Viêm da dị ứng là bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong các bệnh lý về da liễu. Bệnh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, thẩm mỹ và tâm lý nên cần được điều trị sớm. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong bài viết sau!
Viêm da dị ứng là gì?
Theo một số nghiên cứu khoa học, tỷ lệ người mắc bệnh viêm da dị ứng đạt tới 40% tổng số lượng người bị các bệnh lý về da liễu, tính trung bình trên thế giới là 6%. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn.
Viêm da dị ứng thuộc thể bệnh chàm mãn tính gây ra ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khô da cho người bệnh. Bên cạnh đó, những trường hợp bệnh nặng có thể hình thành mụn nước to, chứa nhiều chất lỏng.
Căn bệnh này có xu hướng bùng phát theo nhiều thời điểm, đi kèm với đó là biến chứng sốt, hen suyễn. Thực tế, viêm da dị ứng là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em hơn là người lớn.
Một số triệu chứng đặc trưng mà người bệnh dễ dàng phát hiện là: Ngứa ngáy, sưng da, da rát đỏ… Bệnh dễ dàng chuyển từ thể cấp tính sang mãn tính, tái đi tái lại và không dễ để điều trị khỏi hẳn.
Viêm da dị ứng có lây không?
Các chuyên gia da liễu đưa ra nhận định: Viêm da dị ứng không quá nguy hiểm và dễ dàng làm giảm triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra, đây không phải là căn bệnh da liễu có yếu tố lây lan từ người sang người.
Bệnh hình thành do phần da tiếp xúc với những nguyên nhân gây dị ứng chứ không phải do virus khởi phát từ bên trong cơ thể. Chính vì vậy, mọi người không cần quá lo lắng khi giao tiếp với người bệnh.
Tuy nhiên, viêm da dị ứng lại là bệnh có yếu tố di truyền. Trong trường hợp cha mẹ mắc bệnh, khả năng lây sang con cao tới 80%.
Các bệnh lý về da liễu luôn làm cho mọi người lo lắng vì ảnh hưởng tới sức khỏe, ngoại hình cũng như các thói quen sinh hoạt. Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm da dị ứng. Vậy còn bệnh viêm da tiếp xúc thì sao? Có những thông tin nào đáng lưu tâm, hãy cùng đón đọc bài viết sau!
Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi?
Viêm da dị ứng chữa bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Với các triệu chứng nhẹ thông thường, bệnh sẽ đỡ sau khoảng 1 – 4 tuần. Tuy vậy, các trường hợp nặng hơn thì cần nhiều thời gian hơn cũng như nhận hướng dẫn điều trị tích cực từ bác sĩ. Một số yếu tố quyết định tới thời gian chữa bệnh viêm da dị ứng:
- Cơ địa thực tế của người bệnh: Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất, bạn có thể hiểu đơn giản: Những người cơ địa khỏe mạnh sẽ phục hồi nhanh hơn, ngược lại, người mang thể trạng yếu cần nhiều thời gian chữa trị.
- Tình trạng tổn thương của bệnh: Nếu bệnh nhẹ chỉ cần sau 1 – 4 tuần là có thể khỏi, còn đối với tình trạng nặng thì cần nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
- Thời điểm chữa bệnh: Với ai được phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả sẽ nhanh chóng và tích cực hơn so với những người đã để bệnh tiến triển nặng mới bắt đầu chữa.
- Chọn đúng phương pháp điều trị: Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu sử dụng đúng phương pháp, hiệu quả sẽ nhanh và tích cực hơn. Hoặc ngược lại, bạn chọn phương pháp sai thì bệnh tình không những không tiến triển tốt, thậm chí còn biến động theo chiều hướng xấu đi.
- Thực hiện phương pháp chăm sóc phù hợp: Chăm sóc da một cách cẩn thận và tích cực sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi hơn, khống chế tình trạng dị ứng nhanh chóng hơn.
- Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình điều trị, nếu được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết thì quá trình hồi phục sẽ nhanh chóng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện kiêng khem những loại thực phẩm dễ kích ứng.
Chữa viêm da dị ứng bằng thuốc nam
Các bài thuốc Nam chữa bệnh viêm da dị ứng được nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Tham khảo một vài bài thuốc phổ biến dưới đây:
Lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu mang tính ấm, vị cay nồng, đặc biệt là chứa 2.5% tinh dầu kháng khuẩn mạnh, hiệu quả trong việc tiêu viêm, ức chế những loại vi khuẩn và nấm có hại.
Đầu tiên, sử dụng 2 lá trầu không rửa sạch rồi đem phơi khô. Sau đó, bạn cho vào ấm đun nước sôi lên rồi tắm. Có thể cho thêm vào nước tắm này một chút muối hạt để tăng hiệu quả chống nhiễm trùng. Chỉ cần thực hiện khoảng vài lần, lớp viêm da sẽ được tích cực loại bỏ, tái tạo các lớp tế bào da mới và làm giảm cảm giác ngứa ngáy.
Lá lốt
Lá lốt là loại cây quen thuộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo các nghiên cứu Đông y, lá lốt mang vị cay, tính ấm và có mùi thơm. Lá lốt phù hợp điều trị các vấn đề về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, phong thấp, đau lưng,… Đồng thời, giải quyết được các vấn đề về da liễu, trong đó có viêm da dị ứng.
Bạn cần chuẩn bị 40 – 50gr lá lốt tươi, nhặt và rửa sạch. Tiếp đó, bạn đem đi giã nhuyễn hoặc xay thành một hỗn hợp sền sệt và đắp lên vùng da dị ứng. Khi mới đắp, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tuy vậy cũng đừng quá lo lắng, khoảng 10 phút sau cảm giác này sẽ giảm dần. Mỗi lần đắp khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, thực hiện hàng ngày để nhanh chóng loại trừ bệnh viêm da dị ứng.
Viêm da dị ứng có để lại sẹo không?
Bệnh viêm da dị ứng có để lại sẹo không còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác nhau như:
- Cơ địa làn da: Nếu sở hữu một làn da khỏe mạnh, viêm da dị ứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và hầu như không để lại thâm sẹo. Tuy nhiên, đối với những làn da nhạy cảm, mỏng manh, yếu ớt thì sẹo thâm rất dễ hình thành sau quá trình điều trị dài hơn.
- Điều trị và chăm sóc da: Người bệnh chủ động điều trị và chăm sóc sớm thì bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn, tỷ lệ có sẹo cũng ít hơn. Đối với những trường hợp chữa sai cách, hay tác động gãi cào lên da thì rất dễ bị nhiễm trùng cũng như hình thành các vết sẹo.
Vì vậy, người bệnh nên điều trị sớm để hạn chế quá trình tạo sẹo thâm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như tâm lý.
Những kiến thức về bệnh viêm da dị ứng trong bài hy vọng mang lại các thông tin giá trị cho mọi người. Chúc các bạn vượt qua mọi bệnh tật và sớm có làn da đẹp!