Trào ngược dạ dày ở trẻ em là hiện tượng rối loạn tiêu hoá mà trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi rất thường gặp. Theo thời gian, chứng bệnh này sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên và trưởng thành. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về chứng bệnh này nhé!
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hoá, làm cho dịch vị hay axit dạ dày, hoặc một vài loại đồ ăn lỏng trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi và có thể tự hết sau khoảng 1 tuổi. Tuy nhiên, đối với những trẻ hơn 1 tuổi mà vẫn gặp những cơn trào ngược thường xuyên thì nên đi khám sớm để kiểm tra chính xác và có hướng chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày
Theo nhiều bác sĩ nhi khoa, trào ngược dạ dày ở trẻ em do axit đi kèm với dịch tiêu hoá đẩy ngược lên trên thực quản làm cho trẻ bị nôn trớ. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Cơ quan dạ dày ở trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện: Khi các cơ thắt hoạt động chưa ổn định, đóng không đúng lúc sẽ khiến thức ăn bị trào ra ngoài rồi đi lên thực quản.
- Hệ tiêu hoá chưa ổn định: Ở trẻ em, hệ tiêu hoá vốn chưa được hoàn thiện tối ưu, vẫn còn non nớt nên khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị hạn chế. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nằm gần với lồng ngực hơn so với cấu trúc cơ bản của người lớn nên dễ xuất hiện những cơn trào ngược.
- Tư thế bú sữa của trẻ: Thông thường, các mẹ hay để trẻ nằm ngang rồi bú sữa, tuy nhiên đó là tư thế không phù hợp, dễ dẫn đến chứng trào ngược khi sữa vừa tới dạ dày.
- Nguồn thực phẩm của trẻ: Những loại đồ ăn mang tính nóng hoặc có chứa caffeine rất dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em.
- Tiền sử bệnh trào ngược của gia đình: Những trẻ sơ sinh có cha mẹ, người thân trong nhà bị trào ngược dạ dày thì rất dễ mắc chứng này.
- Một vài nguyên nhân khác: Do trẻ trực tiếp tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá…
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp cha mẹ nhận biết tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em:
- Trẻ thường xuyên nôn trớ theo cả đường mũi và đường miệng.
- Trẻ biếng ăn, hay quấy khóc và ngủ kém.
- Trẻ bị sụt cân, thậm chí suy dinh dưỡng do cơ thể hấp thụ kém, thiếu máu.
- Trẻ ho thường xuyên, thở khò khè, có hiện tượng khó nuốt.
- Ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, thực quản nóng rát.
- Trẻ có dấu hiệu hôi, chua miệng, bị đau họng vào sáng sớm, sâu răng, cảm lạnh.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thực tế, trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ không phải là tình trạng quá nguy hiểm nếu được khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, điều đó có thể dẫn tới những biến chứng xấu khác:
- Viêm thực quản
- Rối loạn thần kinh
- Các vấn đề về hô hấp như axit trào ngược vào khí quản, mũi, phổi
- Trẻ bị chảy máu khi thiếu máu, thiếu tế bào hồng cầu
- Tạo thành polyp trong thực quản
- Tạo thành mô sẹo trong thực quản gây cản trở cho quá trình nuốt đồ ăn
- Sưng tấy thực quản
Trẻ bị trào ngược dạ dày phải làm sao?
Việc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh thực tế, nguyên nhân cũng như sức khỏe của trẻ. Vậy nên bạn có thể tham khảo một số hướng chữa trị và chăm sóc mà bác sĩ chỉ định:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Nhằm kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày, cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cho trẻ, những biện pháp dưới đây được bác sĩ khuyên áp dụng:
Phương pháp cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi:
- Giữ tư thế ngồi hay đứng thẳng khoảng 30 phút sau khi trẻ bú sữa.
- Dùng bình sữa đúng cách nhằm tránh cho bé hút nhiều không khí, thay đổi các loại núm vú cho tới khi tìm được loại thích hợp.
- Chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ.
- Bổ sung ngũ cốc cho vào sữa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Vuốt lưng hay vuốt ngực khi trẻ đang bú sữa nhằm giúp trẻ đỡ đầy bụng và ợ hơi.
Phương pháp cho trẻ trên 2 tuổi:
- Bạn nên để trẻ ngồi hay đứng thẳng sau khi ăn 2 tiếng.
- Bạn nên cho trẻ dùng gối chuyên dụng chống trào ngược khi ngủ hoặc kê cao đầu giường.
- Không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt hay nước có gas – Đây là những thứ khiến tình trạng trào ngược trở nên tệ hơn.
- Trong trường hợp trẻ bị béo phì, thừa cân, bạn cần nhận ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Cho trẻ ăn tối sớm trước 20h nhằm giúp cho các cơ quan tiêu hoá hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp.
Cách dùng thuốc chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trong trường hợp đã thay đổi chế độ dinh dưỡng hay thói quen sinh hoạt mà tình trạng bệnh không được cải thiện, bác sĩ sẽ cần kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh:
- Thuốc kháng Histamin: Đối với bệnh trào ngược dạ dày, loại thuốc này có tác dụng giảm axit dạ dày bằng cách ngăn tiết nhiều các hormone Histamin như Pepcid, Zantac, Axid hay Tagament.
- Thuốc gây ức chế bơm proton: Protonix, Nexium, Prevacid, Zegerid,…
- Thuốc kháng axit: Mylanta, Maalox.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hoá, hạn chế tiết axit khi dạ dày đang trống cũng sẽ được chỉ định nếu cần.
Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, cha mẹ không tự ý sử dụng cho con. Hãy đưa con đi khám để lắng nghe chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên môn.
Hy vọng những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em được nêu trong bài viết đã giúp ích cho nhiều bạn đọc. Chúc cha mẹ và các con luôn khoẻ mạnh, có một đời sống hạnh phúc và vui vẻ!