Nội soi dạ dày nhịn ăn bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé. Dưới đây là những thông tin liên quan bạn nên biết!
Nội soi dạ dày được thực hiện khi nào?
Quá trình thực hiện nội soi dạ dày không chỉ đơn thuần kiểm tra tổn thương bộ phận này mà còn hỗ trợ chẩn đoán toàn bộ đường tiêu hóa, trong đó gồm có thực quản, dạ dày, tá tràng. Vì thế rất nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm tới thời điểm nội soi chuẩn xác nhất.
Vậy khi nào cần thực hiện phương pháp chẩn đoán này? Thực tế, nội soi dạ dày được sử dụng để phát hiện và điều trị các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Do đó quá trình này sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi bạn gặp phải một trong những triệu chứng hoặc tình huống sau:
- Người bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu như: buồn nôn, nôn mửa, bụng đau, nuốt thức ăn khó khăn và xuất huyết tiêu hóa.
- Chẩn đoán bệnh về đường tiêu hóa: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu mô của đường tiêu hóa, sau đó thực hiện sinh thiết để chẩn đoán một số vấn đề như: tiêu chảy, thiếu máu, viêm hoặc ung thư đường tiêu hóa.
- Điều trị bệnh: Nếu bạn mắc một số bệnh lý như giãn thực quản, polyp hoặc có dị vật thì các bác sĩ cũng có thể chỉ định nội soi dạ dày. Khi nội soi cơ quan này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế đặc biệt để thực hiện phẫu thuật, tác động tới bệnh giãn thực quản, loại bỏ dị vật trong hệ tiêu hóa hoặc cắt polyp.
Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
Nhịn ăn là một trong những bước chuẩn bị ban đầu quan trọng khi người bệnh có ý định thực hiện nội soi dạ dày. Việc nhịn ăn sẽ giúp hình ảnh nội soi được rõ ràng, nâng cao thêm hiệu quả của việc chẩn đoán và điều trị bệnh liên quan. Thêm vào đó, trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần làm sạch ruột hoặc uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trước khi nội soi dạ dày nhịn ăn bao lâu?
Thông thường khi nội soi dạ dày, để quan sát rõ cơ quan này cũng như tránh tình trạng sặc/ trào ngược thức ăn, người bệnh cần nhịn ăn khoảng ít nhất 6 giờ trước đó. Đồng thời bạn cũng cần nhịn uống 2-3 giờ trước khi nội soi để không bị sặc đường thở, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả có màu, cà phê,….
Một số trường hợp đặc biệt khác sẽ cần nhịn ăn lâu hơn trước khi thực hiện quá trình này:
- Người bệnh bị hẹp môn vị khi thực hiện nội soi cần nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng. Trường hợp cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống bơm rửa dạ dày trước đó.
- Khi nội soi gây mê, người bệnh cần nhịn ăn và uống từ 8 giờ, kể cả nước lọc để không làm ảnh hưởng tới phổi.
Thời điểm nội soi dạ dày được khuyến cáo đem lại kết quả rõ ràng nhất là vào buổi sáng. Bởi vì qua thời gian ngủ ban đêm, tới sáng thức ăn sẽ tiêu hóa gần hết nên lúc này dạ dày và đường tiêu hóa sẽ trống. Từ đây hình ảnh nội soi thể hiện trên màn hình máy cũng sẽ rõ ràng hơn.
Ngoài ra, trước khi thực hiện nội soi dạ dày, bạn cũng nên lưu ý thêm một số nội dung quan trọng dưới đây:
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang trong thời gian sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là những trường hợp đã từng bị ứng thuốc.
- Khi người bệnh có tiền sử bị thận, tim mạch hoặc hen suyễn thì nên cân nhắc trước khi thực hiện nội soi dạ dày.
- Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện nội soi dạ dày an toàn, hiệu quả.
Lưu ý gì sau khi nội soi dạ dày?
Sau khi nội soi , người bệnh có thể xuất hiện cảm giác khó chịu ở cổ họng và vùng bụng. Đây là phản ứng rất bình thường của cơ thể, chúng sẽ tự biến mất sau 12 giờ, do đó bạn không nên dùng thuốc hỗ trợ vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Trường hợp nếu bạn cảm thấy quá đau họng thì cũng không nên khạc nhổ mà hãy súc miệng với nước muối pha loãng để dễ chịu hơn.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm sau khi nội soi:
- Bệnh nhân nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn, không nên vội vã ra về vì khoang bụng đang khó chịu.
- Người bệnh cần nhịn ăn sau nội soi khoảng 1 giờ hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
Về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sau khi nội soi dạ dày, người bệnh cần chú ý tới những điểm sau:
- Sau 2 giờ kết thúc nội soi, bạn có thể ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như các món canh hầm, cháo, súp,…Người bệnh cần tránh uống sữa nóng vì sẽ làm ảnh hưởng tới dạ dày.
- Kiêng kỵ đồ ăn cay nóng vì có thể khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng.
- Người bệnh không nên để bụng đói quá lâu hoặc ăn no. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ các bữa chính thành nhiều bữa phụ cách nhau chừng 2-3 giờ.
- Hạn chế ăn hoa quả và đồ chua như dứa, bưởi, cam, giấm, chanh vì chúng có chứa nhiều axit nitrics gây hại cho dạ dày.
- Người bệnh nên tránh uống rượu bia, nước ngọt có gas, đồ ăn khó tiêu. Đây là nhóm đồ ăn gây kích thích dạ dày bạn cần lưu ý.
- Thông báo cho bác sĩ hoặc tới ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác thường như: Nôn mửa nhiều, người lạnh, sốt, xuất huyết, đau bụng dữ dội, đau ngực.
Như vậy sau khi tham khảo bài viết, chắc chắn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi nội soi dạ dày nhịn ăn bao lâu rồi nhé! Đồng thời bài viết cũng đã nêu rõ tới bạn một số chú ý quan trọng trước và sau khi nội soi dạ dày. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc!