Trĩ là căn bệnh thường gặp ở nhiều người. Biểu hiện của bệnh trĩ khá đa dạng như táo bón lâu ngày, búi trĩ lòi ra bên ngoài, chảy máu, ngứa ngáy tại vùng hậu môn,… Và trong số đó, trĩ ngoại tắc mạch cũng là một tình trạng phổ biến và đem đến nhiều bất tiện trong đời sống của bệnh nhân.
Trĩ ngoại tắc mạch là gì?
Tĩnh mạch bên trong hậu môn bị phá vỡ, hình thành cục máu đông và gây ra hiện tượng tắc mạch sẽ được gọi là trĩ ngoại tắc mạch. Hiện tượng này về lâu về dài có thể gây ra trĩ huyết khối.
Trĩ tắc mạch gây ra những cơn đau, ngứa ngáy và làm ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh trĩ ngoại tắc mạch có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là hoại tử vùng bệnh vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng trĩ ngoại tắc mạch
Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và cơ địa của người bệnh mà trĩ ngoại tắc mạch có những dấu hiệu khác nhau. Có thể liệt kê một vài biểu hiệu phổ biến của bệnh như sau:
- Các cơn đau dữ dội và kéo dài: Đau đớn là biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh trĩ ngoại tắc mạch. Vùng hậu môn luôn đau rát và có thể kéo dài khoảng 1 tuần, gây khó khăn và ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Viêm, sưng tấy hoặc lở loét tại vùng hậu môn: Khi khối máu đông ứ đọng trong búi trĩ sẽ gây ra tình trang tắc mạch máu. Về lâu về dài chúng tạo ra áp lực lên thành búi trĩ, gây viêm, sưng tấy và có thể lở loét gây mùi hôi thối.
- Ngứa ngáy, đau rát: Khi vùng hậu môn bị viêm, sưng và xuất hiện dịch thì tình trạng ngứa ngáy sẽ càng dày đặc. Người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện trong cuộc sống.
- Búi trĩ có màu sắc lạ: Khi tình trạng ứ đọng máu quá lâu, búi trĩ sẽ có màu tím bầm hoặc xanh. Người bệnh có thể nhìn và chạm vào búi trĩ.
Bệnh trĩ ngoại tắc mạch gây ra bởi vì các nguyên nhân sau:
- Do rối loạn hệ tiêu hóa và nhu động ruột gây ra các bệnh lý như táo bón lâu ngày.
- Do thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, đặc biệt là khi đi đại tiện phải rặn nhiều lần.
- Do có khối u ở hậu môn trực tràng gây cản trở hoạt động lưu thông máu tại hậu môn, gây chèn ép tĩnh mạch.
- Do yếu tố di truyền.
Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?
Trĩ là loại bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của con người. Với bệnh trĩ ngoại tắc mạch, nếu không có phác đồ điều trị kịp thời và để bệnh diễn biến nặng có thể gây ra các biến chứng như sau:
- Hình thành cục máu đông trong động mạch: Máu tích tụ và ứ đọng trong động mạch có thể gây tắc mạch tại nhiều bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng này có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác.
- Nhiễm trùng máu: Máu chảy không kiểm soát do tình trạng bệnh trĩ trở nặng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ đường huyết và gây nhiễm trùng.
- Hoại tử: Tắc mạch, máu đông trong tĩnh mạch, nhiễm trùng,… những tình trạng này có thể gây ra hoại tử vùng bệnh.
Giải pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch
Bệnh trĩ tắc mạch hoàn toàn có thể điều trị nếu người bệnh phát hiện và có phác đồ đúng đắn. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Do đó, việc làm cần thiết là người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín để xác định được tình trạng bệnh.
Dưới đây là những giải pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch mà người đọc có thể tham khảo.
Điều trị nội khoa
Với các bệnh nhân mắc trĩ tĩnh mạch nhẹ thì phương pháp nội khoa hoàn toàn có thể đem đến hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc kháng sinh để giảm đau và chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước và chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để phòng tránh bệnh. Cũng đừng quên vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh để đảm bảo bệnh nhanh khỏi hơn.
Điều trị ngoại khoa
Các phương pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định với các bệnh nhân mắc trĩ ngoại tắc mạch nặng hoặc đã điều trị nội khoa nhưng không đem lại kết quả khả quan.
Một vài phương pháp can thiệp ngoại khoa dành cho người bệnh trĩ ngoại tắc mạch gồm phẫu thuật bằng laser, HCPT, PPH,… Các phương pháp này giúp loại bỏ búi trĩ nhanh gọn, ít xâm lấn và có thể giúp đẩy lùi bệnh tối đa nhất. Người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và nghe tư vấn từ các chuyên gia để chọn ra phương pháp phù hợp với bản thân nhất.
Giải pháp phòng ngừa trĩ ngoại tắc mạch
Bên cạnh việc lựa chọn và điều trị theo đúng phương pháp phù hợp, người bệnh cần chú ý một vài vấn đề sau để phòng tránh bệnh tái phát:
- Vệ sinh hậu môn đúng cách: Vùng bệnh thường rất nhạy cảm, đặc biệt là sau khi thực hiện phẫu thuật. Do đó, việc vệ sinh sạch sẽ và đúng cách là việc làm cần thiết. Bệnh nhân nên làm sạch bằng dung dịch chuyên môn, đặc biệt là khi vùng hậu môn chảy dịch, nhầy hoặc sau khi đi đại tiện.
- Tuyệt đối không nhịn đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Người bệnh nên hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ.
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, cần kết hợp đi lại và vận động nhẹ nhàng để phòng tránh bệnh trĩ.
- Thiết lập chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả và uống nhiều nước
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia cafe,… và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,…
Như vậy, bài viết đã cung cấp được những thông tin cần thiết về bệnh trĩ ngoại tắc mạch. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp người đọc có được những thông tin hữu ích để điều trị và phòng tránh bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.