Trào ngược dạ dày gây đau lưng nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Do đó, tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và điều trị là rất cần thiết.
Mối liên hệ giữa bệnh trào ngược dạ dày và chứng đau lưng?
Các cơn trào ngược dạ dày nghiêm trọng có thể gây gia tăng áp lực trong khoang bụng, ngực. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau bụng khó chịu, đau lan tỏa ra cả vùng lưng sau.
Tùy vào mức độ của bệnh mà các triệu chứng kèm theo của mỗi người là khác nhau. Ngoài việc trào ngược dạ dày gây đau lưng thì tình trạng này còn gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, các cơn đau bụng với cấp độ khác nhau.
Tại sao trào ngược dạ dày gây đau lưng
Bệnh trào ngược dạ dày gây tổn thương thực quản, dạ dày, cổ họng và có thể dẫn đến đau lưng. Lúc này các cơ co thắt rối loạn chức năng làm thức ăn đẩy lên gây áp lực lên vùng lưng. Các nguyên nhân và tác nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:
- Axit dạ dày ảnh hưởng đến dây thần kinh: Khi axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản có thể làm tổn thương các dây thần kinh vùng vai, ngực, lưng trên và gây ra các cơn đau cho người bệnh.
- Tư thế ngủ gây đau lưng: Những người bị trào ngược dạ dày thường nằm ngủ kê cao gối để hạn chế buồn nôn về đêm. Tuy nhiên, việc kê cao gối lại khiến dây thần kinh ở vai gáy và lưng căng quá mức, dẫn đến chứng đau lưng.
- Thường xuyên nôn: Trào ngược dạ dày dẫn đến nôn mửa, ợ hơi liên tục. Tình trạng này làm cho cơ lưng người bệnh phải gồng lên dẫn đến đau nhức và khó chịu.
- Biến chứng trào ngược dạ dày: Cơn đau lưng xuất hiện có thể do các biến chứng của bệnh như viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống, tổn thương thực quản… Thông thường cơn đau lưng do biến chứng thường xảy ra thường xuyên và mức độ nghiêm trọng hơn so với các nguyên nhân khác.
Đau lưng khi bị trào ngược dạ dày không phải là triệu chứng quá nguy hiểm và người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị chúng bằng nhiều cách khác nhau.
Cách cải thiện trào ngược dạ dày gây đau lưng
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng đau lưng do trào ngược dạ dày:
Sử dụng các dược liệu tự nhiên
Có nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên lành tính chữa bệnh này. Người bệnh có thể áp dụng chúng dễ dàng ngay tại nhà. Ví dụ:
- Nghệ tươi và mật ong: Người bệnh chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 3 thìa mật ong. Thực hiện bài thuốc bằng cách giã nát nghệ tươi, lọc nước cốt và trộn thêm mật ong. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp nước này uống 2 lần mỗi ngày để bệnh thuyên giảm nhanh.
- Hạt thì là: Để giúp giảm chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng, người bệnh có thể sử dụng hạt thì là để ăn hai lần mỗi ngày. Bởi loại hạt này chứa nhiều khoáng chất và hoạt chất anethole tốt cho dạ dày, giảm các cơn co thắt gây trào ngược hiệu quả.
- Lá lược vàng ngâm rượu trắng: Người bệnh ngâm 1kg lá cây lượng vàng với 5 lít rượu trắng trong vòng một tháng. Sau đó, người bệnh bị đau lưng do trào ngược dạ dày uống khoảng 50ml rượu ngâm lá lược vàng này mỗi ngày để giúp hạn chế các triệu chứng đau lưng.
- Kết hợp lá lốt và đinh lăng: Theo dân gian, lá đinh lăng và lá lốt đề là những loại thải dược giảm đau, cải thiện tình trạng nôn mửa, đau lưng hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể kết hợp hai loại lá này theo tỉ lệ 1:1 cho vào nấu nước uống 2-3 lần mỗi ngày.
Các loại thảo dược thiên nhiên chữa trào ngược dạ dày gây đau lưng đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại hiệu quả nhanh. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện kết hợp với chỉ định điều trị của bác sĩ.
Sử dụng thuốc tây
Sử dụng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày gây đau lưng là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị nhanh. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn gồm:
- Thuốc ức chế bơm Proton: Omeprazole 20mg, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole….
- Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày: Pepcid AC, Zantac, Tagamet HB
- Thuốc giảm đau kiểm soát cơn đau lưng: paracetamol, tramadol, codein, acid acetylsalicylic…
Lưu ý quan trọng: Thuốc Tây cho hiệu quả cắt cơn đau nhanh chóng nhưng nó thường có một số tác dụng phụ nhất định. Vì thế, người bệnh không tự ý mua và điều trị mà cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh nên thực hiện:
- Bổ sung thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như thịt nạc, cá, rau củ quả nhiều chất xơ…
- Hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến dạ dày như: Thực phẩm chiên rán, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều axit như cam, chanh, dưa chua…
- Uống đủ nước mỗi ngày, không uống các loại nước có ga, chất kích thích, bia rượu
- Người bệnh không ăn quá no hoặc để bụng quá đói
- Bệnh nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng nên hạn chế các công việc nặng ảnh hưởng xương khớp ví dụ như khuân vác nặng.
- Tập các bài tập hỗ trợ cột sống và lưng để cải thiện đau nhưng như yoga, bơi lội, chạy bộ.
- Nghỉ ngơi khoa học, không để cơ thể stress kéo dài.
- Người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý lạm dụng thuốc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Trào ngược dạ dày gây đau lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh