Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Để ngăn chặn những cơn đau và nguy hiểm do thoái hóa khớp gối mang lại, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tốt nhất.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương, hao mòn, rách nứt trong quá trình vận động hoặc do quá trình thoái hóa của cơ thể. Khi đó, sụn khớp gối sẽ bị chà xát lên nhau, va chạm gây nên những cơn đau nhức khó chịu. Lâu dần, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, sinh hoạt và lao động.
Không chỉ có vậy, thoái hóa khớp gối còn là nguyên nhân gây ra gai khớp gối do bệnh thúc đẩy hình thành nên gai xương. Đối tượng chủ yếu của thoái hóa khớp gối là sau 45 tuổi. Tuy nhiên, với lối sống hiện đại ngày nay thì người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê, phụ nữ dễ mắc thoái hóa hơn nam giới. Nhưng bất kì ai cũng có thể là đối tượng của thoái hóa khớp gối nếu chủ quan và không có lối sống khoa học.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Xác định đúng nguyên nhân thoái hóa khớp gối sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đồng thời ngăn chặn tái phát. Theo nghiên cứu, những yếu tố gây tác động xấu đến khớp gối có thể kể đến như:
- Mắc bệnh lý xương khớp: Những người đang mắc viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, một số trường hợp mắc chứng rối loạn chuyển hóa, hormone phát triển dư thừa cũng có thể là đối tượng của thoái hóa khớp gối.
- Thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể tăng đột biến hoặc béo phì sẽ gia tăng áp lực lên hệ xương khớp, trong đó có khớp đầu gối. Lâu dần, sụn khớp gối sẽ bị tổn thương và gây nên những cơn đau nhức khó chịu.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa thì rất có thể sẽ di truyền cho thế hệ sau. Ngoài ra, một số đột biến di truyền cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
- Nghề nghiệp: Với những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, khuân vác nhiều sẽ khiến đầu gối dễ bị tổn thương và chịu áp lực.
- Tai nạn: Những chấn thương trong quá trình vận động, chơi thể thao gây trật khớp gối, đứt dây chằng đều có thể phát triển thành thoái hóa khớp gối.
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Nhìn chung, dấu hiệu của thoái hóa khớp gối khá dễ dàng nhận diện. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn đầu, đa phần người bệnh sẽ không chú ý đến và chỉ coi đó là dấu hiệu bình thường của cơ thể. Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng nhất mà người bệnh cần cảnh giác:
- Đau nhức khớp: Là triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp gối. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ nét những cơn đau nhức kéo dài, âm ỉ và tăng đột ngột khi vận động.
- Cứng khớp: Dấu hiệu tiếp theo người bệnh không nên bỏ qua là cảm giác cứng khớp khi vừa ngủ dậy. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, buổi sáng thức dậy khi người bệnh thực hiện các động tác co duỗi chân sẽ cảm thấy khó khăn. Lúc đó, bạn cần nằm nghỉ trước khi có thể đi lại bình thường.
- Biến dạng khớp: Thường xuất hiện khi căn bệnh bước vào giai đoạn nặng và đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra bại liệt, teo cơ không thể hồi phục.
- Sưng tấy khớp: Người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết tại khớp gối xuất hiện nhiều u cục to, sưng phồng gây đau nhức, tê cứng ngay cả khi không di chuyển. Điều này sẽ gây ra hạn chế vận động và ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.
Khi cơ thể có những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần tiến hành đi khám tại các bệnh viện lớn để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Theo các bác sĩ, thoái hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể và xảy ra với bất cứ ai. Do đó, để dứt điểm hoàn toàn thoái hóa khớp gối rất khó. Tuy nhiên, với sự phát triển, nghiên cứu của nền y học hiện nay thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tối đa nếu áp dụng đúng cách và phát hiện sớm.
Đặc biệt, nếu bạn là người trẻ tuổi không may mắc thoái hóa khớp gối thì hoàn toàn có thể hồi phục như chưa từng mắc bệnh. Với người có tuổi, bệnh cũng có thể được kiểm soát và bệnh nhân hoàn toàn có khả năng vận động như bình thường.
Tuy nhiên, để đạt được mong muốn như trên, người bệnh cần chú ý tuân thủ:
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và giàu dinh dưỡng. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng xấu của thoái hóa khớp gối.
- Điều trị đúng theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục đúng cách giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả tốt mà người bệnh có thể tham khảo như:
- Sử dụng thuốc tây:
Một số loại thuốc tây được bác sĩ chỉ định như: thuốc chống viêm không chứa steroid, Acetaminophen, thuốc giảm đau, thuốc ức chế COX-2…. Liều lượng và cách dùng thuốc tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh nhân, được bác sĩ chỉ định theo đơn thuốc. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà.
Bên cạnh đó, thuốc tây tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày… nên người bệnh không nên lạm dụng.
- Sử dụng thuốc nam:
Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối đơn giản, dễ làm bằng các loại thảo dược vườn nhà. Hầu hết những bài thuốc này đều đơn giản, dễ tìm và chi phí thấp nên người bệnh có thể áp dụng.
Những bài thuốc từ lá lốt, đinh lăng, gừng, ngải cứu dùng để uống, đắp… có hiệu quả khá tốt và không gây ra tác dụng phụ, được nhiều người bệnh ưa chuộng.
- Vật lý trị liệu:
Các bài tập vật lý trị liệu an toàn, lành tính và tác động trực tiếp vào vị trí đau nhức sẽ hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa nhanh chóng hơn. Việc thường xuyên thực hiện phương pháp này sẽ giúp cơ bắp được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau dễ dàng.
Người bệnh có thể thực hiện liệu pháp áp lạnh, xoa bóp, bấm huyệt, điện trị liệu… tại các bệnh viện đông y, phòng khám y học cổ truyền.
- Phẫu thuật:
Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc cơ thể không đáp ứng với những phương pháp kể trên thì phẫu thuật là giải pháp duy nhất. Phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật nội, soi, cắt xương hoặc thay thế khớp.
Tuy nhiên, những kỹ thuật này tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây tốn kém chi phí. Do đó, người bệnh chỉ nên thực hiện khi được bác sĩ chỉ định.
Như vậy, việc điều trị thoái hóa khớp gối cần thực hiện từ sớm để có cơ hội dứt điểm bệnh lý này. Để làm được điều đó, người bệnh cần chủ động phát hiện và tìm hiểu dấu hiệu bệnh để chẩn đoán nhanh nhất. Chúc bạn đọc thành công!