Viêm dạ dày cấp tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh lý này sớm? Cách điều trị viêm dạ dày cấp là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng hoặc viêm đột ngột. Bệnh lý này không kéo dài liên tục mà xuất hiện thành từng cơn đau dữ dội. Khi tình trạng viêm dạ dày kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, chuyển sang dạng mãn tính hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy người bệnh cần chú ý nhận biết sớm các dấu hiệu để có phương pháp điều trị phù hợp.
Dấu hiệu viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp không khó để nhận biết với năm dấu hiệu đặc trưng sau:
Đau rát vùng thượng vị
Cơn đau rát vùng thượng vị của viêm dạ dày cấp thường không kéo dài lâu nhưng gây cảm giác khó chịu như gai đâm. Người bệnh cảm giác nóng rát, cồn cào và đau quặn vùng trên rốn. Dấu hiệu này thường xuyên xuất hiện sau khi người bệnh ăn no, quá đói, vào nửa đêm hoặc gần sáng. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo biểu hiện đau tức ngực lan ra phía sau lưng.
Thường xuyên buồn nôn và nôn
Người bệnh bị viêm dạ dày cấp thường xuyên có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn ngay sau khi ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây mất nước, sút cân và suy nhược cơ thể.
Ăn uống không ngon miệng
Một dấu hiệu khác giúp nhận biết bệnh viêm dạ dày cấp là người bệnh cảm giác ăn không ngon miệng. Bởi lúc này những cơn đau nhức ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa kèm theo triệu chứng đầy bụng khiến người bệnh chán ăn.
Đi ngoài ra phân đen
Tình trạng viêm dạ dày cấp khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh có dấu hiệu đi ngoài khó khăn hoặc kèm theo phân đen.
Xuất huyết dạ dày
Khi bệnh viêm dạ dày cấp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Lúc này người bệnh có một số biểu hiện như: Đau bụng dữ dội, nôn ra máu tươi, thức ăn không dung nạp…
Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp xảy ra khi chất nhầy bảo vệ thành dạ dày bị phá vỡ. Có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:
- Mắc các bệnh lý về đường ruột: Bệnh crohn, bệnh sarcoid…
- Sự xuất hiện của vi sinh vật, vi khuẩn HP hoặc nấm bên trong dạ dày. Các loại vi khuẩn và nấm này phát triển có thể gây nên viêm dạ dày.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài: Người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài đặc biệt là thuốc kháng viêm có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính.
- Chế độ ăn uống không khoa học như: Bỏ bữa, ăn quá nhiều hoặc quá ít, ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhanh… Những thói quen này có thể dẫn đến dạ dày tổn thương và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Uống rượu bia quá mức: Rượu bia làm kích thích và ăn mòn niêm mạc dạ dày khiến bạn dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa.
- Căng thẳng kéo dài: Quá trình căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh lý về dạ dày.
Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan để bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày thậm chí ung thư dạ dày….
Chẩn đoán viêm dạ dày cấp
Thông thường, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng cách hỏi bạn những câu hỏi về triệu chứng bệnh. Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng viêm dạ dày cấp, chẳng hạn như:
- Khám sức khỏe tổng quát qua phân tích tế bào máu CBC
- Kiểm tra H. pylori qua xét nghiệm máu, nước bọt, hơi thở
- Nội soi dạ dày, thực quản giúp bác sĩ quan sát tình trạng niêm mạc dạ dày
- Sinh thiết mô dạ dày
- Chụp X-quang giúp các bác sĩ phát hiện những bất thường trong cấu trúc hệ tiêu hóa
Điều trị viêm dạ dày cấp
Một số trường hợp người bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh thường phát hiện bệnh khi đã tiến triển nặng và cần được điều trị bằng biện pháp y tế. Một số lựa chọn điều trị viêm dạ dày cấp được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm dạ dày cấp phổ biến gồm:
- Thuốc kháng axit để trung hòa axit dạ dày, phổ biến như: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine, Omeprazole…
- Các loại thuốc đối kháng H2 giảm sản xuất acid dịch vị, có thể kể đến: Lansoprazole, Pantoprazole, Ranitidine…
- Thuốc ức chế bơm proton giảm sản xuất dịch vị dạ dày kéo dài, một số loại thuốc tiêu biểu như: lanzoprazol, omeprazol, pantoprazol…
- Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn như H. pylori.
- Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs hoặc corticosteroid
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng viêm dạ dày cấp, chẳng hạn như:
- Không uống các loại nước uống có cồn như rượu bia
- Hạn chế thức ăn chiên xào, cay nóng, thực phẩm chua
- Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói
- Không để cơ thể quá căng thẳng
- Hạn chế sử dụng các thuốc kích thích niêm mạc dạ dày
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng
Nhìn chung viêm dạ dày cấp không phải là một căn bệnh đáng sợ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở uy tín và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để viêm dạ dày cấp không còn là nỗi lo!