Viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì là vấn đề người bệnh cần quan tâm tới. Nguyên nhân là vì nếu chế độ dinh dưỡng không cân bằng và thiếu lành mạnh thì rất dễ khiến tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn. Không những vậy, hiệu quả sử dụng thuốc điều trị cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Người bị viêm loét dạ dày nên tăng cường bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của mình:
Mật ong thô tốt cho hệ tiêu hóa
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng mật ong có khả năng ngăn ngừa các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Mật ong trong Đông y cũng được dùng chủ trị trong các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là bao tử. Lý do là vì trong mật ong có chứa hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm đau và làm lành tổn thương ở hệ tiêu hóa.
Các bác sĩ khuyên người bệnh nên thử bắt đầu dùng mật ong vào buổi sáng và tối để cải thiện triệu chứng của viêm loét dạ dày. Bạn có thể sử dụng mật cùng với bánh mì nướng giòn hay đơn giản hơn là pha loãng trong một ly nước ấm. Bạn cũng nên duy trì thói quen dùng mật ong đều đặn vì điều này có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Viêm loét dạ dày nên ăn súp lơ, cải bi xen và cải xoăn
Các loại rau họ cải như súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải xoăn hay cải bi xen đều chứa hoạt chất sulforaphane có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori trong bao tử.
Nhiều nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng những người thường xuyên tiêu thụ các loại rau họ cải có tỷ lệ âm tính với H.pylori lên đến trên 78%. Không những vậy, rau họ cải còn cung cấp nguồn vitamin C và chất xơ dồi dào, giúp công cuộc “lật đổ” viêm loét dạ dày của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu chưa biết viêm loét dạ dày nên ăn gì thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bệnh nên ăn một bát rau họ cải hàng ngày, có thể nấu chín hoặc chế biến salad tươi đều được.
Rau bắp cải – lựa chọn tuyệt vời cho người viêm loét bao tử
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm có khả năng chống loét hiệu quả thì đừng bỏ qua rau bắp cải. Nguyên nhân là vì trong loại rau này có chứa hàm lượng axit amin glutamine rất dồi dào. Glutamine giúp củng cố lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng cường lưu thông máu đến từng mô tế bào, cải thiện tốc độ phục hồi của các vết lở loét.
Chất lượng dinh dưỡng của bắp cải được giữ nguyên vẹn nhất khi bạn tiêu thụ trực tiếp, nghĩa là không sử dụng bất kỳ phương pháp chế biến, làm chín nào. Bạn có thể làm salad bắp cải tươi hoặc ép nước uống hàng ngày để có thể hỗ trợ điều trị chứng viêm loét bao tử hiệu quả nhất.
Sữa chua
Các loại thực phẩm lên men có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng sữa chua là món ăn được gợi ý nhiều hơn cả. Sữa chua giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori đồng thời làm giảm thời gian chữa lành vết loét.
Trong một nghiên cứu diện rộng của các nhà khoa học Thủy Điển, họ nhận thấy rằng những người tiêu thụ ít nhất ba hộp sữa chua trong một tuần có nguy cơ bị viêm loét bao tử thấp hơn nhiều so với những người không ăn. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho bạn là ăn sữa chua đều đặn một lần mỗi ngày và nên chọn loại không đường vì chúng tốt cho sức khỏe hơn.
Chuối xanh giúp ngăn ngừa viêm loét hiệu quả
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng chuối xanh mang lại hiệu quả tốt với người bệnh viêm loét dạ dày hơn là chuối chín. Trong chuối xanh có chứa nhiều tinh bột giúp làm dịu các niêm mạc bị tổn thương, giảm đau rát do viêm loét và cải thiện chứng ợ nóng nhanh chóng.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chuối xanh có khả năng ngăn ngừa và chữa lành vết loét ở những người bị viêm dạ dày do dùng thuốc giảm đau aspirin kéo dài. Bạn có thể sử dụng chuối xanh như một loại thực phẩm hàng ngày nhưng nhớ chế biến bằng cách hấp hay luộc thay vì chiên rán.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ
Hàm lượng chất xơ hòa tan có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ức chế sự phát triển vết loét, đồng thời phòng ngừa viêm xảy ra ở khu vực tá tràng rất hiệu quả.
Các nhà khoa học ở đại học Harvard đã nghiên cứu chế độ ăn của hơn 47.000 người và nhận thấy những trường hợp ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày thấp hơn bình thường 32%. Vì vậy, bạn đừng quên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch, đậu hà lan,…vào bữa ăn hàng ngày.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tăng cường tiêu thụ những món ăn tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:
- Gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt: Các loại thức ăn cay nóng do chứa nhiều ớt, tiêu, mù tạt, đậu nhục khấu,…luôn đứng đầu trong danh sách “Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?”. Lý do là vì chúng có thể gây kích thích dạ dày, làm vết loét trở nên sâu và đau hơn. Không những vậy, ăn nhiều đồ cay nóng còn khiến bạn dễ bị tiêu chảy và nóng rát hậu môn khi đi tiêu.
- Các loại hoa quả có múi: Các loại hoa quả có múi như cam, chanh, quýt, bưởi,…nên được hạn chế trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày. Bởi vì những trái cây này có chứa rất nhiều axit lactic có thể khiến tình trạng tổn thương niêm mạc trở nên tồi tệ hơn.
- Các loại đồ uống có cồn: Ethanol có trong các loại đồ uống có cồn sẽ khiến người bệnh bị loét nặng hơn đồng thời ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị. Những người lạm dụng chất cồn còn làm tăng nguy cơ các biến chứng của bệnh như thủng dạ dày hoặc chảy máu trong.
- Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa: Sữa hoặc các thực phẩm chế biến từ sữa như phô mai, bánh ngọt,…có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn vì chúng kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit dịch vị hơn. Sữa cũng có thể làm chứng buồn nôn hay đầy bụng xảy ra thường xuyên, nhất là khi bạn uống sữa khi dạ dày còn rỗng.
- Các đồ ăn chiên rán: Các đồ ăn chiên rán luôn là món khoái khẩu của rất nhiều người, thế nhưng người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh xa chúng. Lý do là vì các món ăn này chứa hàm lượng đạm và cholesterol quá cao, dễ gây khó tiêu, đau bụng và đầy hơi.
Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới về chủ đề viêm loét dạ dày nên ăn gì kiêng gì. Để rút ngắn thời gian điều trị, bên cạnh việc xây dựng một thực đơn khoa học, khỏe mạnh, bạn cũng cần dành thời gian luyện tập thể thao, thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.