Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu khá nhạy cảm, thường biểu hiện bằng tình trạng ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn nước. Người bệnh cần chủ động điều trị sớm để không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu rất phổ biến, khi làn da đang dị ứng lại phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại chất kích ứng khiến tình trạng da tệ hơn.
Những nguyên nhân kích ứng gây bệnh có thể là các loại mỹ phẩm, chất độc từ côn trùng, dung môi công nghiệp, đồ trang sức, mùn cưa, khói bụi… Trong đó, dị ứng gây ra bởi côn trùng là phổ biến hơn cả.
Viêm da tiếp xúc thường ở thế cấp tính và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Nếu được chữa trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận, các tổn thương trên da có thể sẽ lành lại sau 1 – 4 tuần.
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Loại bệnh này không phổ biến nhiều và thường khởi phát sau những phản ứng dị ứng của cơ thể. Một số nguyên nhân phổ biến nhất đến từ việc người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, kim loại, cao su, thuốc nhuộm tóc,… Lúc này, một số trục trặc trong hệ miễn dịch có thể tạo ra các phản ứng quá mẫn khiến cơ thể sản sinh ra các chất gây dị ứng. Một số biểu hiện cơ bản của da khi gặp các tác nhân gây dị ứng gồm có: nổi mề đay, phát ban, nổi mụn nước, viêm sưng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Đây là thể viêm da tiếp xúc phổ biến nhất, thường qua những yếu tố trực tiếp như nọc độc của côn trùng, các loại hoá mỹ phẩm, hoá chất tẩy rửa,… hoặc đơn giản là sự ma sát vào quần áo hay giày dép.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Bội nhiễm là thể biến chứng của viêm da tiếp xúc. Biến chứng khởi phát khi những vùng da tổn thương bị vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập gây nhiễm trùng. Đây là tình trạng bệnh nghiêm trọng, có nhiều diễn tiến phức tạp và khó điều trị hơn các thể viêm da thông thường khác.
Viêm da tiếp xúc có lây không?
Viêm da tiếp xúc là dạng bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người lớn, được khởi phát sau khi tiếp xúc với nhiều yếu tố kích ứng hoặc dị ứng. Vì nguyên nhân gây bệnh không xuất phát từ các tác nhân như vi khuẩn, virus hay nấm nên nó không có khả năng lây nhiễm.
Tuy nhiên, mọi người cũng cần cảnh giác khi bệnh này rất dễ bùng phát vào một vài thời điểm ví dụ như mùa côn trùng sinh sản hay thời điểm hoa nở. Ngoài ra, đây cũng là một bệnh da liễu có yếu tố cơ địa, mang tính di truyền từ những người thân trong gia đình có cùng huyết thống.
Viêm da ở người lớn đã là một mối lo lắng lớn, vậy còn ở trẻ em sẽ ra sao? Cần lưu ý những thông tin gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?
Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?
Theo nhiều chuyên gia da liễu, người mắc viêm da tiếp xúc thường giảm triệu chứng sau khoảng thời gian từ 1 – 4 tuần. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng sẽ cần nhiều thời gian điều trị cũng như cần sự chăm sóc đặc biệt hơn từ bác sĩ. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian chữa bệnh là:
Cơ địa làn da
Đây là yếu tố đầu tiên và cũng có liên quan chặt chẽ với quá trình chữa bệnh viêm da tiếp xúc. Những người có cơ địa nhạy cảm, làn da mỏng, yếu ớt thì mức độ tổn thương da sẽ lây lan nhanh chóng và cần nhiều thời gian chữa trị hơn. Theo chiều hướng ngược lại, những làn da khoẻ mạnh, đồng thời hệ miễn dịch tốt thì việc điều trị cũng ngắn hơn, chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần bệnh sẽ khỏi.
Tình trạng da bị tổn thương thực tế
Nếu làn da có những tổn thương nhẹ, kèm theo đó là các triệu chứng không quá nghiêm trọng, chỉ cần nghỉ ngơi và vệ sinh da hợp lý là bệnh sẽ khỏi mà không cần sử dụng các biện pháp y tế.
Tuy nhiên, nếu vùng tổn thương do viêm da tiếp xúc ngày một lan rộng hơn, cảm giác khó chịu, ngứa ngáy tăng thì người bệnh phải đi khám sớm để tránh biến chứng nguy hiểm hoặc hạn chế sẹo thâm mất thẩm mỹ về sau.
Phương pháp chữa trị bệnh
Bệnh viêm da được trị khỏi vào thời điểm nào phụ thuộc lớn vào cách chữa bệnh. Thông thường, mọi người sẽ có một số lựa chọn sau: Điều trị bằng Tây y, Đông y hoặc các mẹo dân gian áp dụng tại nhà. Mỗi cách chữa đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với các giai đoạn bệnh khác nhau. Người bệnh cần cân nhắc thận trọng.
Theo đó, các bài thuốc dân gian chữa viêm da tiếp xúc khá an toàn, lành tính nhưng lại cần thời gian dài mới phát huy tác dụng. Ngược lại, dùng Tây y hiệu quả nhanh, tuy nhiên sẽ có thể gặp tác dụng phụ hoặc dễ tái phát lại.
Dùng Đông y thì chủ yếu kết hợp các loại dược liệu với nhau, đem đến hiệu quả bền vững và lâu dài. Tuy vậy, thuốc mất nhiều công sắc nấu, chuẩn bị và cũng cần một khoảng thời gian nhất định mới có tác dụng.
Chế độ chăm sóc phục hồi
Quá trình chăm sóc của người bị viêm da tiếp xúc cũng cần được quan tâm đúng mức. Người bệnh cần được vệ sinh sạch sẽ và sử dụng những sản phẩm phù hợp với cơ địa cũng như tình trạng bệnh. Nếu chỉ quan tâm tới việc dùng thuốc mà không để ý chăm sóc da, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thì bệnh cũng dễ tái đi tái lại, mất thêm thời gian chữa trị.
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da, nâng cao thể trạng là điều cần thiết. Dinh dưỡng đóng vai trong rất quan trọng trong quá trình hồi phục của bất cứ chứng bệnh nào. Ngoài ra, đối với căn bệnh nhạy cảm như viêm da tiếp xúc, việc kiêng một số thực phẩm dễ gây kích ứng là điều đúng đắn.
Một bài viết nêu ra nhiều kiến thức hữu ích về bệnh viêm da tiếp xúc. Hy vọng những thông tin này sẽ tốt cho mọi người, đặc biệt là những người có các bệnh về da liễu.