Viêm họng hạt có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm và thắc mắc bởi lẽ tình trạng này ngày càng gia tăng và đang có xu hướng đột biến gây ung thư hóa. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên cho bạn một cách đầy đủ nhất, giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho bản thân.
Viêm họng hạt có lây không?
Cho dù là nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm họng hạt cũng điều làm cho vi khuẩn khu trú vào cơ thể và sinh sôi, nảy nở. Từ đó chúng phát tán ra môi trường bên ngoài qua đường hô hấp làm người khác dễ bị lây nhiễm. Vậy bệnh viêm họng hạt có lây không? Câu trả lời chắc chắn là có, không những thế khả năng lây nhiễm của viêm họng hạt tương đối cao.
Bệnh có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi từ người già đến trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Đôi khi xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời cùng với viêm VA, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang. Tuy không gây nguy hiểm nhiều đến tính mạng người bệnh nhưng việc điều trị lại rất khó khăn bởi nguyên nhân lây truyền chủ yếu do virus và vi khuẩn. Chúng phát tán cực kỳ nhanh vào trong không khí dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo giữa người với người.
Cơ chế lây nhiễm: Khi người bệnh có biểu hiện ho khan, khạc đờm trắng hoặc mủ vi khuẩn sẽ lợi dụng cơ hội đó để xâm nhập ra môi trường bên ngoài. Nếu cơ thể suy kiệt, ăn uống kém không đủ sức đề kháng để chống lại thì vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở và gây bệnh. Trường hợp bạn hoàn toàn khỏe mạnh vi khuẩn và virus sẽ được tiêu diệt nhanh chóng.
Từ những điều trên bạn có thể thấy, câu trả lời cho câu hỏi “viêm họng hạt có bị lây không?” đó là CÓ và NGUỒN LÂY BỆNH CHÍNH LÀ TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI. Do đó, nếu bạn chủ quan, không cẩn thận tiếp xúc thì nguy cơ gây bệnh sẽ rất cao, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch không tốt.
>>Xem thêm: Viêm họng hạt ở trẻ em: nguyên nhân và cách chữa
Các giải pháp điều trị viêm họng hạt hiện nay đa phần chỉ giải quyết được triệu chứng bên ngoài mà chưa mang lại tác động sâu bên trong. Bởi vậy, bệnh rất dễ tái phát. Cao Bổ Phế chữa viêm họng hạt theo cơ chế tự sản sinh lợi khuẩn, phục hồi tổn thương niêm mạc, đặc biệt là không tái phát ngay cả khi ngừng thuốc. Độc giả quan tâm có thể theo dõi bài thuốc tại đây!
Viêm họng hạt lây qua đường nào?
Họng là ngã tư của miệng, hầu, thực quản, khí quản. Một nơi rất thuận lợi cho các yếu tố phơi nhiễm, virus và vi khuẩn xâm nhập. Bệnh rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua những con đường sau đây:
- Tiếp xúc trực tiếp với người đang trong tình trạng nhiễm trùng hô hấp: Viêm họng, viêm mũi họng. Khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ bắn vi khuẩn, virus ra môi trường ngoài và phát tán rộng rãi vào trong không khí.
- Dùng chung dụng cụ, ăn uống cùng với người bị bệnh như: Chén, ly, đũa, muỗng, khăn… sẽ dễ dàng bị lây nhiễm hơn.
- Lây qua các dịch tiết của người bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Chỉ cần một động tác nhỏ như hắt hơi cũng đã đủ truyền một lượng lớn vi khuẩn, virus ra môi trường ngoài, người đối diện sẽ là nguồn cảm nhiễm và mang mầm bệnh lan truyền đi khắp nơi.

Cách phòng ngừa viêm họng hạt
Như bạn đã biết, viêm họng hạt có tốc độ lan truyền rất nhanh nhờ sự phát tán của virus trong không khí qua các động tác nhỏ như: hắt hơi, ho, sổ mũi… Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây ra những cảm giác đau đớn, khó chịu, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp…Chính vì vậy bạn nên phòng ngừa hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng trên bằng những biện pháp cụ thể sau:
- Không dùng các chất kích thích, bia rượu, cafe, thuốc lá.
- Có một chế độ ăn uống, lao động hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Điều này sẽ giúp cho bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng chống được nhiều bệnh lây nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường, không khí ô nhiễm. Đeo khẩu trang hoặc đồ bảo hộ khi làm việc ở môi trường có nhiều bụi bẩn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng vào mỗi buổi sáng để sát khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại gây bệnh.
- Rửa tay bằng xà phòng tiệt khuẩn dưới vòi nước thật sạch sau mỗi lần đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giữ không khí trong lành, thoáng mát.

- Luôn giữ ấm cổ mỗi khi thời tiết lạnh.
- Không uống nước đá lạnh thường xuyên vì niêm mạc vùng họng rất dễ nhạy cảm và bị kích thích gây tổn thương.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh như: Khăn lau mặt, quần áo, bàn chải đánh răng, ly, chén, đĩa…
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em. Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan.
- Theo dõi tốt và hạn chế các di chứng do các biến chứng của viêm họng gây ra.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.
Ngoài việc quan tâm tới chế độ sinh hoạt, người bệnh viêm họng hạt tìm kiếm cho mình giải pháp điều trị phù hợp để sớm dứt điểm bệnh tránh phiền toái. Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là một trong số bài thuốc đông y đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Bạn đọc quan tâm có thể xem chi tiết sản phẩm tại đây!
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được bệnh viêm họng hạt có lây không? Đồng thời giới thiệu rõ nét về các triệu chứng và cách thức phòng bệnh đạt hiệu quả cao. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để chữa trị cho bản thân và gia đình mình.