Trào ngược dạ dày là một tình trạng khá phổ biến. Nhiều người cho rằng đây là căn bệnh không nguy hiểm và có thể tự khỏi nên chủ quan không tìm phương pháp điều trị. Vậy trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Mời bạn đọc tìm câu trả lời qua bài viết!
Trào ngược dạ dày có tự khỏi không?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Để nhận biết bệnh này, người bệnh căn cứ vào các dấu hiệu điển hình như: Khó thở, đau tức ngực, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng…
Trên thực tế, ai cũng từng gặp cơn trào ngược một vài lần trong đời và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi trào ngược ở dạng bệnh lý với biểu hiện lặp lại nhiều lần thì người bệnh cần điều trị bằng các phương pháp y học.
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như barrett thực quản, loét dạ dày thậm chí ung thư. Do đó, người bệnh cần tìm phương pháp điều trị phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.
Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi?
Thời gian chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ mắc bệnh, tình trạng sức khỏe người bệnh và phương pháp điều trị lựa chọn. Thông thường, thời gian khỏi của người bệnh được chia ra theo các cấp độ:
- Trào ngược dạ dày độ 1: Ở cấp độ này, các dấu hiệu trào ngược chưa quá rõ ràng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: Khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng… Trào ngược dạ dày độ 1 có thể khỏi nhanh nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 2-3 tuần điều trị tích cực.
- Trào ngược dạ dày độ 2: Đây được xem là cấp độ trung bình. Bên cạnh các triệu chứng như cấp độ 1, người bệnh còn có thêm nhiều biểu hiện như: Đau rát khu vực cổ họng, buồn nôn, đau bụng từng cơn do vết loét nhỏ trong dạ dày… Thông thường các triệu chứng trào ngược dạ dày cấp độ 2 có thể giảm dần và khỏi hẳn trong khoảng 2-3 tháng nếu được điều trị đúng cách.
- Trào ngược dạ dày độ 3: Người bệnh ở cấp độ này xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ, nôn và buồn nôn thường xuyên. Ngoài ra, lúc này vết loét dạ dày rõ ràng hơn vì vậy các cơn trào ngược cũng liên tục hơn. Ở cấp độ này, bệnh nhân cần thăm khám, sử dụng thuốc và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi. Trào ngược dạ dày cấp độ 3 cần được điều trị kiên trì trong khoảng 4-6 tháng.
- Trào ngược dạ dày độ 4: Dấu hiệu của độ 4 bao gồm các dấu hiệu của ba cấp độ trên. Thêm vào đó, người bệnh thường kèm theo một số triệu chứng như: Ho, khó thở, viêm họng, khàn giọng… Cấp độ này được xem là cấp độ nặng, tình trạng bệnh thường kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên người bệnh cần bình tĩnh và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giúp triệu chứng trào ngược thuyên giảm nhanh.
Các loại thuốc giúp kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày
Phương pháp điều trị và kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc. Các loại thuốc điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm: Thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng viêm, ức chế thụ thể H2. Trong đó:
- Thuốc kháng axit: Đây là loại thuốc giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày nhờ đó kiểm soát và giảm các triệu chứng trào ngược hiệu quả. Nhóm thuốc này chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng và cắt cơn đau. Vì thế, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng axit xen lẫn với các loại thuốc điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm: Maalox, gastropulgite, hull…
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Loại thuốc này giúp cơ thể người bệnh kiểm soát lượng axit bên trong dạ dày hiệu quả. Một số loại thuốc thường gặp gồm: Nizatidine, cimetidine, ranitidine, famotidine…
- Thuốc ức chế bơm proton: Đây là thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khàn tiếng. Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn kèm theo các loại thuốc khác và dùng khoảng 40mg/ngày. Một số thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton gồm: Rabeprazole, omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được sử dụng khi nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày là vi khuẩn HP. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong khoảng 10-15 ngày theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý tăng liều hoặc bỏ thuốc.
Những loại thuốc tây trên đều giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh trào ngược nhanh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để điều trị bệnh dứt điểm.
Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực là căn bệnh không thể tự khỏi và dễ tái phát nên người bệnh cần chú ý lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để hạn chế tình trạng trào ngược nặng hơn:
- Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trào ngược: Không ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ đồng thời tăng cường bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn.
- Không nên ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói.
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng bụng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Không để cơ thể trong trạng thái căng thẳng quá mức.
Trên đây là những thông tin giải thích cho vấn đề trào ngược dạ dày có tự khỏi không. Nhìn chung, đây là một bệnh cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên thăm khám các cơ sở chuyên khoa khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách nhất!