Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản sẽ khiến cho các bậc phụ huynh rất lo lắng vì sức đề kháng của trẻ còn rất kém, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng tiêu cực. Để trang bị cho mình thêm những thông tin hữu ích về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và có phương án điều trị đúng cách, các bậc phụ huynh hãy lắng nghe những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là hiện tượng niêm mạc phế quản bị sưng viêm gây ra các triệu chứng bất thường như: Ho, đau họng, sổ mũi,…Bệnh được chia thành 4 dạng gồm:
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng ở phổi khiến cho đường dẫn khí nhỏ (được gọi là tiểu phế quản) bị tắc nghẽn. Dạng bệnh này thường do virus hợp bào gây ra. Khi thời tiết giao mùa, nóng/lạnh đột ngột là lúc trẻ dễ mắc bệnh nhất.
Viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh
Đây là tình trạng ống phế quản trong phổi của trẻ bị sưng và viêm khiến cho họng, thanh quản bị đau và gây ra hiện tượng viêm mũi,…
Viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản là căn bệnh xảy ra khi đường hô hấp bị nhiễm trùng khiến cho khí quản bị kích ứng, sưng phồng và làm cho đường hô hấp bị tắc nghẽn khiến trẻ bị ho dữ dội. Dạng này nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phổi, viêm phổi
Bội nhiễm viêm phế quản
Tình trạng này xảy ra khi bệnh không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp khiến cho vị trí tổn thương, nhiễm trùng trước đó phát sinh thêm một ổ nhiễm trùng mới.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Thông thường trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là do vi khuẩn và virus gây ra. Một số loại virus điển hình nhất là virus cúm, virus adeno, virus sởi,….
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn bệnh xuất hiện khi mũi, họng của trẻ bị các tác nhân có hại tấn công gây tổn thương niêm mạc của các bộ phận này. Khi hệ miễn dịch cơ thể của trẻ bị suy yếu bệnh sẽ bùng phát. Một số vi khuẩn gây bệnh điển hình là: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn phế cầu khuẩn,…
Ngoài ra trẻ sơ sinh bị viêm phế quản còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Sự thay đổi đột ngột của khí hậu khiến cho trẻ không thể thích nghi kịp thời.
- Sức đề kháng của trẻ yếu do sinh non, nhẹ cân hoặc do trẻ đang mắc phải một số bệnh lý như: Sở, viêm amidan, ho gà,…
- Môi trường sống bị ô nhiễm, trẻ hít phải chất độc hại, khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,….
- Trẻ bị nhiễm lạnh do gió máy hoặc do tắm quá lâu, tắm bằng nước lạnh,…
- Dị ứng phấn hoa, lông động vật, thức ăn,…
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản khá giống với các căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác nên thường bị nhầm lẫn. Do đó, phụ huynh cần chú ý hơn đến sức khỏe của con. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu dưới đây thì cần nghĩ ngay đến bệnh viêm phế quản và tiến hành điều trị kịp thời.
- Trẻ sơ sinh bị ho, chảy nước mũi sốt nhẹ, hắt hơi. Thở khò khè, lười bú mẹ, nôn trớ,…(giai đoạn bệnh khởi phát)
- Trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, lười bú mẹ, quấy khóc, ho, ho có đờm, khó thở, hơi thở đứt quãng, thở khò khè,…(giai đoạn bệnh toàn phát)
Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Điều trị đạt hiệu quả cao cần sử dụng kết hợp các loại thuốc dưới đây:
Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh thường có 2 loại là paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kể loại thuốc nào thì bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước để nắm rõ ưu điểm, nhược điểm cũng như các tác dụng phụ của thuốc để có cách sử dụng thuốc hợp lý.
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng dịch đờm ở phế quản, kích thích phản xạ ho của cơ thể trẻ để tống đờm rãi, vi khuẩn, tác nhân có hại ra bên ngoài.
Thuốc sổ mũi
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, bệnh sẽ khiến cho hốc mũi trẻ luôn tiết dịch làm trẻ khó chịu và nghẹt thở. Phụ huynh cần thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Chú ý: Mẹ không nên vệ điều trị sổ mũi cho trẻ bằng các loại thuốc kháng histamin và thuốc chống sung huyết. Bởi các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị ho kéo dài và gây bội nhiễm hoặc dẫn đến viêm phổi. Hàm lượng và liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và thể trạng của từng trẻ. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc cho con.
Một số biện pháp điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh tại nhà
Nếu được chăm sóc sức khỏe và vệ sinh tai mũi họng đúng cách, bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể điều trị tại nhà mà không cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa.
Theo đó, khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, mẹ cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tích cực cho trẻ bú mẹ, cho bú càng nhiều càng tốt. Nếu mẹ không đủ sữa hoặc trẻ không chịu bú mẹ thì bạn có thể pha thêm sữa công thức cho bé ti ngoài. Trong trường hợp trẻ đã ăn dặm thì mẹ nên nấu thức ăn dạng loãng cho con dễ ăn, dễ tiêu hóa.
- Tích cực cho trẻ uống nước để bù lại lượng nước đã mất do bị sốt cao, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ,…Trong trường hợp trẻ liên tục bị sốt cao và tiêu chảy thì bạn cần cho trẻ uống thêm oresol.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 4-5 lần mỗi ngày và lau sạch mũi cho trẻ sau khi vệ sinh xong.
- Giữ không gian xung quanh trẻ luôn thông thoáng, sạch sẽ không có chất độc hại để hạn chế kích thích đến niêm mạc phế quản của trẻ trong quá trình hô hấp.
- Giữ ấm vùng ngực, chân và lưng cho trẻ.
- Kiểm soát thân nhiệt của trẻ, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh viêm phế quản diễn tiến nghiêm trọng và trẻ thường xuyên bị sốt cao thì phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp hơn.
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là bệnh lý nguy hiểm, có thể chuyển thể sang dạng mãn tính dẫn đến viêm phổi và hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác. Chính vì vậy các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan với các dấu hiệu bệnh ở trẻ. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui trong cuộc sống!