở oxy, dùng kháng sinh, điều chỉnh điện giải

Cách phòng tránh viêm phế quản cấp
- Để ngăn ngừa viêm phế quản cấp ở trẻ em và người lớn thì người ta sử dụng kháng thể đơn dòng được nhân hóa chống lại glycoprotein F (palivizumab) hoặc immunoglobulin chống RSV tiêm tĩnh mạch (IGIV-RSV).
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
- Không chạm tay lên mắt, mũi, miệng
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
- Mặc quần áo ấm vào mùa đông
- Bỏ hút thuốc lá
- Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống và tập luyện
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Như vậy viêm phế quản cấp có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Thông thường bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn cần đi khám và điều trị dứt điểm để tránh biến chứng nguy hiểm sau này.