Rau xanh là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với người có bệnh trào ngược thì càng cần nên bổ sung thêm rau củ vào thực đơn hàng ngày. Nhưng không phải rau gì người bệnh cũng nên ăn, cùng tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn rau gì trong bài viết sau.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Người bị trào ngược dạ dày nên lựa chọn những loại rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất để ổn định hệ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng bệnh. Dưới đây là danh sách 10 loại rau người bệnh trào ngược nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày:
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể gồm: Protein, riboflavin, thiamin, vitamin A, K, C, B6, folate, chất xơ… Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa sulforaphane giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – thủ phạm gây loét và trào ngược.
Súp lơ xanh còn giúp giảm táo bón và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Người bị trào ngược dạ dày có thể chế biến súp lơ thành nhiều món ăn khác nhau như món xào, salad, luộc, món canh…
Rau cải bẹ
Người trào ngược acid dạ dày sử dụng rau cải bẹ sẽ giúp giảm acid dạ dày hiệu quả. Bởi, loại rau này chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, B6, B9, C, K, albumin, carotene, axit nicotinic, chất xơ… Những chất này giúp người bệnh ổn định chức năng hệ tiêu hóa, giảm khó tiêu và tình trạng kích thích ruột từ đó giảm trào ngược acid dạ dày.
Ngoài công dụng điều trị chứng trào ngược dạ dày, ăn rau cải bẹ thường xuyên còn giúp người bị trào ngược thanh nhiệt, phòng ngừa lão hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, gout, tim mạch. Các món ăn được chế biến từ rau cải bẹ gồm: Món canh, luộc, xào tùy thích.
Rau tía tô
Tía tô không chỉ là loại rau được dùng trong nhiều món ăn mà còn là dược liệu giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bạn chưa biết trào ngược dạ dày nên ăn rau gì thì tía tô là một gợi ý tuyệt vời.
Trong lá tía tô có chứa limonen, terillaldehyd, dihydrocumin và các chất chống dị ứng, chống oxy hóa, chống viêm. Nhờ vậy, người bị trào ngược dạ dày ăn loại lá này hỗ trợ lành vết loét, giảm tiết axit dịch vị.
Bên cạnh công dụng giảm trào ngược dạ dày, lá tía tô còn giúp người bệnh thư giãn tinh thần, điều trị các bệnh về hô hấp, viêm khớp dạng thấp… Rau tía tô có thể được chế biến thành món xào hoặc nấu kết hợp với các nguyên liệu khác.
Rau mùi tây
Rau mùi tây chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất như vitamin A, B, C, sắt, kali, canxi… Những thành phần này giúp giảm axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau, kháng viêm nhờ đó giúp người bệnh thoát khỏi triệu chứng ợ nóng, ợ chua nhanh.
Ngoài ra, dùng rau mùi tây trong các bữa ăn còn giúp tăng cảm giác ngon miệng, tăng sức đề kháng và phòng ngừa ung thư hay bệnh thiếu máu. Rau mùi tây thường được chế biến bằng cách xào hay làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau.
Lá mơ
Trong lá mơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm: Vitamin C, protein, carotene… Những chất này giúp giảm sưng viêm và làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Lá mơ được xem là bài thuốc dân gian giảm trào ngược acid nhanh cho người bệnh. Người bệnh có thể dùng lá mơ như một loại rau gia vị để ăn kèm với các loại thịt.
Thì là
Trong rau thì là chứa các chất như: Chất xơ, vitamin A, B6, C và flavonoid. Nhờ vậy, loại rau này giúp giảm viêm, giảm co thắt ở dạ dày, bảo vệ cơ quan tiêu hóa và điều trị trào ngược acid.
Bên cạnh tác dụng chữa trào ngược acid dạ dày, thì là còn giúp chữa cảm lạnh, rối loạn kinh nguyệt, sưng khớp và giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng rau thì là làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau như món xào, món canh, làm chả…
Rau bắp cải
Rau bắp cải có chứa vitamin B6, C, K, folate, canxi, thiamin, sắt, kali, magie, chất xơ… Nhờ vậy, ăn bắp cải giúp làm lành vết loét nhanh ở dạ dày và giảm cảm giác khó chịu do trào ngược.
Ngoài công dụng giảm trào ngược, bắp cải còn giúp giải độc cơ thể, giảm cân và tốt cho tim mạch. Người bệnh có thể chế biến bắp cải bằng cách luộc, xào, nấu canh hay làm nước ép.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có chứa vitamin A, B6, C, chất xơ… giúp làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, chất nhầy của rau còn giúp nhuận tràng và tốt cho chức năng hệ tiêu hóa.
Một số cách chế biến rau mồng tơi người bệnh có thể tham khảo như: xào tỏi, nấu canh cua, luộc…
Rau xà lách
Xà lách là một loại rau giàu dinh dưỡng với các thành phần gồm vitamin A, B6, C, canxi, sắt, protein, khoáng chất… giúp người bệnh giảm lượng acid dịch vị vì thế cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày tốt.
Bên cạnh công dụng tốt cho dạ dày, loại rau này còn giúp làm đẹp da, giải nhiệt và giảm cân. Rau xà lách có thể ăn sống, làm món trộn, món cuốn hay kẹp trong bánh mì…
Rau cần tây
Chất dinh dưỡng trong rau cần tây gồm vitamin A, B6, C, K, magie, canxi, photpho, chất xơ… giúp dạ dày người bệnh tăng cường chất nhầy nhờ đó kiểm soát acid dịch vị tốt.
Ngoài công dụng giảm trào ngược dạ dày, rau cần tây còn giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư. Rau cần tây có thể được chế biến thành nhiều món ăn như món trộn, salad, xào thịt, món canh, nước ép…
Cách chế biến rau xanh tốt cho bệnh trào ngược dạ dày
Một số lưu ý khi chế biến rau xanh cho bệnh nhân trào ngược dạ dày:
- Nên chế biến rau bằng cách luộc hoặc làm nước ép giúp giữ lại dưỡng chất tốt trong rau.
- Đối với các loại rau sống: Người bệnh nên rửa rau nhiều lần, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ trứng giun và ký sinh trùng.
- Người bệnh trào không nên chế biến các loại rau xanh kết hợp cùng giấm, ớt vì có thể tăng nguy cơ trào ngược.
- Người bị trào ngược không nên chế biến rau thành các món muối chua vì có thể làm tăng tiết acid dạ dạ dày.
Ngoài việc nắm bắt các thông tin về trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học để bệnh nhanh thuyên giảm. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!