Thông thường, khi mắc các bệnh dạ dày, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc. Hầu hết các loại thuốc này có công dụng giúp giảm tiết axit dạ dày nhằm cân bằng và thiết lập lại hệ vi sinh trong đường ruột. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết về các loại thuốc giảm axit dạ dày được tin dùng nhất hiện nay.
Thuốc giảm tiết axit dạ dày hiệu quả hiện nay
Khi kê đơn, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà đưa ra các phương thuốc chữa trị hợp lý. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc giảm tiết axit dạ dày nào để chữa bệnh thì nên tham khảo bác sĩ trước khi uống.
Thuốc Pantoprazole
Công dụng chính:
Các thành phần có trong thuốc như: Gastritis, Arturas, Esophagitis,…giúp ức chế việc bơm enzyme H+/K+ -ATPase lên thành tế bào nhờ vậy mà chỉ số axit dạ dày được trung hòa. Ngoài ra, các hợp chất trong thuốc được chỉ định để điều trị dứt điểm các ổ viêm loét trong thành dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.
Liều lượng:
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày hoặc loét dạ dày: Uống 40mg/lần/ngày vào buổi sáng trong vòng 04 đến 08 tuần.
- Điều trị loét tá tràng: Uống 40mg/lần/ngày trong vòng 02 đến 04 tuần.
- Đặc biệt, với một số bệnh nhân mắc gan và thận thì nên dùng theo đơn của bác sĩ.
Cách sử dụng:
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Pantoprazole có dạng viên nên người bệnh chỉ cần sử dụng để uống. Thực hiện uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
Tác dụng phụ:
Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một số vấn đề sau: Mệt toàn thân, nổi mày đay, buồn nôn, khô họng, đau nhức xương,…Do đó, việc sử dụng theo liều lượng của bác sĩ là cần thiết, bệnh nhân nên tuân thủ theo để tránh những vấn đề trên.
Thuốc Omeprazole
Công dụng chính:
Thuốc có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa liên quan đến việc tăng tiết dịch axit. Khi đó, chúng hoạt động như một máy bơm giúp ức chế việc sản sinh PPI từ đó làm giảm tiết axit, hạn chế tình trạng ợ chua, khó tiêu. Đồng thời thuốc Omeprazole cũng giúp chữa lành vết loét dạ dày, tá tràng do axit gây ra.
Liều lượng:
- Điều trị loét tá tràng: Dùng 20mg/lần/ngày trong 4 tuần.
- Điều trị loét dạ dày: Dùng 40mg/lần/ngày trong 4 tuần.
- Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Liều dùng ban đầu (10 ngày): Sử dụng 60mg/lần/ngày. Liều dùng duy trì (20 ngày): Sử dụng 120mg/3 lần/ngày.
- Điều trị tình trạng khó tiêu: Dùng 20mg/lần/ngày trong 4 tuần.
Cách sử dụng:
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Omeprazole được sử dụng để uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ được cho là do sử dụng Omeprazol như: Táo bón, buồn nôn, đau đầu, ngứa ngáy, hoa mắt, tim đập nhanh, khó thở, động kinh,…Đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc thành dạ dày bị suy yếu. Do đó nên tham khảo bác sĩ ghi gặp các tác dụng phụ trên.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý liều dùng mà chúng tôi đưa ra ở trên chỉ đúng với một số đối tượng người trưởng thành. Còn đối với phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ thì cần tham vấn các chuyên gia.
Thuốc Famotidine
Công dụng chính:
Famotidine là thuốc giảm tiết axit dạ dày dạng viên được biết đến với vai trò đối kháng histamin H2. Thuốc giúp nhanh chóng chữa lành ổ loét và cải thiện một số triệu chứng bao gồm đau bụng, ợ nóng và trào ngược dịch lên vùng thực quản.
Liều lượng:
Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn với liều dùng 20mg/lần/ngày trong 1 tháng.
Ngoài ra, nếu trường hợp nặng hơn có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kèm với một số thuốc giảm đau khác.
Cách sử dụng:
Uống trước hoặc sau ăn 30 phút.
Tác dụng phụ:
Khi sử dụng thuốc giảm tiết dịch axit dạ dày Famotidine người bệnh có thể sẽ gặp một vài triệu chứng như: Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, đau tức vùng ngực và cơ xương. Đặc biệt, đàn ông khi sử dụng lâu có thể gây ra hiện tượng liệt dương dẫn đến vô sinh.
Bài thuốc giảm tiết axit dạ dày từ thảo dược thiên nhiên
Thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên bao gồm: Nghệ, chè, gừng, lá khôi tía,…được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giảm tiết axit dạ dày hiệu quả. Vậy công dụng cụ thể của các loại thảo dược này như thế nào?
- Củ nghệ: Hoạt chất Nano Curcumin có trong nghệ tươi giúp chữa lành vết thương, trung hòa lượng axit thừa trong dạ dày. Bên cạnh đó, việc kết hợp với mật ong sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh dạ dày. Người bệnh nên dùng 2 lần vào sáng, tối trước khi ăn và duy trì trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
- Cây khôi nhung: Hoạt chất Tanin, Glycosid tồn tại trong cây khôi nhung có tác dụng chữa lành các tổn thương dạ dày do vi khuẩn Hp tấn công. Đặc biệt, cây khôi nhung còn được biết đến với vai trò điều tiết dịch axit trong dạ dày, hạn chế các chứng đầy hơi, ợ nóng và nhiều triệu chứng khác.
- Chè dây: Khi sử dụng các bài thuốc giảm tiết axit dạ dày được điều chế từ thảo dược chè dây thì tình trạng bệnh dạ dày sẽ thuyên giảm. Cụ thể, axit dịch vị dạ dày được cân bằng đồng thời hiện tượng viêm do hình thành ổ loét cũng nhanh chóng được đẩy lùi. Người bệnh có thể sử dụng chè dây để hãm nước uống thay nước lọc hàng ngày sẽ rất tốt cho việc chữa trị bệnh.
Sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày cần lưu ý gì?
Hiện nay, những loại thuốc mà chúng tôi nêu trên đều được bày bán trên hầu hết các cửa hàng thuốc. Do đó, sẽ rất tiện lợi cho người bệnh khi lựa chọn và mua những sản phẩm này. Tuy nhiên để tránh mua phải hàng giả cũng như sử dụng sao cho hợp lý người bệnh nên lưu ý vấn đề sau:
- Thuốc giảm tiết axit dạ dày thường được kê theo đơn nên người bệnh cần chú ý sử dụng theo liều dùng đã được chỉ định để tránh ảnh hưởng đến hệ bài tiết, hệ tuần hoàn,…
- Sau một thời gian dùng thuốc, người bệnh nên đi tái khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh cũng như đưa ra kết luận có cần sử dụng thuốc nữa hay không.
- Đặc biệt, người bệnh không được tự ý mua, sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Trong quá trình uống, bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể. Do đó, người bệnh cần theo dõi các tác dụng phụ này và báo bác sĩ để được khám thường xuyên nhằm tránh biến chứng nặng.
- Bên cạnh đó, chất lượng thuốc cũng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Do vậy, để tránh mua phải thuốc “dởm” người bệnh nên mua trực tiếp trong bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc uy tín.
Việc sử dụng các loại thuốc bao gồm thuốc tây hay thảo dược tự nhiên đều đem lại những tác dụng tích cực trong việc giảm tiết axit dạ dày. Tuy nhiên, chúng đều có những mặt hạn chế trong quá trình sử dụng. Do đó, để biết mình nên sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày gì và liều lượng ra sao cũng như cần lưu ý những vấn đề nào thì người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.