Bệnh viêm dạ dày nếu không được điều trị tích cực từ sớm rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác trên cơ thể. Vậy đâu là những dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh, cách điều trị nào đạt được hiệu quả tốt nhất. Đọc ngay bài viết để có câu trả lời!
Bệnh viêm dạ dày là gì?
Theo Y học hiện đại, viêm dạ dày là thuật ngữ chung chỉ một nhóm bệnh ở vùng niêm mạc dạ dày. Tình trạng viêm xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày cuối bị bào mòn, lớp mô phía dưới lộ ra đã bị tổn thương.
Dạ dày người bệnh sẽ bị viêm, sưng, xuất hiện các các ổ loét lớn, nhỏ khác nhau dựa trên từng giai đoạn bệnh. Các ổ loét nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên xuất huyết trong và nặng nhất là dẫn đến tử vong do ung thư dạ dày.
Dựa vào thời gian bệnh, người ta chia bệnh viêm dạ dày ra làm hai loại là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính.
- Viêm dạ dày cấp tính: Ở trường hợp này, bệnh đến một cách bất ngờ, trong một thời gian nhất định. Đây là báo hiệu đầu cho những tổn thương nhỏ ở vùng niêm mạc dạ dày. Bạn có thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn bệnh ở giai đoạn nhẹ này.
- Viêm dạ dày mạn tính: Đây là giai đoạn phát triển lên của viêm dạ dày cấp tính do người bệnh không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Bệnh phát triển dần dần và kéo dài trong nhiều tháng (thường là trên 3 tháng). Những triệu chứng ở giai đoạn này sẽ rõ rệt hơn trên cơ thể. Việc điều trị gặp nhiều khó khăn và có thể gây ra biến chứng không mong muốn.
Dấu hiệu viêm dạ dày giúp nhận biết sớm
Bệnh viêm dạ dày sẽ không nguy hiểm và điều trị dứt điểm nhanh chóng nếu nhận biết sớm qua những triệu chứng sau đây:
- Đau vùng thượng vị: Triệu chứng và dấu hiệu viêm dạ dày giúp nhận biết sớm là đau vùng trên rốn và dưới xương ức (vùng thượng vị). Các cơn đau diễn ra trong một khoảng thời gian cố định (thường là lúc đói hoặc sau khi ăn). Nếu bạn thường xuyên đau vùng thượng vị nên thăm khám, xét nghiệm ngay để có biện pháp điều trị phù hợp.
- Đầy bụng, khó tiêu: Tình trạng thường xảy ra khi người bệnh ăn no. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bài tiết dịch vị dạ dày bị ảnh hưởng. Do vậy, người bệnh viêm dạ dày luôn có cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn, ói mửa: Đây là triệu chứng đưa thức ăn ra ngoài bằng đường miệng khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương không thể chuyển hóa, nghiền nhỏ đưa đến các bộ phận tiếp theo.
- Ợ chua: Viêm dạ dày ảnh hưởng đến hoạt động của acid trong dạ dày. Các chất dịch acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản, họng và miệng có vị chua. Đa phần mọi người đều gặp phải tình trạng ợ chua ít nhất vài lần trong tháng. Tuy nhiên, nếu ợ chua kèm thêm các triệu chứng khác hoặc xảy ra với tần suất cao bạn vẫn nên đi khám.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày
- Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Helicobacter Pylori được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi là vi khuẩn HP. Loại này sinh sống trong lớp nhầy của thành niêm mạc dạ dày và tiết ra các loại độc tố làm mất khả năng chống lại các Acid của lớp niêm mạc. Vi khuẩn HP xâm nhập và phát triển phá vỡ lớp bảo vệ bên trong gây ra những thay đổi thành niêm mạc dạ dày. Đây là nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính và ung thư dạ dày chủ yếu
- Uống quá nhiều thuốc kháng viêm, giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như Apirin, Ibuprofen, Naproxen, thuốc giảm đau chứa corticoid… là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm dạ dày nếu bạn lạm dụng quá mức. Những loại thuốc kể trên sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ức chế khả năng hoạt động của các chất bảo việc niêm mạc dạ dày. Mất đi hàng rào bảo vệ, dạ dày nhanh chóng bị tấn công gây viêm loét.
- Chế độ ăn uống hàng ngày: Việc ăn uống không đúng bữa, ăn nhanh, nhiều vào một bữa, sử dụng chất kích thích khiến hoạt động co bóp và tiết dịch vị của dạ dày bị cân bằng. Lâu ngày, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm dạ dày.
- Áp lực, căng thẳng: Yếu tố tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân viêm dạ dày. Tình trạng căng thẳng, stress, sợ hãi,… ảnh hưởng làm tăng sản xuất acid trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày.
- Cơ thể thường xuyên nhiễm lạnh: Không nhiều người để ý yếu tố này nhưng đây thực chất lại là nguyên nhân khiến nhiều người mắc viêm dạ dày. Dạ dày rất nhạy bén với sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, khả năng co thắt của dạ dày sẽ không ổn định. Hàng loạt các triệu chứng như nôn mửa, khó tiêu cũng là do nguyên nhân này.
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm dạ dày
Khi bạn có một hoặc vài các triệu chứng viêm dạ dày kể trên, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm sau đây nếu khám tại bệnh viện và phòng khám chuyên khoa:
- Xét nghiệm máu: Điều quan trọng nhất khi thực hiện xét nghiệm này là kiểm tra có sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày. Việc này cũng đồng thời kiểm tra tình trạng máu hoạt động trong dạ dày và hiện tượng thiếu máu do chảy máu dạ dày.
- Xét nghiệm phân: Mẫu phân mang đi xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn HP trong chất thải người bệnh. Xét nghiệm cũng giúp bác sĩ kiểm tra sự xuất hiện của máu trong phân để chẩn đoán tình trạng xuất huyết, viêm dạ dày.
- Chụp X-quang: Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định X-quang dạ dày và ruột non. Tình trạng viêm nhiễm sẽ thể hiện rõ ràng trên phim X-quang, từ đó có phương pháp điều trị chính xác nhất cho từng giai đoạn bệnh.
- Nội soi tiêu hóa: Ống nội soi sẽ đi từ miệng, vào thực quản, dạ dày và ruột non. Quá trình này sẽ cho biết cụ thể hơn những bất thường ở đường tiêu hóa đã thể hiện trên phim X-quang.
Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dạ dày. Bạn cần có chế độ dinh dưỡng, thời điểm ăn và thời điểm nghỉ ngơi sau ăn hợp lý. Cụ thể bạn lưu ý trong vấn đề ăn uống như sau để phòng ngừa viêm dạ dày:
- Ăn đầy đủ 3 bữa trong ngày
- Ăn nhiều vào bữa sáng và giảm dần ở các bữa ăn sau đó
- Thư giãn khoảng 30 phút sau khi ăn
- Không ăn trước khi ngủ
- Không vừa ăn vừa uống
- Ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải khả năng hoạt động cho dạ dày
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều acid, thực phẩm chua, đồ có ga, đồ cay nóng
Tập luyện thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao hàng ngày giúp bạn tăng cường sức khỏe, nâng cao chất đề kháng từ đó bệnh viêm dạ dày sẽ bị đẩy lùi. Tập thể dục cũng làm tăng nhịp thở và nhịp tim, kích thích hoạt động của cơ đường ruột. Nhờ vậy, chất thải qua đường ruột sẽ nhanh hơn.
Giảm căng thẳng
Để giảm căng thẳng, bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Thiền hoặc Yoga là hai bộ môn bạn có thể lựa chọn để vừa tăng sự tập trung, giảm căng thẳng lo âu vừa nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cùng bấm huyệt, massage giúp dây thần kinh nới lỏng, thư giãn phòng ngừa viêm dạ dày.
Hạn chế thức khuya
Tình trạng thức khuya ngày càng phổ biến ở giới trẻ và số người bệnh viêm dạ dày ở độ tuổi này cũng tăng lên chóng mặt. Thời gian ngủ cũng chính là thời gian dạ dày được nghỉ ngơi để hoạt động trở lại vào ngày hôm sau. Ngược lại, khi bạn thức dạ dày vẫn phải hoạt động cùng với sự tiêu hao năng lượng của cơ thể.
Dịch vị tiết ra cả ngày lẫn đêm phá hủy niêm mạc dạ dày nhanh chóng gây viêm, loét. Sức khỏe dạ dày cũng yếu dần do phải hoạt động quá công suất.
Duy trì cân nặng hợp lý
Ở người béo, dịch dạ dày dư thừa, acid trong dạ dày tràn lên thực quản làm tăng triệu chứng ợ chua lâu dần dẫn đến viêm dạ dày. Bởi vậy, bạn nên duy trì ở mức cân nặng hợp lý nhất.
Biện pháp để có một vóc dáng, cân nặng hợp lý chính là kết hợp chế độ dinh dưỡng và thể dục thể thao. Ăn kết hợp với luyện tập sẽ tăng cường sức khỏe, sản sinh nhiều lợi khuẩn kháng viêm, đồng thời đẩy lùi béo phì.
Phương pháp điều trị viêm dạ dày
Dù điều trị bằng phương pháp nào thì bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Khả năng chữa dứt điểm các triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính sẽ không cao và các biến chứng để lại sẽ nhiều và nguy hiểm hơn. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc Tây y, thuốc Nam và thuốc Đông y.
Thuốc Tây
Thuốc Tây được sử dụng trong điều trị bệnh viêm dạ dày chủ yếu có công dụng ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm, hỗ trị điều trị các triệu chứng bệnh và phục hồi niêm mạc đã tổn thương. 3 loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
- Thuốc chống giảm đau, chống co thắt: Alverin và Drotaverin là hai hoạt chất đại diện trong nhóm thuốc này. Alverin được dùng để ức chế các cơn đau do viêm dạ dày gây ra, đồng thời giúp thư giãn cơ trơn của dạ dày và đường ruột. Drotaverin có công dụng trong việc ức chế Phosphodiesterase 4 ở cơ trơn, chống co thắt dạ dày.
- Thuốc kháng Acid: Thuốc có tác dụng kiểm soát dịch vị dư thừa trong dạ dày. Người bệnh uống thuốc điều trị phải kiêng ăn các thực phẩm chứa Magie. Thuốc không sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em và người suy thận.
- Thuốc Histamine H2: Thuốc giúp ức chế các thụ thể H2, giảm tiết Acid trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu ngưng sử dụng thuốc thì tình trạng tăng tiết dịch sẽ quay trở lại.
- Thuốc kháng sinh: Người bệnh mắc viêm dạ dày do vi khuẩn HP sẽ sử dụng loại này để diệt trừ vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị của dạ dày. Macrolid và Penicillin là hai nhóm kháng sinh được bác sĩ chỉ định dùng điều bệnh viêm dạ dày.
Thuốc Nam
Các bài thuốc Nam chữa viêm dạ dày được lưu truyền trong dân gian có công dụng điều trị tương đối hiệu quả. Một số bài thuốc Nam phổ biến hiện nay gồm:
- Lá mơ lông: Tình trạng viêm sẽ đỡ khi bạn lấy lá mơ lông ép lấy nước uống 2 lần/ngày.
- Nghệ: Với hàm lượng Cucumin cao, nghệ có công dụng kháng viêm và tái tạo tế bào tổn thương, giúp dạ dày nhanh chóng được hồi phục. Hàng ngày, bạn chỉ cần pha 2 muỗng bột nghệ với 50ml mật ong và nước ấm sử dụng vào buổi sáng/tối để nhanh chóng đạt được hiệu quả.
- Ngó sen kết hợp với củ cải: Viêm dạ dày sẽ nhanh chóng lành nếu sử dụng bài thuốc kết hợp này. Ngó sen và củ cải sau khi khi rửa sạch chỉ cần giã nhuyễn và vắt lấy nước uống hàng ngày.
Thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng hiện nay là Cao Bình Vị của Tâm Minh Đường. Cao Bình Vị kết hợp tinh hoa của 6 loại thảo dược nước Nam lành tính giúp trung hòa Acid trong dạ dày, giảm đau hiệu quả.
- Hàm lượng dược tính có trong cây Hoàng bá và Chỉ thiên giúp loại bỏ tận gốc các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị…
- Bạch mao căn và Nhân trần tác động sâu bên trong, làm lành các vết niêm mạc bị tổn thương.
- Cối xay, Kim ngân giúp ức chế vi khuẩn HP, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Tất cả các loại thảo dược trên được lấy từ Vườn dược liệu của Bộ Y tế, đạt chất lượng CO-CQ về hàm lượng dược tính và độ tinh sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Bài thuốc được bào chế ở dạng cao lỏng nên không cần phải đun sắc mất thời gian, thuận tiện trong quá trình sử dụng và bảo quản.
Bài thuốc được Sở Y tế chứng nhận, kiểm định chất lượng an toàn cho người bệnh. Đặc biệt hơn 5000 người viêm dạ dày đã sử dụng và chứng nhận hiệu quả của bài thuốc này. Tìm hiểu thêm các ưu, nhược điểm của bài thuốc theo đường link chia sẻ này:
https://tamminhduong.com/san-pham/cao-binh-vi-tam-minh-duong.html
Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin về bệnh viêm dạ dày, cách chữa trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu được sự nguy hại của bệnh và có phương pháp điều trị đúng đắn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!