Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh thường gặp ở rất nhiều người. Viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi nếu như bạn phát hiện và điều trị sớm, kịp thời. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị rất khó khăn. Từ đó bệnh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng những lớp niêm mạc hoặc phần tá tràng của dạ dày bị viêm loét. Nguyên nhân khiến cho dạ dày bị lở loét là do sự bào mòn của pepsin và acid nằm ở bên trong thành dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là người già.
Tùy thuộc vào đặc điểm và vị trí của viêm loét dạ dày mà nó có các tên gọi khác nhau như đau bao tử, đau dạ dày, viêm loét tá tràng, loét hang vị, hành tá tràng…
Viêm loét dạ dày – tá tràng thực ra chính là hiện tượng vùng niêm mạc ở thành dạ dày bị hoại tử. Lúc này kích thước phần bị viêm loét lớn hơn 0,5cm. Viêm loét xuất hiện chủ yếu ở khu vực tá tràng.
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Biểu hiện dễ thấy nhất ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng đó chính là những cơn đau quằn quại xuất hiện ở vùng bụng. Thông thường, bệnh được biểu hiện rõ rệt nhất bằng những dấu hiệu như sau:
- Đau vùng bụng trên: Vào những lúc đói bụng hay vào ban đêm, bạn sẽ cảm thấy đói bụng. Ngoài ra, bạn còn có những triệu chứng khác như nóng rát, ợ hơi, ợ chua.
- Buồn nôn: Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ dẫn đến sự co bóp liên tục và khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp phải nhiều vấn đề. Người bệnh có thể bị nôn hết phần thức ăn của ngày hôm qua do dạ dày chưa tiêu hóa hết. Nguy hiểm hơn là người bệnh có thể nôn ra máu kèm với thức ăn.
- Loét hành tá tràng: Hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh đang bị đói, sau giờ ăn tầm 2 đến 3 tiếng. Đặc biệt, cơn đau trở nên rất dữ dội vào ban đêm.
- Loét dạ dày: Các cơn đau xuất hiện tùy vào từng vị trí khác nhau. Tình trạng này thường tái phát sau khi ăn từ vài chục phút đến cả vài tiếng.
- Sút cân: Một khi dạ dày đã bị viêm loét thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị gián đoạn. Từ đó, cơ thể sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng cơ thể bị sút cân nghiêm trọng.
- Mất ngủ: Người bệnh không thể ngủ ngon giấc, thậm chí không thể ngủ được.
Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày – tá tràng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm:
- Thủng dạ dày – tá tràng: Gây nên những cơn đau vô cùng dữ dội cho người bệnh.
- Chảy máu vết loét: Đây là biến chứng phổ biến rất hay gặp. Tình trạng này xảy ra khi bệnh đang tiến triển, người bệnh sẽ bị chảy máu một lần hoặc có thể là nhiều lần.
- Hẹp môn vị: Biểu hiện thường thấy ở người bệnh đó là nôn ra những thức ăn cũ, đau âm ỉ vùng bụng trên và nổi gò vùng thượng vị.
- Ung thư hóa: Tình trạng này thường chiếm tỉ lệ từ 5 đến 10% trong số thời gian viêm loét kéo dài hơn 10 năm.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
- Vi khuẩn HP: Đây là loại xoắn khuẩn thường sống trên lớp nhầy của phần niêm mạc dạ dày. Chúng được lây truyền qua bàn chải đánh răng, đồ dùng thực phẩm hàng ngày. Tỷ lệ những người bị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP chiếm đến 70 – 90%.
- Sử dụng thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc như Sterol, Aspirin và thuốc chống viêm sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày. Lâu ngày, dạ dày sẽ xuất hiện các vết loét.
- Chế độ ăn uống: Nam giới sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia sẽ gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
- Do vấn đề về tâm lý: Căng thẳng, stress kéo dài, buồn bực là những nguyên nhân khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Từ đó làm mất đi sự cân bằng cho chức năng của đường ruột và dạ dày.
Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng
Muốn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh nên thực hiện các bước thăm khám lâm sàng để biết được mức độ viêm loét nặng hay nhẹ. Việc chẩn đoán được thực hiện theo những cách sau:
- Xét nghiệm phân: Mục đích để kiểm tra máu ở bị lẫn ở trong phân không.
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu ở người bệnh.
- Nội soi: Việc nội soi được thực hiện bằng cách các bác sĩ sẽ đưa một ống dài được gắn sẵn camera nối từ miệng đến dạ dày để kiểm tra.
- Thụt bari chụp X – quang: Bằng việc cho người bệnh uống thuốc cản quang, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang để xác định được vị trí của vết loét.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Sau khi khám lâm sàng, căn cứ vào mức độ và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị cho phù hợp.
Sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng Tây y
Sau khi bệnh nhân thực hiện xong việc nội soi và các xét nghiệm cần thiết thì các bác sĩ sẽ kê cho một số loại thuốc Tây để điều trị bệnh. Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng đó là:
- Thuốc diệt trừ H.Pylori: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày đó là do vi khuẩn HP tấn công. Chính vì vậy, sử dụng loại thuốc này sẽ tiêu diệt tận gốc vi khuẩn để giảm bớt nguy cơ viêm loét.
- Thuốc ức chế axit: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bớt sự sản xuất của axit trong dạ dày nhờ khả năng giảm sản xuất axit. Phổ biến nhất là thuốc bơm proton và H2.
Nên ngưng sử dụng các loại thuốc chống viêm nếu như các vết loét ấy là do các loại thuốc chống viêm gây ra. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế axit để ngăn chặn dạ dày tạo axit. Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm để làm thuyên giảm các triệu chứng khác thì bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc ức chế axit vô thời hạn.
Việc sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị viêm loét dạ dày sẽ đem đến hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện những triệu chứng do bệnh gây nên. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá thường xuyên, những loại thuốc này sẽ gây nên nhiều phản ứng phụ như buồn nôn, chóng mặt và khiến cho các vết loét trở nên nặng hơn.
Việc sử dụng các loại thuốc Tây này tốt nhất là nên tuân theo chỉ định của các bác sĩ, tránh sử dụng bừa bãi và tùy tiện.
Trong những trường hợp bệnh bị biến chứng nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Việc phẫu thuật được thực hiện khi người bệnh bị thủng dạ dày – tá tràng, viêm loét gây chảy máu và hẹp môn vị hoặc ung thư hóa. Việc phẫu thuật thường áp dụng khi quá trình điều trị trước đó không mang lại hiệu quả điều trị cao hoặc do người bệnh chủ quan khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
Bài thuốc Đông Y giúp chấm dứt tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc có nguồn gốc từ Đông y. Những ưu điểm nổi bật của bài thuốc Đông y phải kể đến là:
- Thảo dược an toàn lành tính, đảm bảo không chứa tân dược hay hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Dược tính kháng sinh tự nhiên trong các bài thuốc Đông y giúp tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP, giúp làm lành vết loét và kháng viêm hiệu quả. Nhờ dược tính này mà vi khuẩn gây bệnh không thể kháng lại thảo dược nên người bệnh sẽ không bị nhờn thuốc.
- Cơ chế điều trị toàn diện vừa giúp ngăn ngừa những biến chứng, vừa giúp loại bỏ tác nhân, căn nguyên gây bệnh. Từ đó giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa để bệnh được hồi phục nhanh hơn.
Trong số những bài thuốc Đông y giúp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay thì Cao Bình Vị của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường được rất nhiều người sử dụng đánh giá cao.
Cao Bình Vị Tâm Minh Đường là bài thuốc được tạo ra từ 6 loại thảo dược như Nhân Trần, Hoàng Bá, Chỉ Thiên, Kim Ngân Hoa, Cối xay, Bạch Mao Căn. Những vị thảo dược này đều có công dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày.
Khi sử dụng Cao Bình Vị Tâm Minh Đường, người bệnh sẽ cảm nhận được những hiệu quả rõ rệt thay đổi theo thời gian:
- Từ 7 đến 10 ngày đầu: Các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu thuyên giảm đến 40%. Đồng thời, nồng độ acid dịch vị được điều chỉnh, môi trường dạ dày được trung hòa.
- Từ 10 đến 20 ngày: Thuyên giảm từ 60% – 80% các triệu chứng như đau thượng vị, lớp niêm mạc dạ dày được hồi phục tổn thương, các vết viêm loét lành miệng.
- Từ 30 đến 40 ngày: Chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng, đồng thời các lớp niêm mạc bị tổn thương đã hồi phục được hoàn toàn, củng cố lớp nhầy bảo vệ toàn diện.
Sở dĩ Cao Bình Vị đem lại những kết quả điều trị tốt như vậy bởi sản phẩm có cơ chế điều trị vô cùng toàn diện và chuyên sâu:
- Ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây hại, đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
- Giảm kích thước quá mức ở vùng thượng vị, đồng thời củng cố quá trình tiêu hóa, giúp tăng cường sản sinh lợi khuẩn.
- Kháng viêm, đào thải độc tố, kích thích quá trình sản sinh ra màng nhầy mucin giúp bảo vệ niêm mạc khỏi vi khuẩn gây hại, acid dịch vị.
Ngoài ra, Cao Bình Vị còn sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
- 100% dược liệu được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, đạt tiêu chuẩn Co – CQ.
- Tinh chất của các dược liệu được bảo tồn một cách chặt chẽ nhờ phương pháp nấu cao gia truyền. Theo đó, được liệu sau khi được thu hái sẽ được xử lý cẩn thận rồi cô thành cao nguyên chất. Quá trình bào chế luôn phải đảm bảo ở ngưỡng 100 độ C trong suốt 48 giờ liên tục.
- Cao Bình Vị Tâm Minh Đường không pha lẫn tạp chất, không chứa chất bảo quản, không chứa corticoid. Sản phẩm rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Cách sử dụng Cao Bình Vị để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng rất dễ dàng. Người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa cà phê sau đó hòa tan cao trong nước ấm. Từ đó, cao sẽ tan nhanh và không hề chứa cặn bã, giúp cho dưỡng chất dễ thấm sâu vào thành dạ dày và hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao hơn.
Phòng tránh viêm đau dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh khá nguy hiểm. Người bệnh nên điều trị kịp thời tránh để bệnh gây nên nhiều biến chứng. Tuy nhiên, việc phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh, mỗi chúng ta có thể phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng bằng những biện pháp sau:
- Có chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch như vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin B12, sắt, canxi… để giúp trung hòa độ axit có trong dạ dày. Một số loại thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng phải kể đến như sữa chua, dầu ô liu, quả việt quất, hạnh nhân, thực phẩm giàu chất xơ…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê… Nếu thường xuyên sử dụng những loại này, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn.
- Không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng viêm hay thuốc giảm đau.
- Rèn luyện thói quen ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Người bệnh nên rèn luyện thói quen nhai kĩ, ăn chậm, duy trì thói quen ăn sáng đều đặn, ăn uống đúng giờ và không được ăn khuya. Bạn cũng nên tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tập luyện thể dục, thể thao: Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cho người bệnh nâng cao sức khỏe và có được tinh thần sảng khoái, thoải mái.
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh diễn ra rất phổ biến do người bệnh luôn chủ quan trong việc điều trị bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh một cách kịp thời là điều rất cần thiết để căn bệnh không tiến triển nặng hơn.