Thuốc tiêu đờm cho trẻ có tác dụng chính là làm tiêu chất dịch nhầy và đưa chúng ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Vậy thuốc tiêu đờm và thuốc long đờm có giống nhau hay không? Những loại thuốc nào có hiệu quả và cần lưu ý gì khi sử dụng? Mời các bậc phụ huynh cùng giải đáp các vấn đề trên thông qua bài viết sau.
Sự khác nhau giữa thuốc tiêu đờm cho trẻ và thuốc long đờm
Trẻ em với sức đề kháng kém nên thường dễ mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là tình trạng ho có đờm, khò khè trong thời gian dài. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh thường áp dụng các thuốc long đờm hoặc thuốc tiêu đờm cho trẻ. Thế nhưng, hầu hết cha mẹ chưa phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại thuốc này.
Nhóm thuốc long đờm sẽ có tác dụng làm loãng dịch tiết đờm thông qua nguyên lý làm tăng tiết dịch, thể tích và khối lượng đờm. Nhờ vậy mà đờm dễ bị loãng ra, người bệnh sẽ đào thải đờm thông qua việc ho, khạc, nhổ.
Trong khi đó, thuốc tiêu đờm cho trẻ tác động trực tiếp vào đờm mà không làm tăng thể tích, khối lượng đờm. Chúng bẻ gãy cấu trúc hóa học được liên kết trong dịch đờm, đồng thời làm giảm độ quánh của dịch tiết. Nhờ vậy lượng đờm sẽ không tăng tiết dịch và dần dần bị đào thải ra ngoài. Các chất đặc trưng trong các loại thuốc này là acetylcystein, carbocistein, ambroxol, bromhexin…
Như vậy, thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm cho trẻ sẽ có cơ chế hoạt động và mục đích sử dụng khác nhau. Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn 2 loại thuốc khác nhau này là do chúng thường có tác dụng chung là loại bỏ các dịch đờm khỏi hệ hô hấp.
Các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng của bé và tham vấn thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành để có thể lựa chọn được đúng loại thuốc dành cho bé. Việc sử dụng đúng loại thuốc sẽ đem đến tác dụng chữa bệnh hiệu quả và an toàn hơn.
Các loại thuốc tiêu đờm cho trẻ
Có rất nhiều phương pháp cũng như thuốc làm tiêu đờm cho trẻ mà bậc cha mẹ có thể tham khảo sử dụng. Dưới đây sẽ là một vài thông tin về thuốc tây y và một vài bài thuốc dân gian hữu hiệu giúp điều trị tiêu đờm cho bé.
Thuốc Tây y
Các loại thuốc tiêu đờm cho trẻ thông thường sẽ được bào chế dưới dạng siro uống. Trẻ dễ dàng uống hơn và cũng an toàn hơn do liều lượng dược tính tương đối thấp. Cũng bởi vậy mà nhóm thuốc tây y dạng siro uống mang lại hiệu quả chậm.
Hiện nay, một số loại siro giúp tiêu đờm cho bé được dùng phổ biến gồm:
Siro ho Astex
Đây là loại siro tiêu đờm thuộc danh mục sản phẩm được tập thể dược sĩ khoa dược – bệnh viện Nhi đồng nghiên cứu bào chế và đưa vào sử dụng từ năm 1983. Sản phẩm được bào chế từ 100% các vị thuốc quý, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Siro ho Astex giúp điều trị ho, các bệnh về đường hô hấp, viêm phế quản, viêm họng ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, sử dụng siro ho Astex còn giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là ở thời điểm giao mùa. Sản phẩm được Bộ y tế trao tặng giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt 2014”.
Siro Paburon S
Siro Paburon S là sản phẩm thuốc tiêu đờm cho trẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Loại thuốc này được bào chế từ những nguyên dược liệu tự nhiên, an toàn cho cả trẻ sơ sinh.
Dạng Siro Paburon S không có chứa kháng sinh và đặc biệt có hương vị dâu thơm ngon nên rất dễ uống. Các bậc phụ huynh sử dụng thuốc khi bé có dấu hiệu cảm cúm, cảm lạnh. Sản phẩm có thể làm dịu nhanh những cơn đau ngứa khó chịu từ họng và giúp tiêu đờm, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Thuốc Carbocisteine
Carbocisteine là sản phẩm thuốc tiêu đờm cho trẻ sử dụng được cả cho người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, thuốc được bào chế dưới hai dạng gồm siro uống và viên nang cứng.
Carbocistein hoạt động trên cơ chế làm giảm các đặc tính của đờm, khiến chúng loãng và dễ đào thải ra khỏi cơ thể người bệnh. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để kháng khuẩn, tiêu diệt virus gây bệnh và làm giảm tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp.
Thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian thường được áp dụng trong các trường hợp tình trạng đờm ở mức độ nhẹ. Một vài bài thuốc tiêu đờm cho trẻ dễ thực hiện như sau:
Nước muối
Muối là loại nguyên liệu phổ biến trong mỗi gia đình. Ngoài việc là một loại gia vị quen thuộc, muối còn được ứng dụng chữa bệnh rất tốt. Nước muối ấm pha loãng có tác dụng sát trùng, loại bỏ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Sử dụng nước muối súc miệng vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi ngủ là giải pháp làm giảm ngứa rát, hỗ trợ tiêu đờm.
Bài thuốc tiêu đờm cho trẻ từ quả lê
Lê là loại trái cây được nhiều trẻ em yêu thích. Trong lê chứa nhiều vitamin, chất xơ, canxi… rất có lợi cho việc tăng sức đề kháng và khả năng hô hấp ở trẻ nhỏ.
Lê có khả năng tiêu đờm, làm loãng các chất nhầy và đào thải chúng dễ dàng khi người bệnh ho hay khạc nhổ. Một vài bài thuốc giảm đờm cho trẻ từ quả lê mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo như:
- Sử dụng lê và đường phèn: Lấy một quả lê, rửa sạch, cắt bỏ phần cuống, hạt và một ít lõi bên trong. Sau đó thêm vào bên trong quả lê một ít đường phèn và hấp cách thủy. Người bệnh uống phần nước bên trong và ăn phần thịt quả bên ngoài sau khi đã bỏ vỏ sẽ giúp cải thiện tình trạng ho đờm.
- Sử dụng lê cùng gừng và tắc: Tương tự như cách làm với đường phèn, các cha mẹ sẽ dùng gừng thái sợi, tắc bổ đôi thay cho đường. Gừng có tính ấm, vị cay khi kết hợp cùng lê làm tăng hiệu quả long đờm, giảm ho rõ rệt.
Nước ép củ cải trắng
Củ cải trắng có nhiều nước, tính mát, vị thanh và có tác dụng điều trị nhiều bệnh về viêm khí quản, khó tiêu. Các bậc cha mẹ có thể sử dụng củ cải trắng, mật ong và gừng làm thành bài thuốc tiêu đờm cho trẻ. Cách thực hiện như sau:
- Nguyên liệu như củ cải trắng rửa sạch và gừng đem rửa sạch, bỏ vỏ. Ép lấy nước củ cải và thái sợi gừng.
- Cho gừng và nước ép củ cải vào ấm, đun sôi, để nguội rồi thêm mật ong.
Hàng ngày, cha mẹ cho bé uống 2 lần hỗn hợp trên vào sáng và tối. Kiên trì uống trong 3 ngày sẽ thấy các dấu hiệu ho khan, đờm trong họng được cải thiện rõ rệt.
Sử dụng thuốc tiêu đờm cho trẻ cần lưu ý gì?
Việc sử dụng thuốc trị ho, tiêu đờm dành cho các đối tượng như trẻ nhỏ và bà bầu đều cần được thăm khám và chỉ định liều lượng từ các bác sĩ. Để tránh các tác dụng phụ không muốn, các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng thuốc làm tiêu đờm cho trẻ:
- Không tự ý sử dụng khi bé có dấu hiệu ho khan, khò khè bất thường
- Không sử dụng thuốc cho trẻ bị suy nhược, không biết khạc đờm hay có hệ hô hấp yếu
- Không sử dụng kèm các loại thuốc ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.
- Thời gian sử dụng thuốc tối đa là từ 7-10 ngày, cha mẹ cần tái khám hoặc thay đổi loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khoảng thời gian này.
Ngoài trẻ em, bà bầu là đối tượng khi dùng các loại thuốc tiêu đờm, trị ho cần rất thận trọng. Tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết: Thuốc trị ho cho bà bầu nhé!
Như vậy, bài viết đã cung cấp những kiến thức về thuốc tiêu đờm cho trẻ mà các bậc phụ huynh đang rất quan tâm. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bé và gia đình luôn có một sức khỏe tốt!