Viêm họng do liên cầu khuẩn là một dạng của bệnh với nguyên nhân chính do vi khuẩn. Đau họng liên cầu khuẩn là gì, triệu chứng và cách chữa bệnh như thế nào? Nếu chưa rõ về bệnh thì cùng tham khảo thêm trong nội dung bài viết dưới đây.
Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?
Có khoảng 700 loại vi khuẩn sinh sống trong vùng khoang miệng thuộc phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn,… và chỉ cần khi sức đề kháng chúng ta yếu đi, chúng sẽ sẵn sàng tấn công và gây viêm nhiễm cho vùng họng. Trong đó viêm họng liên cầu khuẩn là tức là tình trạng viêm do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên.
Loại liên cầu khuẩn này chiếm đến 20 – 30% nguyên nhân của bệnh đau họng. Các triệu chứng kéo theo khi mắc phải cũng rất khó chịu như sưng tấy, đau rát, sưng viêm,… khiến việc ăn uống hay nói chuyện đều gặp khó khăn hơn.
Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh mà đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải nhưng chủ yếu là ở trẻ nhỏ bởi sức đề kháng thường yếu hơn. Bệnh lý này lây lan dễ dàng qua đường hô hấp nếu ho hoặc nói chuyện, nếu dùng chung đồ vật khi ăn uống và vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh.
Nhận biết triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn
Khi bị liên cầu khuẩn tấn công vùng họng gây viêm thì phải mất ít nhất từ 2 – 5 ngày sau đó bạn mới có thể cảm nhận được những triệu chứng rõ rệt của bệnh. Theo đó, bạn có thể nhận biết triệu chứng viêm họng do liên cầu khuản dựa trên:
- Vùng họng sưng viêm, tấy đỏ và đau rát, khó khăn khi nuốt.
- Sốt cao, sốt từ 38 độ C trở lên kèm theo cảm giác đau nhức đầu, da nổi ban.
- Hơi thở ra mùi hôi bởi số lượng vi khuẩn sinh sôi trong miệng quá nhiều.
- Xuất hiện hạch sưng đau ở vùng cổ, dưới khu vực cằm và hai bên xương hàm hoặc ở vị trí từ cằm đến tai.
- Lưỡi bị sưng và nổi lên những hạt nhỏ màu đỏ li ti.
- Amidan sưng tấy, đau rát và có thể bị phủ một lớp mủ màu vàng hoặc trắng.
Ngoài ra viêm họng do liên cầu khuẩn còn kèm theo các triệu chứng khác nữa như đau dạ dày, buồn nôn, đau cơ, cứng cơ,… Lưu ý rằng bệnh không có triệu chứng ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt hay đau rát mắt.
Viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?
Tình trạng này nguy hiểm hơn rất nhiều so với viêm họng do virus. Cụ thể bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng tai
- Nhiễm trùng amidan
- Viêm thận
- Sốt thấp khớp
Trong đó biến chứng sốt thấp khớp khi bị viêm họng liên cầu khuẩn rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến viêm khớp và nghiêm trọng hơn là bệnh van tim hậu thấp.
>>>Xem thêm: Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
Cách điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn khó mắc phải hơn các dạng bệnh đau họng thông thường khác. Tuy nhiên bạn cũng nên nắm rõ cách chữa trị tình trạng này để có thể can thiệp sớm nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cách chữa bệnh đau họng liên cầu khuẩn bao gồm:
Sử dụng thuốc tây y
Nếu đã được chẩn đoán viêm họng liên cầu khuẩn thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc thuộc về kháng sinh như penicillin, amoxicillin, macrolid,.. Trong đó nhóm thuốc kháng sinh penicillin được sử dụng nhiều nhất bởi tác dụng cao do tiêm trực tiếp mà lại rẻ tiền. Nếu dị ứng với thành phần của penicillin hoặc người bệnh là trẻ nhỏ thì nên dùng amoxicillin. Amoxicillin có vị dễ uống hơn và ở dạng viên nên thuận tiện hơn.
Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn thì cần phải kết hợp thêm các loại thuốc khác như thuốc hạ sốt nếu sốt cao từ 38.5 độ C, thuốc chống viêm, thuốc chống sưng tấy phù nề và thêm vitamin nhóm B, vitamin nhóm C để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn từ đó chống lại các loại vi khuẩn – nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Cách chữa viêm họng do liên cầu khuẩn bằng thuốc kháng sinh thông thường sẽ đạt hiệu quả ngay sau khoảng 24h điều trị bởi khả năng tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus của loại thuốc này. Tuy nhiên nếu bạn kết hợp với việc cải thiện thói quen sinh hoạt đúng cách, khoa học hơn thì hiệu quả chữa bệnh sẽ tốt hơn, nhanh chóng hơn.
- Nghỉ ngơi ít nhất 24h trong quá trình điều trị bệnh để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

- Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để vùng họng có độ ẩm, hạn chế cảm giác đau rát khó chịu.
- Ăn các loại thực phẩm có đặc tính mềm để tránh tổn thương vùng họng khi nuốt. Không ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc có tính axit.
- Không uống rượu bia, cà phê, trà,… chúng có thể gây kích thích vùng niêm mạc và tăng khả năng nhiễm trùng.
- Vệ sinh thường thường vùng họng và khoang miệng bằng nước muối sinh lý, lưu ý nên dùng nước ấm thay cho nước lọc thông thường.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tiếp xúc nơi đông người hoặc tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh khác để tránh bị lây nhiễm viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Giữ ấm vùng cổ, dùng khăn nóng đắp lên vùng cổ thường xuyên để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Mỗi dạng của bệnh đau họng đều có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Viêm họng do liên cầu khuẩn cũng vậy. Nắm rõ những kiến thức cần biết về bệnh sẽ giúp bạn chủ động, yên tâm hơn trong nhiều trường hợp.