Đốt sống lưng L4 L5 là vị trí đóng vai trò chính trong việc nâng đỡ phần thân trên cơ thể. Vì vậy, một trong các vị trí thoái hóa thường gặp nhất chính là đốt sống L4 L5. Để hiểu rõ về vị trí đốt sống L4 L5, quá trình thoái hóa diễn ra như thế nào và mức độ nguy hiểm của nó ra sao. Mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Vị trí đốt sống l4 l5
Giải phẫu cơ thể người trong y học cho thấy cột sống con người được cấu tạo bởi 32 – 34 đốt sống, được chia thành 5 đoạn. Trong đó có 7 đốt sống cổ, ký hiệu từ C1 – C7, 12 đốt sống ngực, kí hiệu từ T1 – T12, 5 đốt sống đoạn lưng, từ L1 – L5 và 5 đốt sống cùng, gọi là S1 – S5. Đoạn cuối cùng của cột sống là xương cụt, có từ 3 – 5.

Như vậy có thể thấy rằng đốt sống L4 L5 là các đốt sống nằm ở cuối cùng của trên đoạn cột sống lưng. Hai đốt sống này chi phối các hoạt động của phần thân trên bao gồm xoay, cúi, nghiêng, vặn, gập người. Đồng thời giúp giữ thẳng và duy trì đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể.
Do nằm ở vị trí thấp nhất của đoạn đốt sống thắt lưng, đốt sống L4 L5 là vị trí phải chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng thân trên cơ thể dồn xuống. Vì vậy, quá trình lão hóa ở hai đốt sống này sẽ diễn ra sớm hơn, chịu nhiều tổn thương hơn so với các đốt sống khác.
Quá trình thoái hóa đốt sống l4-l5
Tương tự các bệnh lý khác về cột sống, xương khớp, quá trình thoái hóa đốt sống L4 L4 thường diễn ra trong một thời gian dài. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường diễn ra âm thầm nên rất khó nhận biết sớm.
Khi bệnh khởi phát, bạn sẽ gặp phải những cơn đau âm ỉ ở thắt lưng. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn tình trạng đau lưng sinh lý. Triệu chứng đau có xu hướng tăng nặng khi vận động đột ngột, lao động nặng và ngồi, nằm nghỉ sai tư thế.
Theo diễn tiến của bệnh, các gai xương đốt sống bắt đầu hình thành và chèn ép lên dây thần kinh, dây chằng và các khối cơ xung quanh. Đây là lúc triệu chứng bệnh rõ rệt hơn với các cơn đau tăng nặng, kéo dài, cơn đau xảy ra ngay cả khi nằm ngủ.
Đến giai đoạn cuối, cơn đau càng trở nên dữ dội và đau đớn hơn. Cơn đau lan tỏa từ đốt sống bị thoái hóa xuống mông, mặt sau đùi, bắp chân, bàn chân và các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Từ đó gây ra mất cảm giác, tê bì chân, hạn chế khả năng vận động.
Nếu không được điều trị kịp thời, gai xương sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến teo cơ. Biến chứng cuối cùng có thể xảy ra đó chính là bại liệt. Do đó, người bệnh không nên chủ quan với các cơn đau bất thường ở vùng thắt lưng cột sống để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 có nguy hiểm?
Như đã đề cập ở trên, thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có thể dẫn đến bại liệt nếu không được can thiệp sớm. Điều này cho thấy đây là căn bệnh rất nguy hiểm tất cả mọi người không nên coi thường.

Cụ thể, quá trình diễn tiến của bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và vận động: Tổn thương của bệnh thoái hóa đốt sống gây ra sẽ chèn ép lên dây thần kinh và các cơ quan xung quanh. Từ đó khiến cho người bệnh cử động khó khăn, đuối sức, hạn chế tầm vận động.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh về cột sống: Đốt sống L4 L5 bị thoái hóa sẽ dẫn đến việc hình thành các gai xương đốt sống. Gai xương phát triển mạnh sẽ gây biến dạng cột sống, phá vỡ đường cong sinh lý. Khi đó sẽ gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác về cột sống như: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, gai cột sống, đau thần kinh tọa,…. Tất cả những biến chứng nguy hiểm này đều có thể khiến người bệnh bị tàn phế.
- Cong vẹo cột sống: Các cơn đau nhức dữ dội do thoái hóa cột sống gây ra sẽ khiến người bệnh có xu hướng ngồi, nằm lệch về phía không bị đau. Cộng với việc các gai xương tiếp tục hình thành và phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng biến dạng, cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm mất thẩm mỹ cho hình dáng của cơ thể.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp: Không chỉ làm ảnh hưởng cho chính vị trí bị thoái hóa mà bệnh còn gây ra những tác động không nhỏ đến các bộ phận xung quanh. Nguyên do là các gai xương do thoái hóa gây ra sẽ chèn ép lên toàn bộ các dây thần kinh đi qua chúng và dây thần kinh liên sườn. Điều này sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất, giảm khả năng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể. Đặc biệt là lưu lượng máu được bơm đến tim, gan, phổi,… bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ quả xảy ra là tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như: Xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, suy tim,… Tất cả những biến chứng này đều có thể dẫn đến đột quỵ.
Như vậy có thể thấy rằng, thoái hóa đốt sống L4 L5 có thể gây ra không ít hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị sớm khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra với sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Hy vọng với những nội dung chia sẻ đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị thoái hóa đốt sống lưng. Chúc bạn đọc sức khỏe!