Nội soi dạ dày chính là phương pháp hiện đại nhất cho phép kiểm tra chính xác tổn thương liên quan đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Vậy, nội soi dạ dày có để lại nguy hiểm gì không? Cần lưu ý những gì khi tiến hành thủ thuật? Để nắm rõ hơn về chủ đề này mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Nội soi dạ dày là gì?
Dạ dày được ví như chiếc túi khổng lồ chứa đựng toàn bộ lượng thức ăn được đưa từ miệng xuống. Tại đây chúng thực hiện chức năng của mình đó là thực hiện co bóp vào nhào trộn thức ăn với dịch vị dạ dày. Tiếp tục, hệ enzyme trong dạ dày sẽ tiến hành thủy phân thức ăn thành nhiều hợp chất và đẩy chúng xuống ruột non. Tại ruột non, các hoạt chất tốt được chuyển hóa và hấp thu còn các chất cặn bã được bài tiết qua manh tràng để đi ra ngoài.
Hiện nay, y học phát triển nên việc kiểm tra các thương tổn liên quan đến dạ dày được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn cả. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội soi dạ dày để đánh giá hoạt động của dạ dày là khỏe hay yếu đồng thời chỉ ra tác nhân gây nên vấn đề đó.
Phương pháp này được sử dụng khi bác sĩ nội soi dạ dày qua miệng hoặc mũi với ống soi có gắn ở camera và đèn chiếu sáng ở đầu. Camera được gắn với nhiệm vụ chính là dò tìm và trả lời bằng hình ảnh gửi về màn hình máy tính bên ngoài. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện, kiểm tra, đánh giá những thương tổn gây ra cho dạ dày.
Cụ thể, khi bạn mắc các triệu chứng bao gồm: Đau thượng vị, đau bụng có kèm nôn, đau bụng khi đói hoặc no, ợ hơi, trào ngược thức ăn lên thực quản,… thì chắc chắn rằng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi nội soi dạ dày. Do vậy, khi thấy các triệu chứng điển hình trên thì bạn cần đến gặp bác sĩ tại chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng từ đó sẽ tìm ra được cách chữa trị bệnh càng sớm càng tốt.
Nội soi dạ dày có đau không?
Theo các bác sĩ, thủ thuật nội soi dạ dày có sử dụng thiết bị, máy móc hiện đại đồng thời kết hợp với quy trình nhanh gọn mất ít thời gian nên người bệnh sẽ cảm thấy ít đau đớn và khó chịu hơn. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh khi tiến hành thủ thuật này đều có thể sẽ gặp phải vấn đề sau:
- Nội soi có sử dụng thuốc gây mê: Thủ thuật này không gây đau đớn, mệt mỏi, buồn nôn cho bệnh nhân nhưng do tác dụng phụ của thuốc mê nên có thể bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, hoa mắt và đôi khi là nổi mẩn da.
- Nội soi qua đường miệng: Sử dụng phương pháp này sẽ gây buồn nôn cho bệnh nhân. Bởi khi đó, ống soi đi từ miệng xuống thực quản sẽ chạm vào lưỡi gà gây ra tình trạng trên. Bên cạnh đó, bạn có thể bị tức bụng, rộn rạo ruột gan,…
- Nội soi qua mũi: Khi nội soi qua mũi sẽ khiến người bệnh cảm giác nhức mũi khó chịu nhưng không gây quá nhiều đau đớn.
Tóm lại, thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày sẽ ít gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp phát sinh, người bệnh cảm thấy quá đau thì hãy liên hệ, ra dấu để bác sĩ thực hiện điều chỉnh ống soi sao cho phù hợp nhất.
Các phương pháp nội soi dạ dày phổ biến
Thông thường, nội soi dạ dày có 04 phương pháp chính với những điểm mạnh và hạn chế riêng biệt phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Cụ thể:
Nội soi dạ dày qua đường miệng
Điểm mạnh: Phương pháp nội soi dạ dày phổ biến nhất hiện nay do dễ thực hiện, giá cả thấp phù hợp với kinh phí của nhiều người bệnh.
Hạn chế: Sử dụng ống soi có đi qua lưỡi gà khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn kèm theo đau nhẹ.
Nội soi dạ dày qua đường mũi
Điểm mạnh: Phương pháp nội soi sử dụng ống soi nhỏ chỉ khoảng 5.9mm nên an toàn khi đi qua mũi. Đồng thời, bệnh nhân cũng ít cảm thấy đau đớn và buồn nôn.
Hạn chế: Nếu bệnh nhân mắc các dị tật tại mũi thì không thể thực hiện được thủ thuật này. Ngoài ra, chi phí thực hiện sẽ cao hơn so với phương pháp nội soi bằng miệng.
Nội soi dạ dày có gây mê
Điểm mạnh: Bệnh nhân không phải chịu những đau đớn khi thực hiện nội soi bằng phương pháp này. Đồng thời, thời gian thực hiện gây mê chỉ khoảng 30 phút nên ít gây tác dụng phụ lên cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ dễ dàng thực hiện thủ thuật nội soi hơn so với các phương pháp trên.
Hạn chế: Giá thành nội soi cao, tác dụng phụ của thuốc mê cũng như nguồn nhân lực lớn là những điểm hạn chế của phương pháp này.
Nội soi viên nang
Điểm mạnh: Không gây đau đớn cho bệnh nhân. Viên nang được đưa vào trong dạ dày và thực hiện như một camera ghi lại tất cả các hình ảnh nơi mà nó đi qua.
Hạn chế: Không đánh giá chính xác được những tổn thương do hạn chế trong việc zoom kiểm tra vết thương.
Quy trình nội soi dạ dày như thế nào?
Theo các bác sĩ, nội soi dạ dày thực hiện khoảng 20 phút theo quy trình 07 bước trong khoảng sau đây:
- Bước 01: Bác sĩ tiến hành kiểm tra và đánh giá sức khỏe của bệnh nhân trước khi nội soi dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan đến tim mạch và huyết áp nếu như sử dụng phương pháp gây mê.
- Bước 02: Bệnh nhân được tiêm thuốc mê thông qua tĩnh mạch nếu thực hiện thủ thuật nội soi có gây mê.
- Bước 03: Người bệnh được gắn một số thiết bị để hỗ trợ theo dõi nhịp thở, nhịp tim, huyết áp.
- Bước 04: Bệnh nhân được yêu cầu nằm nghiêng bên trái và bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào bên trong dạ dày.
- Bước 05: Thực hiện bơm không khí vào trong thực quản để ống tiêu hóa giúp chúng căng phồng lên từ đó dễ dàng cho quá trình nội soi hơn. Lúc này, ống nội soi dễ dàng di chuyển và phát hiện ra những tổn thương trên thành niêm mạc dạ dày.
- Bước 06: Sau khi nội soi dạ dày xong bác sĩ sẽ tiến hành rút ống và bệnh nhân được nằm tại chỗ để theo dõi.
- Bước 07: Với những thông tin vừa có được, bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn và đánh giá chi tiết từ đó đưa ra nguyên nhân, triệu chứng cũng như các điều trị bệnh liên quan đến dạ dày.
Lưu ý khi nội soi dạ dày?
- Khi thực hiện nội soi dạ dày, người bệnh có thể gặp biến chứng bao gồm: Rách niêm mạc, sốt cao kéo dài, đi ngoài phân có dính máu, khó chịu khi nuốt nước bọt hoặc ăn,…Vì vậy khi thấy biến chứng này bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được trao đổi và đưa ra giải pháp kịp thời.
- Trước khi nội soi, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trước 6 tiếng và nhịn uống trước 2 tiếng để đảm bảo dạ dày trống tiện cho việc phát hiện các vết loét hay bất kỳ tổn thương nào khác. Đặc biệt, người bệnh cũng cần lưu ý không sử dụng chất kích thích trước khi nội soi.
- Sau khi nội soi dạ dày khoảng 2 tiếng, bệnh nhân có thể ăn cháo loãng, soup cho dạ dày dễ tiêu hóa.
Như vậy, nội soi dạ dày là phương pháp hiện đại và an toàn giúp kiểm tra chính xác tình trạng bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để từ đó bác sĩ đưa ra các phương pháp chẩn đoán và phác đồ chữa trị bệnh kịp thời. Phương pháp này ít gây đau đớn và thương tổn cho hệ tiêu hóa. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi tiến hành nội soi.