Viêm da cơ địa có lây không là vấn đề được mọi người rất quan tâm vì đây là căn bệnh ngày một phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây!
Viêm da cơ địa có lây không?
Viêm da cơ địa là một chứng bệnh da liễu mãn tính, mặc dù không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, nhưng về lâu về dài bệnh gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, công việc và giao tiếp. Bên cạnh đó, viêm da cơ địa còn có khả năng đi kèm với một vài bệnh khác như: Hen suyễn, xoang, viêm mũi dị ứng,…
Cho tới thời điểm này, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh viêm da cơ địa. Một vài giả thuyết được đưa ra như sau:
- Người có làn da khô, da dễ bị kích ứng.
- Viêm da cơ địa do gen di truyền.
- Thường xuyên tắm nước nóng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Hệ miễn dịch yếu, thể trạng kém.
- Người bị dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu nành,…
Viêm da cơ đại không phải là bệnh lây nhiễm. Vì thế, mọi người không cần quá lo lắng khi tiếp xúc, nói chuyện với những người bệnh. Bệnh viêm da khởi phát từ bên trong cơ thể, dễ lan từ vùng da này sang vùng da khác, chứ không thể lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh.
Thêm một điểm cần lưu ý: Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da cơ địa khá cao, các cách điều trị hiện nay đa phần là nhằm giảm triệu chứng, hạn chế tình trạng tái phát chứ chưa thể chữa khỏi triệt để.
Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa là:
- Da nổi nhiều vết đỏ, vết sưng.
- Có tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt ở vùng da bị tổn thương.
- Những vết đỏ thường xuất hiện nhiều vào ban đêm hơn ban ngày.
- Sau khi các vết đỏ giảm dần dần, trạng thái da sẽ chuyển thành màu nâu hoặc màu xám.
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng này thì khả năng bạn mắc bệnh viêm da cơ địa là hoàn toàn có thể. Bạn cần sớm đi thăm khám và nhận sự điều trị tích cực từ bác sĩ có chuyên môn da liễu để hạn chế các biến trứng khác xảy ra. Thông thường, người bệnh hay có thói quen gãi ngứa và gãi khá mạnh. Điều này gây sự tổn thương lớn cho làn da, trầy xước và rất dễ nhiễm trùng. Khi đó, da xuất hình tình trạng tiết mủ, viêm sưng.
Song song với quá trị điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để giúp người bệnh hồi phục tích cực hơn. Vậy viêm da cơ địa nên ăn gì? Tham khảo bài viết này để có thêm thông tin!
Viêm da cơ địa có di truyền không?
Các nghiên cứu chuyên khoa đã chỉ ra viêm da cơ địa đa phần là do yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh tuỳ theo mỗi trường hợp cụ thể:
- Trường hợp cả 2 bố mẹ đều mắc viêm da cơ địa, con sinh ra có tỉ lệ di truyền bệnh tương đối cao, khả năng tới 80%.
- Trường hợp 1 trong 2 (bố hoặc mẹ) mắc bệnh viêm da cơ địa, con sẽ có nguy cơ mắc khoảng 50 – 60%.
- Trong một gia đình có người tiền sử viêm da cơ địa nhưng người đó không phải là bố mẹ, tỉ lệ dao động khoảng dưới 50%.
- Một trường hợp đặc biệt phải kể tới là đối tượng sinh đôi cùng trứng, khả năng nếu mắc bệnh là 77%, trong khi sinh đôi khác trứng chỉ là 15%.
Ngoài ra, những ai có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, vảy nến trong người thì bệnh viêm da cơ địa cũng rất dễ xuất hiện. Khoảng 35% trẻ em bị viêm da cơ địa có thể bị hen trong một thời điểm nào đó của cuộc đời.
Lưu ý: Trường hợp cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa, tỷ lệ con mắc bệnh cao hơn, kể cả so với trường hợp trẻ có cha mẹ bị viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Chính vì vậy, bệnh viêm da cơ địa ở thể gen chuyên biệt, tình trạng di truyền khá phức tạp, quá trình tương tác của gen và gen, gen và môi trường đều có vai trò nhất định trong nguyên nhân và tiến triển của bệnh.
Viêm da cơ địa di truyền với 2 nhóm gen lớn:
- Gen mã hoá với những protein ở lớp thượng bì.
- Gen mã hoá với nhóm protein có khả năng miễn dịch.
Một loại protein mang đột biến gen được mã hoá filaggrin có nhiệm vụ chính là liên kết những sợi keratin ở quá trình biệt hoá tầng thượng bì, đây chính là yếu tố gia tăng cao nhất nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa, tăng khả năng khởi phát bệnh sớm. Bên cạnh đó, với tình trạng bệnh nặng có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành, rất dễ mắc những bệnh khác như hen phế quản, dị ứng hay eczema herpeticum.
Bệnh viêm da cơ địa có yếu tố di truyền thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình chữa trị. Người bệnh có những ngứa ngáy, khó chịu, tổn thương da,… Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh trong quá trình đối phó với chứng viêm da cơ địa:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả để tăng cường vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch.
- Uống nhiều nước từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày để giữ ẩm từ bên trong cơ thể.
- Không nên ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng cao như hải sản (tôm, cua, cá,…), trứng, sữa, một số chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,…).
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương một cách cẩn thận và sạch sẽ, nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên an toàn, lành tính, không có hoá chất độc hại.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp và đúng cách cho vùng da khô.
- Tránh gãi ngứa nhiều, cọ xát mạnh làm tổn thương vùng da đang bị tổn thương.
- Nghỉ ngơi thường xuyên hơn, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Chọn lựa những loại quần áo chất vải thoáng mát, rộng rãi, không bó sát.
- Tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch.
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng nhiều trong công việc và cuộc sống.
- Thăm khám sớm nếu phát hiện da có những triệu chứng bất thường.
Hy vọng những lý giải trong bài viết này đã phần nào thỏa mãn kiến thức về chủ đề viêm da cơ địa có lây không. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc!