Trào ngược dạ dày gây khó thở là một triệu chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tắc nghẽn đường hô hấp nếu không được khắc phục đúng. Nguy hiểm là vậy nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về triệu chứng này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau!
Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở?
Trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở báo hiệu bệnh dạ dày của bạn bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm phổi, co thắt phế quản thậm chí là biến chứng hô hấp.
Khi lượng axit dạ dày trào ngược lên không chỉ gây viêm mà còn ảnh hưởng đến dây thần kinh hô hấp gây ho và làm co thắt đường thở. Thêm vào đó, lượng axit dịch vị này còn luồn vào phổi dẫn đến đường thở bị sưng khiến người bệnh khó thở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở. Trong đó có một số nguyên nhân chính gồm:
- Lượng axit dạ dày trào ngược lên trên lớn, tràn vào đường dẫn khí thở.
- Do người bệnh dung nạp quá nhiều thức ăn cùng một lúc làm cho khí quản bị chèn ép, gây gián đoạn đường dẫn khí.
Khó thở do trào ngược dạ dày khác gì với khó thở do các bệnh khác?
Thực chất không dễ để phân biệt khó thở do các cơn trào ngược dạ dày với khó thở do các bệnh lý khác như tim mạch hay hô hấp. Tuy nhiên, đối với người khó thở do đau dạ dày thường có các biểu hiện:
- Người bệnh cảm thấy đau tức vùng ngực, xương ức sau đó lan tỏa ra sau lưng. Các cơn đau này thường không âm ỉ hay kéo dài mà xuất hiện bất chợt và hình thành theo từng cơn khiến người bệnh khó thở, thở gấp.
- Trào ngược dạ dày gây khó thở thường xuất hiện sau khi ăn và khi ngủ. Trong khi ăn, các cơn trào ngược khiến người bệnh khó nuốt, cảm giác lồng ngực bị đè ép. Trong khi ngủ, người bệnh cảm thấy khó thở và thở gấp. Tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, ho khan, rát họng, ho có đờm.
- Chứng khó thở khi bị trào ngược dạ dày thường gặp ở người trưởng thành, ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày gây khó thở là bệnh lý không nên xem thường. Bởi khi tình trạng này diễn ra thường khuyến khiến thanh quản, họng tiếp xúc với lượng lớn axit dạ dày có thể gây viêm loét. Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể khiến người bệnh hít phải axit dạ dày vào phổi gây kích ứng cổ họng và phổi dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Biến chứng đường hô hấp thường gặp ở người bệnh gồm: Ho khan, viêm họng, viêm phổi, viêm thanh quản, dịch trong phổi, thở khò khè, hen suyễn…
Barrett thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị lâu dài có thể dẫn đến barrett thực quản – bệnh lý nguy hiểm về tiêu hóa. Barrett thực quản gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây khó thở, bệnh ảnh hưởng đến các tế bào lót và có thể gây ung thư.
Viêm thực quản
Viêm thực quản là biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày gây khó thở. Bệnh hình thành do quá trình nhiễm trùng, trào ngược axit thường xuyên. Ngoài triệu chứng khó thở, người bệnh thường kèm theo cảm giác tức ngực và đau rát vùng thượng vị.
Ung thư thực quản
Trào ngược dạ dày không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư thực quản. Lúc này các khối u ung thư hình thành trong niêm mạc thực quản khiến tình trạng khó thở của người bệnh càng rõ rệt hơn. Khi các khối u phát triển đủ lớn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một số triệu chứng điển hình của ung thư thực quản là khó thở, khàn tiếng, sút cân bất thường, khó nuốt.
Trào ngược dạ dày khó thở phải làm sao
Có nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở như: Dùng thuốc tây, sử dụng thảo dược thiên nhiên, thay đổi thói quen sinh hoạt… Dưới đây là thông tin chi tiết:
Dùng thuốc tây
Sử dụng thuốc tây là cách điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc tây phổ biến gồm:
- Thuốc kháng acid: Mylanta, Tums, Rolaids….
- Thuốc kháng Histamin: Cimetidine, Nizatidine, Famotidine….
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Lansoprazole…
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh sử dụng khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng viêm
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh an toàn, cải thiện triệu chứng từ trong cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:
Dùng gừng chữa trào ngược dạ dày
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Gừng tươi 500g, đường trắng 50g, giấm táo 250ml và nước muối pha loãng. Thực hiện bằng cách dùng gừng tươi thái lát mỏng và ngâm trong nước muối, vớt ra để ráo. Tiếp theo người bệnh đun sôi gừng cùng giấm táo và đường trắng và để nguội. Sử dụng hỗn hợp này để uống hàng ngày trước bữa ăn.
Chữa trào ngược dạ dày bằng tinh bột nghệ
Hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét niêm mạc dạ dày hiệu quả. Vì thế, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dùng tinh bột nghệ để ngăn tiết acid dịch vị, giảm chứng khó thở. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể thực hiện bài thuốc dân gian này bằng cách cho một thìa tinh bột nghệ vào ly nước ấm, khuấy đều và uống trước ăn..
Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên khác để hỗ trợ như mật ong, nha đam, trà hoa cúc… Mặc dù các bài thuốc đều lành tính nhưng người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo mức độ tương thích.
Thay đổi lối sống
Chứng khó thở do trào ngược dạ dày có thể được cải thiện nếu người bệnh chú ý thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt. Người bệnh cần chú ý:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế ăn quá no hoặc để bụng quá dòi
- Người bệnh ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như bột yến mạch, sữa chua, rau xanh…
- Người bệnh tránh các thực phẩm hại cho dạ dày như đồ dầu mỡ, đồ chua, cay, nóng…
- Tránh để căng thẳng đầu óc kéo dài, hạn chế thức khuya và làm việc quá độ
- Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng
Trào ngược dạ dày gây khó thở là bệnh lý có thể chuyển biến phức tạp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh cần chú ý các triệu chứng để thăm khám bác sĩ và áp dụng các phương pháp chữa trị khoa học phù hợp.