Da mặt bị bong tróc, sần sùi sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó, vảy nến da mặt không được điều trị kịp thời còn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Vảy nến da mặt mắc phải do đâu?
Vảy nến da mặt cũng là một căn bệnh ngoài da nằm trong nhóm bệnh thường gặp hiện nay. Tổn thương thường gặp nhất của căn bệnh này là gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, bong tróc da mặt làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nguyên nhân gây ra bệnh chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên, các yếu tố gây khởi phát căn bệnh này là do:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Ở trạng thái bình thường, tổ chức tế bào lympho có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch suy yếu, tế bào lympho sẽ không thể hoàn thành tốt chức năng của mình. Dẫn đến việc da mặt bị vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh.
- Mắc bệnh do yếu tố di truyền: Các căn bệnh ngoài dathường có yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì người thân cũng sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Do da bị tổn thương: Khi da mặt có vết thương hở không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm khuẩn, dẫn đến bệnh vảy nến da mặt.
- Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của da, gây đen da, sạm da và dẫn đến bệnh .
- Một số yếu tố gây bệnh khác: Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, thừa cân, thiếu hụt chất dinh dưỡng,…
Các dấu hiệu của bệnh vảy nến da mặt
Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Da mặt có biểu hiện khô ráp, xuất hiện các lớp sừng dày, nứt nẻ. Dần dần sẽ bong tróc ra trông như vảy cá
- Theo giai đoạn phát triển của bệnh, vùng da mặt bị tổn thương trở nên mẩn đỏ, đau rát và ngứa ngáy. Các mảng tổn thương có thể rộng đến 3cm. Sự ngứa ngáy khiến cho người bệnh thường xuyên gãi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Khi bệnh không được điều trị kịp thời, vùng da bị vảy nến loang rộng đến mũi, mắt, cổ,…
Vảy nến da mặt có tác hại gì?
Vảy nến da mặt không ít có khả năng đe dọa đến tính mạng như các căn bệnh thực thể khác. Tuy nhiên, nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời, tính thẩm mỹ của da mặt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hậu quả về mặt tinh thần của căn bệnh này gây ra là rất lớn.
Bên cạnh đó, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp
- Gây phù nề da mặt làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
- Bệnh lan lên vùng mắt sẽ gây suy giảm thị lực, rối loạn đồng tử
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì do lượng đường huyết tăng cao
Cách điều trị vảy nến da mặt
Điều trị da mặt bằng thuốc Tây
Thuốc Tây dùng để điều trị vảy nến da mặt bao gồm:
- Thuốc chứa corticosteroid: Thuốc mang lại tác dụng khắc phục tình trạng da mặt bị mẩn đỏ và sưng ngứa. Tuy nhiên, da mặt là vùng da rất nhạy cảm nên người bệnh cần sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến làn da.
- Thuốc mỡ: Thuốc có tác dụng giảm viêm, giữ ẩm da, giảm tình trạng nứt nẻ, đau rát.
- Thuốc Pimecrolimus (Elidel, tacrolimus (Protopic): Thuốc có tác dụng làm lành vết thương, giảm đau, giảm tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng điều trị lâu dài bởi lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm là ung thư da.
- Thuốc dạng gel Coal tar: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm ngứa
- Bổ sung vitamin A và vitamin D: Giúp tăng độ đàn hồi cho da, dưỡng ẩm và tiêu viêm, giảm sưng ngứa.
Trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng quang trị liệu. Phương pháp quang trị liệu điều trị bệnh bằng hình thức chiếu tia bức xạ lên vùng da mặt bị vảy nến. Dưới tác động của quang nhiệt, da mặt sẽ sản sinh ra vitamin thuộc nhóm để ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn.
Điều trị vảy nến da mặt bằng Đông y
Điều trị bằng Đông y được chia thành hai phương thức là điều trị thể phong huyết táo và phong huyết nhiệt.
* Thể phong huyết táo:
Là tình trạng bệnh kéo dài liên tục, các nốt cũ chưa lành đã xuất hiện thêm vết tổn thương mới, có màu đỏ và gây ngứa ngáy. Đối với cách điều trị thể phong huyết táo, bài thuốc được áp dụng như sau:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa, huyền sâm, hà thủ ô, ké đầu ngựa, sinh địa, vừng đen mỗi loại chuẩn bị 12g.
Cách thực hiện:
Người bệnh đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu này rồi đem sắc với 500ml nước, dùng nước thuốc uống thành 3 lần mỗi ngày. Mỗi thang thuốc cần uống hết luôn trong ngày. Hôm sau lại sắc thang thuốc mới, uống liên tục cho đến khi bệnh được cải thiện.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sinh địa, khương hoạt, ké đầu ngựa mỗi thảo dược chuẩn bị 16g
- Đương quy, hà thủ ô mỗi thứ 20g
- Thổ phục linh: 40g
- Oai linh tiên: 12g
Bạn đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi sắc với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước thuốc uống thành 3 lần hàng ngày. Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc sẽ đạt được hiệu quả tích cực.
* Thể phong huyết nhiệt:
Là tình trạng vảy nến da mặt bong tróc vảy như da cá, gây đau rát và mẩn đỏ vùng da mặt. Cách điều trị như sau:
Bài thuốc 1:
- Hoè hoa sống, thạch cao, sinh địa, thổ phục linh: 40g mỗi loại.
- Thăng ma, địa phu tử, tử thảo: 12g mỗi loại
- Ké đầu ngựa: 20g
- Chích thảo: 4g
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn đem tất cả các thảo dược này đi rửa sạch rồi sắc với 500ml nước. Tiếp đến bạn chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, bệnh vảy nến da mặt sẽ sớm được đẩy lùi.
Bài thuốc 2:
- Thạch cao, sinh địa, hoa hoè: 20g mỗi loại
- Ké đầu ngựa, cam thảo đất, thổ phục linh: 16g mỗi loại
Người bệnh rửa sạch nguyên liệu rồi sắc với nước để uống hàng ngày. Mỗi ngày bạn uống 1 thang thuốc và sử dụng liên tục trong 1 tháng để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
Vảy nến da mặt là dạng bệnh lý gây ra nhiều ám ảnh cho người bệnh, nhất là với chị em phụ nữ. Bởi nó làm ảnh hưởng rất lớn đến sắc đẹp, tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Vì vậy, mỗi chúng ta nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có biện pháp phòng chữa bệnh hiệu quả.