Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh thời gian gần đây. Bởi lẽ, bệnh lý đường tiêu hóa này có thể gây ra những hậu quả nguy hại với sức khỏe của trẻ. Đừng bỏ lỡ bài viết hôm nay để bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích xoay xung quanh vấn đề này bạn nhé!
Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ xảy ra ở phần gần cuối của dạ dày, khi lớp lót niêm mạc bị sưng đỏ hoặc xuất hiện các vết ăn mòn. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt.
Đối với tình trạng viêm hang vị dạ dày ở trẻ em, các nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất là:
- Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là dạng vi sinh vật tồn tại trong lớp dịch nhầy của bao tử. Chúng tiết ra một loại hoạt chất enzyme có khả năng trung hòa axit dạ dày. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi rất dễ dàng nhiễm khuẩn HP nếu tiếp xúc với người mang vi khuẩn trước đó hoặc sống trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh về nguồn đất, nguồn nước.
- Có các thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Các vấn đề đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm hang vị dạ dày ở trẻ rất có khả năng xảy ra nếu như trẻ duy trì những lối sống tiêu cực. Ví dụ như: Lười ăn rau, lười vận động, thức quá khuya, ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa sáng hoặc ăn quá nhanh.
- Áp lực tâm lý trong một thời gian dài: Những áp lực tâm lý về chuyện gia đình, chuyện học hành, làm bài kiểm tra, bài thi,..ở trẻ nếu kéo dài trong một thời gian mà không có biện pháp giải tỏa thì rất dễ gây ra viêm hang vị dạ dày. Lý do là vì khi đầu óc căng thẳng, trung khu thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống tiêu hóa, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn do nhu động ruột bị rối loạn.
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em có triệu chứng gì?
Khi trẻ bị viêm hang vị dạ dày, bé có thể gây nên các triệu chứng sau:
- Tình trạng đau bụng xảy ra thường xuyên, kể cả trong trường hợp trẻ đã ăn no hay chưa.
- Các cơn đau dạ dày diễn ra bất thường, không có bất kỳ thời gian cụ thể nào. Đôi khi, các cơn đau này còn xuất hiện về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Trẻ có thể sẽ bị chứng ăn không tiêu kèm theo đó là tình trạng bụng căng như trống, ợ hơi liên tục và cảm giác ấm ách kéo dài dai dẳng.
- Trẻ thấy muốn nôn hoặc nôn khan. Biểu hiện này thường xuất hiện cùng với chứng ăn không tiêu. Lý do là bởi vì chướng khí trong dạ dày nhiều quá mức khiến trẻ có cảm giác muốn trào ngược.
- Chất lượng phân thay đổi. Điều này thường xảy ra khi vết viêm sưng đã ăn mòn vào thành dạ dày và gây nên tình trạng chảy máu trong. Kết quả là phân thải ra ngoài của trẻ có màu đen như hắc ín.
Cách điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ biểu hiện của các triệu chứng bên ngoài. Các bác sĩ thường tiến hành chẩn đoán nguyên nhân thông qua một số các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi hay kiểm tra mẫu bệnh phẩm (phân, máu). Sau khi đã có kết quả, các chuyên gia bắt đầu xây dựng lộ trình điều trị.
Dưới đây là phác đồ chữa bệnh viêm hang vị dạ dày cho trẻ phổ biến nhất hiện nay với tên gọi là 4T:
Phác đồ chữa bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em 4T
- Tân dược
Tùy vào nguyên nhân gây ra mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dùng điều trị khác nhau. Với vi khuẩn HP, thường thì bệnh nhi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt các tế bào vi khuẩn trước. Ví dụ: Amoxicillin, Bismuth, Tetracycline,..
Bên cạnh đó, để ức chế sự sản sinh quá mức của axit dịch vị trong dạ dày, các bác sĩ sẽ bổ sung thêm hai dạng tân dược là: Thuốc chẹn H2 blockers, ví dụ Tagamet, Zantac, Pepcid, Pepcid AC, Axid,..và thuốc ức chế PPI như Esomeprazole, omeprazole, rabeprazole,…
Nếu trẻ cảm thấy các cơn đau nằm ngoài khả năng chịu đựng, bố mẹ có thể cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau nhanh như paracetamol, oxaprozin hoặc sodium salicylate,…
- Thực phẩm
Các loại thực phẩm đóng góp vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị cũng như hồi phục ở trẻ. Đối với bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em, bố mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại đồ ăn giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt, rau xanh, trái cây tươi,…
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (khoai tây chiên, gà rán,..), các loại nước ngọt có ga, các loại đồ ăn cay nóng.
- Thể thao
Các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội, đạp xe,..không chỉ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch mà còn có khả năng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt là với nhu động ruột. Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên dành ra khoảng hai tiếng đồng hồ cùng trẻ vận động và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tâm lý
Như đã đề cập đến ở trên, căng thẳng và áp lực tâm lý cũng là một nguyên nhân của bệnh lý viêm hang vị dạ dày ở trẻ em. Vì vậy, điều cuối cùng được đề cập trong phác đồ điều trị 4T chính là tâm lý.
Trẻ luôn cần được thư giãn tinh thần sau mỗi giờ học, giờ kiểm tra để giảm tải mức độ stress. Bố mẹ có thể dành thời gian tâm sự cùng trẻ, khuyến khích trẻ gặp gỡ giao lưu bạn bè và để trẻ tự do trong các sở thích cá nhân.
Thuốc nam điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
- Bài thuốc từ cây trấp
Bài thuốc từ cây trấp có tác dụng điều trị các chứng chướng bụng khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi và đau hang vị dạ dày. Theo y học cổ truyền, cây trấp có vị the, đắng, mùi thơm, thích hợp dùng để tiêu tích. Hạ khí, trừ đờm và tiêu thực.
Nguyên liệu: 40g cây chấp, 2 chén nước lọc.
Cách thực hiện: Sắc cây trấp cùng với nước đến khi thuốc cạn lại còn 1 chén nước. Chia hai lần dùng trong ngày, thời gian uống thuốc là sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Trà nghệ và mật ong
Cả nghệ và mật ong từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời để chữa viêm hang vị dạ dày ở trẻ em. Theo y học cổ truyền, nghệ có vị cay, đắng, tính ấm, có khả năng hành khí, giải uất, phá huyết và thông kinh. Trong khi đó, mật ong vị ngọt, tính bình, thích hợp dùng nhuận phế, chỉ khái, nhuận tràng, thông tiện và giải độc.
Nguyên liệu: Bột nghệ 12g, mật ong 2 thìa cà phê.
Cách thực hiện: Pha hai nguyên liệu vào 180ml nước ấm, khuấy đều rồi cho trẻ dùng uống trực tiếp. Mỗi ngày hai lần, nên uống vào buổi sáng và tối trước khi ăn khoảng một tiếng.
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em tuy không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng rất cần được bố mẹ quan tâm và lưu ý. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên thường xuyên để ý đến lối sống sinh hoạt thường ngày của trẻ, xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng như khuyến khích trẻ tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.