Bệnh vảy nến móng tay là tình trạng móng tay dày lên bất thường kèm theo việc hình thành các sọc hoặc lỗ. Bệnh này được biết đến là bệnh lành tính không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây ra hiện tượng mất móng khiến người bệnh khó chịu. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến móng tay và thuốc đặc trị là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nguyên nhân vảy nến móng tay
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh vảy nến móng tay cũng giống như những bệnh vẩy nến điển hình khác. Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này là gì. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những yếu tố được cho là liên quan đến nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này bao gồm yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh bên trong cơ thể,…
Theo đó, các yếu tố này sẽ tiến hành gây bệnh với cơ chế: Tác động của môi trường và các yếu tố nội sinh bên trong cơ thể khiến gen gây bệnh (trên nhiễm sắc thể số 6) được kích thích. Khi này, gen gây bệnh sẽ quy định các sự tăng sinh bất thường của tế bào lớp sừng ở móng gây ra bệnh này.
Cụ thể, một số nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay:
- Tình trạng stress: Hầu hết người bệnh thường có trạng thái tinh thần dễ kích động, tự ti,…lâu dần dẫn đến tình trạng stress kéo dài.
- Yếu tố gen: Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Khi có những tác nhân thứ phát bao gồm yếu tố nội sinh, yếu tố môi trường tác động, gen gây bệnh sẽ hoạt động khiến lớp sừng trên móng tay hoặc móng chân dày lên bất thường.
- Di truyền: Bệnh được chứng minh là có khả năng di truyền từ những người có cùng huyết thống. Theo đó, nếu bạn thường xuyên có hiện tượng móng tay dày lên nhanh chóng, màu sắc thay đổi, kẻ sọc tại các móng,…kèm theo gia đình có tiền sử mắc bệnh vảy nến móng tay thì chắc chắn đến 97% bạn đang mắc bệnh này.
- Tác động mạnh của lực cơ học: Bệnh có thể bị phát tác do tác động mạnh của lực cơ học lên vùng móng tay và móng chân. Nhiều nghiên cứu đã được công bố, có đến 15% người mắc bệnh vảy nến móng tay có liên quan mật thiết đến tác nhân ngoại lực này.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số nguyên nhân khác như thay đổi hormone ở nữ giới, rối loạn chuyển hóa các chất bên trong cơ thể,…
Bệnh vảy nến móng tay là bệnh tự miễn không có khả năng khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp điều trị hiện nay cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh đến 70%. Do đó, người bệnh nên can thiệp điều trị bằng các phương pháp chữa trị bệnh cụ thể theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, bệnh vảy nến có nhiều biến thể khác nhau…Trong đó, có đến 19% bệnh nhân mắc dạng vảy nến thể giọt. Mời quý độc giả tìm hiểu bài viết này của chúng tôi: Bệnh vảy nến thể giọt và những điều cần biết.
Thuốc bôi trị vảy nến móng tay
Bệnh khiến người bệnh khó khăn trong thực hiện các hoạt động bởi những tác động gây tổn thương trên móng tay với các triệu chứng dai dẳng, lâu hồi phục hơn so với các dạng vảy nến khác.
Bệnh được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau nhưng hiệu quả điều trị chỉ dừng ở mức kiểm soát tình trạng bệnh ổn định hơn. Vì lẽ đó, tùy từng thể trạng của người bệnh mà sử dụng phương pháp cụ thể nào cho phù hợp. Hầu hết các trường hợp bệnh đều được khuyến khích sử dụng các loại thuốc dạng bôi giúp ngăn sự tăng sinh của các tế bào lớp sừng hiệu quả. Dưới đây là một số thuốc dạng bôi phổ biến được dùng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay:
Thuốc dạng bôi Corticoid
Đây là thuốc bôi dạng mỡ người bệnh có thể bôi trực tiếp lên các lớp sừng trên móng tay hoặc chân. Công dụng chính của thuốc giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào lớp sừng móng tay đồng thời giảm khả năng đau nhức cho người bệnh. Tuy vậy, thuốc có thể bào mòn móng thậm chí ngưng hình thành móng. Vì vậy, người bệnh vảy nến móng tay chỉ nên dùng thuốc Corticoid trong khoảng thời gian cho phép (tối đa 20 ngày) sau đó ngừng để tránh những tổn hại không mong muốn.
Thuốc dạng bôi Calcipotriol
Thuốc dạng này thường được bác sĩ kê đơn sử dụng xen kẽ với thuốc dạng bôi Corticoid nhằm hạn chế những phát sinh không đáng có. Khi sử dụng thuốc, các tế bào bạch cầu dạng lympho T bị ức chế từ đó hạn chế khả năng phát triển bất thường về độ dày của móng. Tuy nhiên, thuốc Calcipotriol thường gây ra nhiều tác dụng phụ như làm tăng nồng độ Canxi huyết. Do đó, người bệnh cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng để bôi.
Thuốc dạng bôi Retinoid
Retinoid được biết đến là dẫn xuất vitamin A. Chúng có công dụng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay như giảm biến đổi màu móng, hạn chế khả năng hình thành lớp sừng sọc,…
Thuốc dạng bôi Tazarotene
Công dụng đa năng của thuốc chính là lý do nhiều bệnh nhân thích sử dụng sản phẩm này. Thuốc có tác dụng nhanh trong điều trị thông qua việc ngăn ngừa sự dày lên bất thường của lớp tế bào sừng, hạn chế thâm màu móng.
Thuốc dạng bôi Tacrolimus
Thuốc được sử dụng để thay thế Corticoid bởi mức độ dịu nhẹ nhưng cho hiệu quả cao. Tác dụng chính của thuốc đó là khả năng chống viêm cực tốt nhờ các hợp chất có trong thuốc gắn trực tiếp vào các tế bào bạch cầu lympho T làm bất hoạt tế bào sừng.
Thuốc dạng bôi Salicylic
Bản chất của Salicylic nhằm giúp tiêu viêm, tiêu sừng, tăng cường mức độ ẩm cho da,…Tuy nhiên, thuốc bôi dạng này có thể gây hội chứng Salicylic toàn thân bao gồm khó chịu, buồn nôn.
Các thuốc dạng bôi cho hiệu quả lâm sàng nhất định. Nhưng đi kèm với đó là những tác dụng phụ khiến người bệnh mệt mỏi. Bên cạnh đó, thuốc bôi trị vảy nến móng tay có hai dạng chính bao gồm bôi toàn thân và bôi một số vùng nhất định. Người bệnh cần phân biệt rõ hai dạng này để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.
Như vậy, bệnh vảy nến móng tay là bệnh ngoài da lành tính nhưng thường gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti. Đồng thời, bệnh cũng khiến bệnh nhân chán nản mệt mỏi, ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, người bệnh nên đi khám sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để cải thiện sức khỏe một cách nhanh nhất.