Nhiều ý kiến cho rằng khi đu xà đơn thì có thể giúp ích cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Vậy quan niệm này có đúng? thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn hay không? cần lưu ý gì khi quyết định luyện tập? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong nội dung sau!
Thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn?
Xà đơn là một môn thể dục thể chất có nhiều lợi ích với sức khỏe. Nếu tập luyện thường xuyên và đúng cách thì nó có thể giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức dẻo dai của cơ thể, làm xương khớp thêm linh hoạt và hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng về vận động trong các bệnh lý về xương khớp nói chung, cột sống nói riêng.
Vậy người thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn hay không? Câu trả lời là có và đây chính là một hoạt động thể chất được khuyến khích cho người bệnh, đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa, cần duy trì hoạt động để giúp tăng cường khả năng hồi phục của xương khớp.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM), với những lợi ích sau đây với sức khỏe thì người bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn nên tập xà đơn:
- Giải tỏa áp lực cột sống: Tập xà đơn giúp cho cột sống được thư giãn, giảm áp lực cho vùng cột sống đang bị thương tổn, về lâu dài giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý này.
- Giảm đau: Khi luyện tập đúng cách, các cơ bắp được tăng cường sức dẻo dai, hỗ trợ giải phóng sự chèn ép thần kinh, cải thiện cơn đau đớn khó chịu ở cột sống.
- Giảm áp lực nội đĩa đệm: Khi cột sống được kéo giãn, các đốt sống được tăng về khoảng cách nên giảm tình trạng chèn ép đối với đĩa đệm.
- Giúp cột sống cân bằng: Khi ở tư thế treo xà đơn, đường cong sinh lý của cột sống được thiết lập lại nên hỗ trợ việc nắn chỉnh cột sống về trạng thái tự nhiên nhất.
Cách tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho người thoát vị đĩa đệm để luyện tập xà đơn hiệu quả nhất:
Đối với người mới tập xà
Đây là bài tập giúp thả lỏng, thư giãn cột sống với cường độ nhẹ, thích hợp cho người chưa từng tập xà hoặc thể lực không quá tốt. Cách thực hiện như sau:
- Hãy đảm bảo thanh xà được lắp đặt phù hợp với chiều cao của người tập và được lắp ở vị trí chắc chắn.
- Có thể sử dụng 1 chiếc ghế để nắm thanh xà. Lưu ý đứng thẳng lưng, khoảng cách hai tay đặt trên thanh xà rộng bằng vai.
- Nhấc chân ra khỏi ghế và treo mình trên thanh xà. Hãy bám chắc vào thanh nhưng tay vẫn cần treo thẳng, cố gắng thả lỏng để toàn bộ đốt sống lưng được thư giãn hoàn toàn.
- Người mới tập chỉ cần cố treo mình 10 giây, sau đó tăng dần thời gian luyện tập lên 30-35 giây rồi tới 1 phút, 2 phút…
- Thả lỏng thân mình, chân chạm vào ghế để toàn thân thả lỏng trong 30 giây rồi thực hiện lại động tác đu xà thêm 2-3 lần nữa.
Bài tập hít xà đơn nâng cao
Đây là bài tập có thể giúp vùng thắt lưng được thư giãn tối đa, tăng cường sức bền cho cơ bắp tay và giúp người bệnh điều hòa nhịp thở. Thực hiện như sau:
- Đứng lên ghế nắm lấy thanh xà, hai cánh tay mở rộng bằng vai và hít sâu vài nhịp.
- Nhấc chân ra khỏi ghế, đu mình trên thanh xà rồi từ từ nhấc/kéo cơ thể lên cao cho tới khi đầu vượt lên khỏi thanh xà.
- Tùy vào thể trạng mà có thể hít lên hít xuống xà đơn bao nhiêu lần tùy ý. Nhưng thời gian đầu không cần luyện tập quá sức, có thể duy trì từ 3-5 lần là hợp lý rồi tăng dần cấp độ.
- Tập xong thì đặt chân trở lại bục và thả lỏng cơ thể.
Chú ý khi tập xà đơn cho người thoát vị đĩa đệm
Dù tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm có nhiều lợi ích đến mấy nhưng nếu không thực hiện đúng thì nó cũng có thể gây ra những tác hại ngược cho cột sống và sức khỏe người bệnh. Do đó để đạt hiệu quả tốt nhất khi luyện tập bộ môn này thì trước, trong và sau khi tập xà đơn người bệnh hãy lưu ý những điều sau:
- Thực hiện đúng tư thế để tránh chấn thương và những tổn hại không đáng có đối với cột sống. Điều quan trọng nhất là khi tập hai cánh tay cần duỗi thoải mái.
- Không vặn vẹo lắc lư trong khi đu xà. Điều này là để cột sống được duỗi thẳng tự nhiên, hạn chế tổn thương.
- Không nín thở trong khi tập. Hít thở đều đặn là biện pháp cải thiện sự lưu thông máu, giúp quá trình tuần hoàn trong cơ thể diễn ra suôn sẻ.
- Không quá sức: Cường độ luyện tập chú ý phù hợp với tình trạng thể chất của từng người, không tập quá sức sẽ ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe.
Ngoài ra cần lưu ý những điều sau trong từng giai đoạn luyện tập:
- Trước khi luyện tập: Cần lựa chọn trang phục tập luyện rộng rãi thoáng mát, cần có găng tay bảo hộ để tránh chấn thương. Có thể chuẩn bị thêm 2 viên gạch đặt dưới chân cách nhau 50-60cm với chiều cao từ 5-7cm để hỗ trợ về chiều cao. Ngoài ra, cơ thể cần thả lỏng tối đa, tiến hành làm nóng cơ thể để giảm thiểu nguy cơ chuột rút.
- Trong khi thực hiện bài tập: Tập luyện với cường độ điều độ không nên nóng vội. Với người mới tập thì có thể tập và nghỉ thở kết hợp song song ở mỗi nhịp lên xuống để cơ thể thích nghi tốt hơn. Thời gian luyện tập lý tưởng nhất là vào buổi sáng và chiều.
- Sau khi tập xong: Không được nhảy lên xuống đột ngột vì có thể khiến cơ thể bị choáng váng, tập xong nên đi lại nhẹ nhàng là tốt nhất.
Trên đây là những tổng hợp và phân tích chi tiết để trả lời cho thắc mắc “thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn”. Hy vọng bạn đã có những kiến thức bổ ích cho mình. Chúc bạn sớm khỏe mạnh!