Thuốc kháng axit dạ dày là dạng thuốc có khả năng trung hòa acid Clohydric trong dạ dày để từ đó cân bằng, tái tạo lại vùng mô tổn thương. Vậy, thuốc kháng axit là gì? Có tốt không? Nên dùng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Thuốc kháng axit là gì?
Thuốc kháng axit dạ dày là được bắt đầu nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ thế kỷ 20. Theo đó, các nhà khoa học đã minh chứng những lợi ích to lớn của chúng trong việc điều trị bệnh dạ dày. Cụ thể, thuốc có công dụng trong điều trị bệnh nhằm giảm thiểu các chứng khó tiêu, ợ hơi, nóng trong, đầy bụng. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp điều tiết lượng axit, thay đổi chỉ số pH và giúp cân bằng hệ men vi sinh.
Hiện nay, thuốc kháng axit được sử dụng dưới dạng gel, bột hoặc viên với 2 nhóm chính:
Nhóm 1: Thuốc kháng axit anionic
Thành phần chủ yếu của nhóm thuốc này bao gồm CaCO3 và NaHCO3 có tác dụng trung hòa axit. Nhờ vậy, khi dùng thuốc sẽ giải quyết được một số vấn đề sau: Giảm thiểu tình trạng đầy bụng, hạn chế ợ nóng cũng như ngăn ngừa ổ loét lan rộng.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc thường gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể như:
- Quá tải lượng ion Canxi và Natri trong máu do sử dụng thuốc kéo dài có thể gây ra hiện tượng nhuyễn xương khiến toàn thân run rẩy kèm buồn nôn, đi ngoài.
- Các loại thuốc kháng axit anionic có gây phản ứng ngược. Điều này được lý giải, do ban đầu dùng thuốc, các hợp chất sẽ có vai trò trung hòa axit dạ dày. Nhưng sau một thời gian chính thuốc lại là nguyên nhân khiến dịch vị dạ dày được tiết ra axit nhiều hơn và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Nhóm 2: Thuốc kháng axit cationic
Thành phần chính của nhóm này bao gồm: Muối hidroxit, phosphat hoặc trilicat của Al và Mg.
Cũng giống như nhóm trên, thuốc có nhiều công dụng trong điều trị dạ dày. Tuy nhiên, một số nhược điểm của thuốc người bệnh cần biết như sau:
- Dễ gây buồn nôn, đắng miệng, đau thắt bụng.
- Rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể dễ mất nước.
- Thận, gan bị tổn thương.
Ngoài ra, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý tránh kết hợp nhóm thuốc kháng axit cationic với một số thuốc khác bao gồm isoniazid, digoxin, tetracyclin,… bởi chúng dễ dàng tương tác với nhau gây tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là hai nhóm thuốc kháng axit chính, tuy nhiên để hiệu quả chữa trị tốt nhất, bác sĩ thường tiến hành kết hợp với các thuốc kháng sinh khác như:
Kết hợp cùng thuốc chống co thắt
Khi kết hợp thuốc chống co thắt và nhóm thuốc kháng axit dạ dày thì hiệu quả chữa trị dạ dày sẽ được nâng cao hơn. Khi đó, cơ trơn sẽ giảm co bóp giúp dạ dày hạn chế được tình trạng đau.
Tuy vậy, khi kết hợp bệnh nhân cần chú ý bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như: suy thận, suy mạch vành, phì đại hệ tuyến tiền liệt,…
Kết hợp cùng nhóm thuốc chống đầy hơi
Trong thuốc chống đầy hơi thường chứa chất có tên gọi simethicone có tác dụng giảm áp lực hơi lên vùng ngực và cuống họng từ đó giảm thiểu được tình trạng đầy hơi, ợ nóng khó chịu.
Một số thuốc kháng axit dạ dày tốt hiện nay
Thuốc Maalox
Với công dụng chính là giảm thiểu cơn đau, trung hòa axit trong thành dạ dày nên thuốc thường được bác sĩ kê đơn để bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc chứng táo bón giai đoạn nặng thì không nên uống loại thuốc này.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh không được sử dụng Maalox với bất kỳ loại thuốc nào khác. Nếu muốn sử dụng song song, bạn nên uống cách tối thiểu 02 tiếng để tránh tương tác thuốc gây ra tác dụng phụ.
Thuốc Hull
Đây là thuốc thuộc nhóm kháng axit cationic với 2 hợp chất điển hình là Al(OH)3 và Mg(OH)2 có công dụng giúp tăng chỉ số pH, hạn chế lượng axit dư thừa.
Loại thuốc này được nhiều bệnh nhân lựa chọn và tin dùng vì chúng đem lại tác dụng nhanh trong thời gian ngắn. Tuy vậy, điểm hạn chế của sản phẩm này đó là dễ gây tác dụng phụ với các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu đi kèm.
Thuốc Gastropulgite
Gastropulgite là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh đường ruột, dạ dày, rối loạn tiêu hóa…Cơ chế chính của thuốc là chúng tấn công trực diện vào các hợp chất axit giúp kết tủa lắng cặn từ đó dễ dàng được đào thải qua manh tràng.
Cách sử dụng thuốc kháng axit dạ dày
Thuốc kháng axit có 03 dạng chính bao gồm: Dạng gel, dạng viên và dạng bột với các cách sử dụng khác nhau. Cụ thể:
- Đối với thuốc dạng viên: Người bệnh có thể nuốt với nước lọc hoặc nhai trước khi uống.
- Đối với dạng bột, dạng gel: Người bệnh nên pha với chút nước cho dễ uống. Sau đó uống lại bằng nước lọc để đảm bảo thuốc đã xuống hết dạ dày.
Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc kháng acid dạ dày
- Người bệnh nên sử dụng thuốc sau ăn tối thiểu 1 giờ vì đây là thời điểm tốt để thuốc hoạt động hiệu quả.
- Các loại thuốc Tây trên đều cho hiệu quả điều trị các triệu chứng nhanh chóng tuy nhiên thường kèm theo tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia cũng như đọc tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không uống hoặc giãn cách giờ uống các loại thuốc khác với thuốc kháng axit bởi chúng khiến hiệu quả điều trị bệnh chậm thậm chí còn gây tác dụng ngược.
- Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên điều chỉnh, thay đổi chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống hàng ngày để bệnh được cải thiện nhanh chóng, không lo biến chứng.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều mỡ hoặc thực phẩm quá chua. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm mềm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng như: Bánh mì, cháo, ngũ cốc, trái cây, rau xanh sạch,…
- Thực hiện chia nhỏ bữa ăn để dạ dày được hoạt động ổn định hơn. Đồng thời không được để bụng quá đói hoặc quá no khiến dạ dày hoạt động quá sức dẫn đến tổn thương.
Như vậy, các thông tin mà chúng tôi nêu trên chắc hẳn bạn đọc đã biết thuốc kháng axit là gì? Cách dùng và chữa trị bệnh ra sao? Và cần lưu ý những gì? Mong là với những thông tin đó, bạn đã tích lũy cho mình những kiến thức liên quan nhằm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày của mình. Mong bạn sớm khỏe!!!