Vảy nến da đầu là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy không có thuốc đặc trị, nhưng người bệnh có thể sử dụng 5 loại thuốc trị vảy nến da đầu dưới đây để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
5 loại thuốc trị vảy nến tốt nhất hiện nay
Thuốc bôi Diprosone
Đây là thuốc được đặc chế dưới dạng kem bôi da, là nhóm thuốc có chứa corticosteroid. Thuốc bôi Diprosone được nghiên cứu và bào chế bởi công ty dược phẩm Schering- Plough Labo NV, có trụ sở tại Bỉ.
Thành phần của thuốc bôi Diprosone:
- Axit photphoric
- Cetomacrogol 1000
- Natri hydroxit
- Betamethasone dipropionate 0.5mg
- Chlorocresol
- Các thành phần khác
Tác dụng:
- Giảm ngứa, cải thiện tình trạng mẩn đó, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến da đầu, thuốc bôi Diprosone còn xuất hiện trong liều thuốc điều trị các chứng bệnh khác như: chàm, viêm da,….
Liều lượng dùng: 2 lần/ngày. Không bôi liên tục trong 3 tuần.
Các tác dụng phụ không mong muốn: Da bị châm chích, vùng da bôi bị teo lại, khô da, nổi mẩn ngứa,… Để hạn chế xảy ra tình trạng này, người bệnh nên tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc bôi Flucinar
Sản phẩm này được khuyên dùng trong điều trị bệnh vảy nến da đầu. Thuốc ở dạng mỡ, có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Sản phẩm được sản xuất tại Ba Lan và có giấy cấp phép hoạt động, đưa vào sử dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt nam.
Thành phần thuốc thuốc bôi Flucinar: Fluocinolone acetonide 0.25mg, và một số tá dược khác.
Công dụng thuốc bôi Flucinar:
- Thuốc bôi Flucinar có thành phần chính là Fluocinolone acetonide, hoạt chất này có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu, kháng viêm cho bệnh nhân vảy nến da đầu.
- Ngoài ra, thuốc bôi Flucinar còn một số công dụng trong điều trị các bệnh khác như: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, Liken phẳng, Eczema, Lupus ban đỏ, viêm da thần kinh,….
Liều lượng dùng: 2-4 lần/ngày. Không bôi liên tục trong 3 tuần.
Các tác dụng phụ không mong muốn: Loại thuốc này ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên chú ý những dấu hiệu bất thường. Nếu có hãy tới ngay cơ sở y tế để được khắc phục.
Thuốc bôi Daivonex
Loại thuốc trị vảy nến da đầu này xuất hiện phổ biến trong quầy thuốc của cửa hàng dược phẩm hiện nay.
Thành phần thuốc bôi Daivonex: Thành phần chính là Calcipotriol. Ngoài ra, còn có sự gia giảm của một số tá dược khác mang tới hiệu quả cao trong điều trị vảy nến da đầu.
Công dụng thuốc bôi Calcipotriol:
- Thuốc bôi Calcipotriol có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm trên da đầu.
- Kích thích da đầu tái tạo tế bào mới, không làm tổn thương cho da.
- Giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh vảy nến da đầu.
Liều lượng dùng: 1-2 lần/ngày.
Các tác dụng phụ không mong muốn: Không có tác dụng phụ.
Thuốc Dermovate
Đây là loại thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu được đặc chế ở dạng kem bôi. Sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan và hiện nay được bày bán phổ biến tại các cửa hàng dược phẩm trên toàn quốc.
Thành phần thuốc Dermovate: Thành phần chính là Clobetasol propionate 0.05% và ngoài ra còn một số tác dược khác được gia giảm với liều lượng vừa đủ.
Công dụng thuốc Dermovate:
- Thuốc bôi Dermovate có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, mang lại hiệu quả cao trong điều trị vảy nến da đầu.
- Có tác dụng ức chế histamin, serotonin, bradykinin – tác nhân chính gây vảy nến da đầu.
Liều lượng dùng: 1-2 lần/ngày (Thích hợp cho trẻ từ 12 tuổi trở lên).
Các tác dụng phụ không mong muốn: Không có tác dụng phụ.
Thuốc Axit Salicylic
Thuốc Axit Salicylic nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid. Sản phẩm bào chế dưới dạng thuốc mỡ và được sử dụng phổ biến trong các đơn thuốc chữa bệnh vảy nến da đầu của bác sĩ.
Thành phần thuốc Axit Salicylic: Thuốc có thành phần chính là Axit Salicylic. Đồng thời có gia giảm thêm một số tác dược khác
Công dụng của thuốc Axit Salicylic:
- Có tác dụng kích thích da bong vảy một cách tự nhiên để không làm tổn thương thêm cho da.
- Ngăn chặn sự phát triển của nấm – Tác nhân gây vảy nến da đầu.
- Kháng viêm, sát khuẩn, làm lành da.
Liều lượng dùng: 2-3 lần/ngày (Không bôi lên vết thương hở).
Các tác dụng phụ không mong muốn: Không có tác dụng phụ.
Một số lưu ý khi dùng thuốc trị vảy nến da đầu
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc bôi để hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng liều lượng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được bỏ liều hoặc sử dụng quá liều.
- Tuyệt đối không bỏ thuốc trong khi đang điều trị. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, khiến bệnh tái phát. Một khi bệnh tái phát thì việc kiểm soát cũng trở lên khó khăn hơn rất nhiều.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu bị vảy nến trước khi tiến hành dùng thuốc. Người bệnh có thể sử dụng nước ấm để làm mềm lớp da, khi bôi thuốc lên sẽ giúp dược chất dễ dàng thẩm thấu vào da hơn.
- Sử dụng thuốc đúng tình trạng bệnh và nên tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi, từ đó có sự thay đổi kịp thời.
- Ngoài việc sử dụng các loại thuốc để điều trị, người bệnh vảy nến da đầu nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại chất dinh dưỡng cần thiết cũng như hạn chế sử dụng thực phẩm không được khuyến khích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Tăng cường luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Trên đây là danh sách 5 loại thuốc trị vảy nến da đầu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với gợi ý này, độc giả sẽ có được thêm cho mình cách trị bệnh vảy nến hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm bình phục.