Trào ngược dạ dày dịch mật không phải là tình trạng bệnh phổ biến, nó xảy ra khi van môn vị cũng như cơ thắt thực quản bị rối loạn hoạt động. Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này để biết cách xử lý khi gặp phải trong bài viết sau!
Trào ngược dạ dày dịch mật là gì?
Dịch mật được tiết từ gan, đi qua túi mật rồi qua ống dẫn mật để vào tá tràng với nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn, chủ yếu là giải phóng lượng chất béo để cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu. Dịch mật mang vị đắng, màu vàng xanh, có tính kiềm.
Mỗi ngày, cơ thể người tiết ra trung bình 700 – 800ml dịch mật và được chứa tại túi mật. Mặc dù, dịch mật không có men tiêu hoá nhưng lại là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiêu hoá của ruột. Bạn có thể hiểu: Acid mật là loại chất duy nhất có tác dụng tiêu hoá. Nếu van tâm vị không được đóng kín sẽ xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày dịch mật.
Nguyên nhân nào dẫn tới trào ngược dạ dày dịch mật
Khi van môn vị hoạt động không ổn định và có những tổn thương rất dễ có hiện tượng trào ngược dịch mật dạ dày. Tiếp đó là xảy ra tình trạng trào ngược lên tới thực quản gây ra cho người bệnh nhiều dấu hiệu khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày dịch mật:
- Mổ túi mật: Những bệnh nhân bị sỏi mật, viêm teo túi mật hay u túi mật đã can thiệp phẫu thuật có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày dịch mật cao hơn bình thường.
- Gặp vấn đề khi tiêu hoá thức ăn: Khi lượng thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày sẽ gây ra những áp lực cho phần cơ thắt ở dưới thực quản. Từ đó, xuất hiện tình trạng dịch mật dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Mổ cắt dạ dày: Với những ai đã từng phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày nhằm mục đích giảm cân, sẽ làm cho van môn vị bị hạn chế chức năng đóng mở. Bên cạnh đó, phẫu thuật này còn khiến dịch mật dễ dàng trào lên thực quản.
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng: Tổn thương dạ dày làm cho cơ môn vị bị ảnh hưởng, phần trương lực hoạt động không tốt khiến suy giảm chức năng hành động. Điều này làm cho dịch mật chảy vào dạ dày nhanh chóng, xuất hiện hiện tượng trào ngược.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày dịch mật
Có nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn giữa trào ngược dạ dày dịch mật và trào ngược thực quản do cả 2 có nhiều dấu hiệu tương đồng. Để tránh xảy ra tình trạng này, chúng tôi sẽ cung cấp một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh để bạn lưu ý hơn về sức khỏe của mình:
- Vùng thượng vị đau tức: Đây chính là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện khi có những cơn đau tức bụng hoặc nóng rát ở ngực.
- Ợ nóng: Khi dịch mật làm tổn thương niêm mạc, kích thích những đợt ợ nóng nhằm giảm sự khó chịu ở vùng ức.
- Buồn nôn: Dịch mật mang vị đắng, tính kiềm nên khi bị trào ngược, người bệnh thường nôn ra loại chất lỏng vàng xanh và vị đắng đọng ở họng.
- Ho khan: Sự tổn thương niêm mạc từ dịch mật còn gây ra những vết bỏng làm cho người bệnh bị khàn giọng, ho khan, thậm chí mất tiếng.
- Một số triệu chứng khác: Bên cạnh các triệu chứng điển hình, người bệnh còn bị khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, đầy bụng, tiêu hoá không ổn định và sụt cân.
Biến chứng của trào ngược dạ dày dịch mật
Khi những tổn thương do trào ngược ngày một nghiêm trọng hơn mà không được đáp ứng điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh có thể gặp biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh trào ngược dịch mật có thể mang lại là viêm loét chảy máu thực quản, viêm đường hô hấp, hẹp thực quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Chẩn đoán bệnh trào ngược dịch mật
Khi người bệnh bắt đầu tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm, khám lâm sàng để xác định vấn đề của cơ thể. Đối với bệnh trào ngược dạ dày dịch mật, người bệnh sẽ được tiến hành các hình thức chẩn đoán:
- Nội soi: Bác sĩ sẽ dùng một ống mỏng và dẻo kèm theo máy ảnh sẽ được đưa vào cổ họng để trực tiếp quan sát hình ánh dịch mật trong tá tràng trào qua lỗ môn vị như thế nào. Qua đó sẽ phát hiện các tổn thương trọng dạ dày, thực quản.
- Thử nghiệm Acid Ambulatory: Đây là phương pháp dùng đầu dò axit sẽ xác định được thời gian mà acid đi vào thực quản. Một ống mỏng linh hoạt đủ mềm dẻo giúp dễ dàng luồn được qua mũi tiến vào trong thực quản.
- Đo lường độ pH: Đây là phương pháp đo lường lượng khí hay chất lỏng đã trào ngược lên thực quản nhằm biết chính xác độ pH trong dạ dày là bao nhiêu.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày dịch mật
Sau khi đi khám và kiểm tra chi tiết, người bệnh sẽ được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp theo cơ địa và tình trạng bệnh thực tế, nặng nhẹ ra sao. Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn có thể cần can thiệp phẫu thuật mới chữa bệnh được. Những phương pháp phổ biến dưới đây:
Dùng thuốc Tây y
Sau đây là một vài loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh:
- Thuốc bơm proton gây ức chế: Tác dụng chính nhằm giảm axit dịch vị.
- Thuốc làm giảm hay loại bỏ dịch mật khỏi dạ dày: Questran, Cisaprid, Colestid. Trong đó, thuốc Cisaprid có thể dùng cho trẻ em, tuy nhiên vẫn dễ gặp những tác dụng phụ nên người bệnh cần cẩn trọng.
- Thuốc giảm các triệu chứng buồn nôn, đau bụng: Điển hình là Ursodeoxycholic.
Lưu ý: Những loại thuốc này người bệnh đọc để tham khảo chứ không thể tự ý sử dụng dễ dẫn đến những tác động xấu cho sức khỏe. Trong quá trình chữa bệnh, hãy nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Can thiệp ngoại khoa
Đối với những trường hợp trào ngược nặng, dùng thuốc không còn tác dụng, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật theo 2 phương pháp chính:
- Phẫu thuật Roux-en-Y: Loại phẫu thuật này sẽ được dùng trong trường hợp những ai từng mổ dạ dày đỏ bỏ polyrus. Phương pháp này cho hiệu quả điều trị khoảng 50 – 90%.
- Phương pháp Antireflux chống trào ngược: Hỗ trợ khắc phục sự co thắt của vòng thực quản. Khi cơ vòng được thắt chặt, đồng nghĩa với việc dịch mật và acid không còn khả năng trào ngược lên nữa.
Trên đây là tổng hợp kiến thức về chứng bệnh trào ngược dạ dày dịch mật, hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều bạn đọc. Chúc mọi người luôn thật vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống!