Bệnh vảy nến thể giọt là bệnh gây mẩn đỏ, kích ứng da. Bệnh thường bắt gặp ở độ tuổi 13 – 22 tuổi. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh này. Vậy, bệnh vảy nến thể giọt là gì? Có khác gì với bệnh thể mảng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến thể giọt là gì?
Bệnh vảy nến thể giọt là tình trạng xuất hiện các vết đốm đỏ hình giọt nước với kích thước khác nhau trên da. Các vết đốm đỏ kèm vảy trắng mọc rải rác trên cơ thể như mặt, cổ, lưng, bẹn và đùi,.. khiến người bệnh khó chịu. Bệnh phát tác theo nhiều giai đoạn nên khó có thể chữa trị khỏi hoàn toàn.
Đặc biệt, bệnh không có khả năng lây nhiễm tuy nhiên bệnh có thể di truyền cho đời sau thông qua quan hệ cùng huyết thống.
Bên cạnh những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra, nhiều người còn cảm thấy tự ti bởi những người xung quanh xa lánh và kỳ thị.
Triệu chứng vảy nến thể giọt
Theo các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Thường xuyên xuất hiện triệu chứng ngứa rát.
- Các nốt vảy đỏ hình hạt mưa thường xuất hiện trên ngực, tay, lưng,… Đặc biệt, chúng không mọc tại các vị trí như lòng bàn tay, móng chân hay lòng bàn chân.
Bệnh có các triệu chứng khởi phát vào mùa lạnh và nhanh chóng phát triển vào mùa hè ấm áp.
Bệnh tuy không có khả năng lây lan nhưng người bệnh cần điều trị sớm bởi rất có thể chúng để lại những biến chứng như ung thư, tim mạch và suy gan, các bệnh bội nhiễm trên da,…
Chẩn đoán, chữa trị vảy nến thể giọt
Chẩn đoán bệnh
Hiện nay, phương pháp chẩn đoán bệnh thường được sử dụng trong y học đó là sinh thiết da. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết da nhằm loại bỏ các yếu tố làm da bị tổn thương đồng thời xác định chính xác bệnh mà người bệnh mắc phải.
Chữa trị bệnh vảy nến thể giọt
Không giống như những bệnh da liễu khác, bệnh nhân mắc vảy nến thể giọt sẽ được chữa trị theo các phác đồ điều trị chuyên biệt. Theo đó, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng biện pháp chữa trị thích hợp. Dưới đây là các biện pháp chữa trị bệnh được các bác sĩ đánh giá cao:
Chữa trị bệnh vảy nến thể giọt ở mức độ nhẹ
Những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, thường được các bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc bôi ngoài da bao gồm thuốc Salicylic, thuốc Corticoid, các loại thuốc có thành phần vitamin A và D,…Công dụng chính của các loại thuốc này là chống viêm, cung cấp độ ẩm giảm bong tróc,…
Hầu hết, các thuốc bôi dạng này đều được chỉ định bôi tại chỗ do đó, người bệnh cần chú ý khi sử dụng. Để sử dụng một cách an toàn và cho hiệu quả cao nhất, bệnh nhân nên thực hiện chính xác theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh cũng nên áp dụng các chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhằm đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.
Chữa trị bệnh vảy nến thể giọt ở mức độ nặng
Sử dụng các loại thuốc điều trị như Methotrexate, Cyclosporine, Corticosteroid,…nhằm kháng khuẩn, giảm ngứa rát, ức chế khả năng miễn dịch của tế bào lympho T. Các loại thuốc này được sử dụng để chữa trị tại các vùng da tổn thương có kích thước rộng bao gồm toàn thân.
Trên đây là một số loại thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh vảy nến thể giọt. Các bác sĩ nhận định các loại thuốc bôi trên đều cho tác dụng và hiệu quả nhanh sau một khoảng thời gian điều trị liên tục. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ chữa trị ở mức độ lâm sàng nên sau một thời gian bệnh rất dễ tái phát. Khi này, người bệnh thường có xu hướng lạm dụng thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như rạn da, lão hóa da nhanh chóng, ảnh hưởng đến thận, gan và tim,….
Chữa trị bệnh vảy nến thể giọt bằng quang trị liệu
Phương pháp quang trị liệu được biết đến với những tác động chuyên sâu vào vùng da tổn thương, loại bỏ những tác động bất thường lên vùng biểu mô. Theo đó, các tia uv được sử dụng để chiếu trực tiếp lên da mà không hề gây hư hại hay ung thư da.
Tuy vậy, phương pháp này thường khiến da bị mất nước dễ khô và nhăn. Do đó, người bệnh cần lưu ý khi thực hiện chữa trị bằng UVB.
Bên cạnh những câu hỏi liên quan đến bệnh vảy nến thể giọt, chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi về bệnh vảy nến hồng. Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này: Bệnh vảy nến hồng là gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến thể mảng
Bệnh vảy nến thể mảng là gì?
Theo nhiều công trình nghiên cứu đã công bố trước đó, có khoảng 70% người bị vảy nến thể mảng trong tổng số những người bị căn bệnh này. Đây là bệnh ngoài da có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng với các mảng màu trắng bạc sần sùi bám trên da. Các mảng bám này có kích thước khác nhau xuất hiện trên khuỷu tay da đầu, vùng lưng và bụng,… thậm chí chúng có thể xuất hiện ở cả vùng kín.
Triệu chứng vảy nến thể mảng
Thông thường người mắc chứng vảy nến thể mảng có các triệu chứng điển hình sau:
- Các mảng da có màu đỏ hồng với kích thước lớn.
- Da sần sùi, nứt nẻ kèm chảy máu.
- Bên trên bề mặt da là lớp vảy màu trắng.
- Thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
Điều trị bệnh vảy nến thể mảng
Cũng giống như các thể khác, bệnh vảy nến thể mảng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Hầu hết các phương pháp đều dừng ở mức kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
Thuốc dạng bôi tại chỗ
Các loại thuốc có thành phần anthralin, corticosteroid, vitamin D, jojoba, lô hội,…thường được các bác sĩ sử dụng để thoa trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh. Công dụng chính của thuốc đều nhằm giảm ngứa và cung cấp độ ẩm cho làn da.
Thuốc dạng bôi toàn thân
Hầu hết các loại thuốc toàn thân như Methotrexate, cyclosporine,… đều có công dụng kháng viêm và ức chế sự phát triển của tế bào biểu mô. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường đi kèm với tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm mắc các bệnh về gan, dễ ung thư da. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc tiêm sinh học
Các loại thuốc tiêm sinh học bao gồm: Ixekizumab, etanercept, ustekinumab,… được sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng với công dụng chính là tác động vào hệ miễn dịch nhằm gây ức chế khả năng tăng sinh của tế bào da. Các bác sĩ sẽ tiến hành truyền thuốc qua tĩnh mạch thay vì các dạng bôi như trên.
Trên đây, là hai thể phổ biến nhất của bệnh vảy nến. Các thể này đều không có nguyên nhân chính xác nên phương thức điều trị chỉ ở mức lâm sàng khiến bệnh dễ dàng tái phát. Để hạn chế tình trạng tái phát, bệnh nhân cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B12, kẽm,… vào thực đơn hàng ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, luôn giữ thái độ lạc quan, vui vẻ thoải mái cũng giúp đẩy lùi được tình trạng bệnh.
Hy vọng với bài viết này, người bệnh có thể hiểu rõ được bệnh vảy nến thể giọt là gì cũng như triệu chứng và cách điều trị ra sao. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh thể mảng để người bệnh có thể so sánh và biết rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Sức khỏe là điều bạn nên quan tâm đầu tiên vì vậy đừng ngại mà không học hỏi và tích lũy thêm các kiến thức về nó ngay từ bây giờ.