Thông thường nhắc đến ho chúng ta nghĩ đến các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên ho cũng có thể do trào ngược dạ dày và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho và cách điều trị qua bài viết sau!
Tại sao trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược là tình trạng thức ăn và dịch vị bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản. Có thể hiểu, ho được xem là phản xạ của cơ thể để làm sạch lá phổi bị acid dịch vị trào ngược vào.
Ngoài ra, trong một số trường hợp dịch trào ngược di chuyển lên cổ họng gây kích ứng ho. Khi axit dạ dày tiếp xúc nhiều với thanh quản, cổ họng lâu ngày có thể khiến người bệnh bị khàn tiếng và viêm amidan.
Dấu hiệu nhận biết ho do trào ngược dạ dày
Người bệnh có thể nhận biết ho do trào ngược dạ dày nhờ các biểu hiện phổ biến sau:
- Trước khi ho thường xuất hiện các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng và kèm theo đau rát họng
- Cơn ho kèm theo đau rát xương ức và khó chịu vùng họng
- Tình trạng ho tăng nhiều sau ăn hoặc vào ban đêm
- Người bệnh kèm theo các triệu chứng như ho và khó chịu cổ họng
- Ho dai dẳng kéo dài
Trào ngược dạ dày gây ho có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày gây ho không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu người bệnh chủ quan không chữa trị sớm, trào ngược dạ dày có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Sưng, viêm niêm mạc họng dẫn đến phù nề họng nghiêm trọng.
- Dẫn đến viêm họng mãn tính thậm chí hen suyễn.
- Ho quá nhiều do trào ngược dạ dày có thể dẫn đến khàn giọng hoặc tắt tiếng.
- Các biến chứng của chứng trào ngược như: Loét thực quản, barrett thực quản, ung thư dạ dày…
Cách phát hiện trào ngược dạ dày gây ho
Khi gặp tình trạng trào ngược dạ dày gây ho, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là cách chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày gây ho phổ biến hiện nay, có thể kể đến như:
Chẩn đoán trào ngược dạ dày gây ho
Chẩn đoán lâm sàng: Các bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng sức khỏe hiện tại, các biểu hiện cũng như tiền sử bệnh để chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm chẩn đoán: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày giúp xác định chính xác mức độ bệnh lý. Một số xét nghiệm tiêu biểu như: Xét nghiệm nồng độ pH, nội soi dạ dày, sử dụng thuốc ức chế bơm proton kiểm tra tình trạng ho của người bệnh có liên quan đến bệnh trào ngược hay không.
Cách điều trị ho do trào ngược dạ dày
Sử dụng thuốc tây điều trị trào ngược dạ dày
Có nhiều loại thuốc được các bác sĩ sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày gây ho, bao gồm:
- Thuốc kháng axit: Loại thuốc này giúp hạn chế sản xuất acid dịch vị và hạn chế tình trạng trào ngược. Một số loại thuốc kháng axit phổ biến gồm: Maalox, gastropulgite, hull…
- Thuốc kháng histamin (ức chế thụ thể H2): Giúp cải thiện khó chịu do chứng trào ngược dạ dày gây nên. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm có thể kể đến như: Nizatidine, ranitidine, cimetidine, famotidine…
- Thuốc ức chế bơm proton: Loại thuốc này ngăn chặn quá trình sản xuất acid dịch vị và giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày gây nên. Một số thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton như: Rabeprazole, esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, pantoprazole…
- Thuốc làm dịu cổ họng, hạn chế cơn ho: Thuốc này giúp người bệnh giảm triệu chứng các cơn ho, làm dịu cổ họng do trào ngược dạ dày. Một số thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ kê đơn như: Codein, pholcodin, dextromethorphan…
Sử dụng phương pháp dân gian điều trị trào ngược dạ dày gây ho
Một số phương pháp dân gian sau giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả bao gồm:
Mật ong và lá hẹ
Mật ong có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu đờm giúp làm dịu cổ họng. Lá hẹ chứa allicin – chất chống oxy hóa, kháng nấm và kháng khuẩn khá tốt. Người bệnh sử dụng lá hẹ kết hợp mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và hạn chế trào ngược axit dạ dày.
Thực hiện bài thuốc này bằng cách: Dùng một nắm lá hẹ rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 2-3cm, cho vào bát kèm 100ml mật ong sau đó hấp cách thủy. Người bệnh ăn hỗn hợp mật ong và lá hẹ liên tục trong một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tỏi và tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có tác dụng giảm tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả. Không những thế, tinh chất curcumin trong tinh bột nghệ còn giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và tốt cho hệ tiêu hóa. Tỏi giúp kháng viêm đồng thời giảm đau rát họng nhanh.
Người bệnh trào ngược dạ dày gây ho có thể kết hợp tỏi và tinh bột nghệ bằng cách trộn lẫn 200g tinh bột nghệ với 200g bột tỏi. Sau đó mỗi ngày dùng 1 thìa hỗn hợp cho vào 200ml nước ấm và uống sau khi ăn 1 tiếng.
Ngoài ra, một số loại dược liệu dân gian có thể dùng giảm chứng ho do trào ngược dạ dày như: Lá xương xông, gừng, húng chanh, rau diếp cá…. Người bệnh có thể giã nát các loại dược liệu trên, lọc lấy nước cốt và uống giúp làm dịu triệu chứng viêm rát họng hiệu quả.
Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày gây ho
Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Hạn chế các loại thức ăn chua gia tăng axit dạ dày, thức ăn cay nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây ho
- Giảm các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm kích thích ho như: Đồ ăn cứng, rượu bia…
- Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: Sữa chua, trái cây, rau xanh
- Không nên ăn quá no. Thay vào đó người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
- Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên tập luyện thể dục đều đặn, thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Trào ngược dạ dày thực quản gây ho là căn bệnh cần được điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bệnh mau chóng thuyên giảm nhé!