Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến hồng chiếm khoảng 3% dân số thế giới. Bệnh thường khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày. Vậy thực chất bệnh vảy nến hồng là gì? Có nguy hiểm không? Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bệnh vảy nến hồng là gì?
Bệnh vảy nến hồng (vảy phấn hồng) là tình trạng xuất hiện các vết đốm dạng phát ban có màu hồng hoặc xám hồng trên da. Ban đầu, các vết đốm hồng có vảy chỉ bao gồm những chấm nhỏ hình tròn hoặc bầu dục với kích thước từ 2 đến 10cm xuất hiện trên vai, ngực, bụng và lưng. Sau một thời gian nếu không điều trị sớm và tích cực, chúng sẽ lan nhanh ra toàn cơ thể bao gồm cả vùng kín.
Bệnh thường diễn biến và tự mất sau 2 đến 3 tháng. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nào đó, các triệu chứng có thể tái phát trở lại khiến người bệnh khó chịu. Theo các báo cáo trước đó, độ tuổi dễ mắc bệnh vảy nến hồng là từ 12 – 30 tuổi với tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới.
Các chuyên gia nhận định, bệnh này thường có 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn bệnh khởi phát: Triệu chứng điển hình của bệnh trong giai đoạn này bao gồm các mảng hình tròn, màu hồng bám vào vùng ngực, da, lưng. Bên cạnh đó, người bệnh xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu, đau họng kèm sốt.
- Giai đoạn tiến triển bệnh: Sau hai tuần, các vết phát ban hồng dày hơn lan rộng ra khắp cơ thể với kích thước từ 3 – 10 cm.
Hiện nay nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có thể liên quan đến loại virus herpes bao gồm HHV6 và HHV7. Đặc biệt, một số người có tiền sử mắc các bệnh như lao, nhiễm trùng da, nhiễm virus thì có nguy cơ cao mắc vảy nến hồng. Ngoài ra, các yếu tố như môi trường, thời tiết cũng giúp tình trạng bệnh phát triển nhanh chóng.
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh thường có cảm giác khó chịu và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, người mắc bệnh này luôn phải đối mặt với những nỗi lo vì bệnh chữa mãi không khỏi kèm theo gánh nặng về kinh tế khi liên tục phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy vậy, người bệnh cần lưu ý phân biệt bệnh vảy nến hồng với các bệnh nấm da, viêm da đầu, nổi mề đay bởi chúng có những triệu chứng gần giống nhau.
Cùng với bệnh nến vảy hồng, thời gian gần đây chúng tôi cũng nhận được khá nhiều thắc mắc rằng dầu gội trị vảy nến bao gồm những loại nào và việc sử dụng các loại dầu gội này có đem lại hiệu quả không? Để giúp bạn hiểu kĩ và nắm bắt được các thông tin liên quan , mời bạn tham khảo nội dung qua bài viết: Tổng hợp các loại dầu gội trị vảy nến tốt nhất hiện nay.
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không?
Nhiều bệnh nhân băn khoăn khi không biết liệu rằng bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ da liễu rằng đây là bệnh không gây nguy hại đến tính mạng nhưng thường gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày như:
- Gây tổn thương vùng da: Hầu hết các nốt phát ban đỏ thường xuất hiện vào giai đoạn khởi phát. Theo đó, trên bề mặt da có những vết đỏ hồng dạng vảy khô, gồ ghề, dễ bóc với kích thước khoảng 5cm. Tại các nốt phát ban đỏ, người bệnh luôn cảm giác ngứa và rát.
- Cơ hội cho các bệnh khác phát triển: Khi bị vảy nến hồng, người bệnh thường xuất hiện thêm các triệu chứng đau họng, sốt, đau đầu. Đôi khi, có một số người bệnh còn xuất hiện nổi hạch trên người tại các vùng như nách, bẹn hoặc sau tai.
- Lây lan toàn thân: Bệnh tuy không có khả năng lây lan sang các đối tượng khác nhưng chúng có thể lây ra toàn thân nếu không được chữa trị sớm.
- Khả năng bị bội nhiễm cao: Khi mắc vảy nến hồng, người bệnh thường xuyên gãi vì ngứa ngáy. Điều này vô tình gây tổn thương da và giúp vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong khiến da bị nhiễm trùng.
Bệnh vảy nến hồng không gây nguy hại đến cơ thể người bệnh. Nhưng không vì thế mà người bệnh được phép chủ quan. Nên kiên trì sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị theo chỉ định, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa đồng thời mỗi bệnh nhân nên tránh và kiêng những vấn đề sau để đảm bảo bệnh không tái phát và diễn biến nặng hơn.
- Tránh để cơ thể bị quá nhiều mồ hôi đặc biệt sau khi tắm nên lau khô người trước khi mặc đồ.
- Hạn chế tiếp xúc, sử dụng các tia cực tím có bước sóng ngắn dễ ung thư da.
- Nên hạn chế dùng các hóa mỹ phẩm nhằm tránh kích ứng, tổn thương vùng da.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, healthy, tránh ăn nhiều đồ cay nóng vì chúng dễ dàng kích thích các hợp chất không tốt cho hệ miễn dịch từ đó gây ra tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da.
- Không uống rượu, cafe, không hút thuốc lá nhằm hạn chế các phản ứng liên quan đến tế bào bạch cầu bởi đây là cơ chế chính dẫn đến tình trạng vảy nến hồng. Ngoài ra, các chất kích thích trên cũng khiến cơ thể khó bài tiết, dễ gây độc cho cơ thể nhất là vùng gan, thận.
- Tăng cường sử dụng rau củ quả có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước, sinh tố hoặc nước ép hoa quả.
- Một số các thức ăn dễ gây dị ứng, khi mắc bệnh vảy nến hồng cần tránh xa như hải sản, trứng và đậu phộng,…Khi ăn các loại thực phẩm này, triệu chứng ngứa dữ dội hơn dễ gây tình trạng nhiễm trùng.
Tóm lại, bệnh vảy nến hồng là bệnh viêm da khó chữa bởi chúng dễ dàng tái phát. Đặc biệt, bệnh không có khả năng lây lan và không gây nguy hiểm cho bất kỳ bệnh nhân nào. Tuy vậy, bệnh nhân không được chủ quan hay lơ là trong quá trình điều trị.
Thay vào đó, chẩn đoán sớm để chữa trị kịp thời là những gì bệnh nhân nên làm. Chúng tôi hy vọng người bệnh sẽ có những thông tin bổ ích và chất lượng về bệnh thông qua bài viết này. Sức khỏe là vốn quý, bạn hãy trân trọng nó đừng để sau này phải hối tiếc.