Ngủ là nhu cầu thiết yếu của cơ thể nhằm duy trì sự phát triển và sự sống. Tuy nhiên, nếu con người ngủ quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp vấn đề ngủ nhiều có phải là bệnh.
Ngủ nhiều là gì?
Trong quá trình phát triển của con người, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi con người ngủ, cơ thể sẽ tiến hành đào thải chất độc, tăng cường năng lượng để hoạt động tốt hơn vào ban ngày. Tuy nhiên, khi con người ngủ quá nhiều có khả năng gây ra những tác hại đặc biệt nghiêm trọng.
Ngủ nhiều là thuật ngữ để chỉ tình trạng con người ngủ ban ngày quá mức hoặc ban đêm quá nhiều. Đa số người bệnh đều rất khó khăn khi tỉnh táo vào ban ngày và sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ngáp nhiều…
Người ngủ nhiều có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và không kiểm soát được thời lượng giấc ngủ của mình. Dù ngủ nhiều nhưng người bệnh luôn cảm thấy cơ thể thiếu ngủ. Chính vì vậy, cơ thể thường xuyên ở trong tình trạng thiếu năng lượng và không thể hoạt động trí não tốt nhất được.
Biểu hiện của chứng ngủ nhiều
Nếu bạn đọc đang thắc mắc ngủ nhiều có phải là bệnh không thì câu trả lời là có. Không chỉ vậy, ngủ nhiều còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt người bệnh. Để điều trị căn bệnh này từ sớm, người bệnh cần căn cứ vào những dấu hiệu, triệu chứng ngủ nhiều ngay từ khi mới khởi phát. Cụ thể:
- Người bệnh gặp khó khăn khi phải giữ tỉnh táo vào ban ngày. Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, muốn đi ngủ và không kiểm soát được lúc nào có thể ngủ hoặc không.
- Người bệnh sẽ phải đi ngủ thành nhiều giấc trong ngày. Càng ngủ càng thấy mệt mỏi và khó giữ được sự tỉnh táo và tinh thần sảng khoái.
- Với giấc ngủ vào ban đêm của người bệnh thường kéo dài trên 10 tiếng và không thể thức dậy vào sáng sớm.
- Bệnh ngủ nhiều thường gặp ở những người trẻ tuổi, đặc biệt từ 20-30 tuổi hoặc có thể hơn.
- Giấc ngủ của người ngủ nhiều thường sâu, kéo dài, không mơ mộng hay tỉnh giữa chừng. Tuy nhiên, lúc tỉnh dậy sẽ cảm thấy uể oải và muốn ngủ nữa.
- Người ngủ nhiều thường khó kiểm soát được giấc ngủ của mình, ngay cả những lúc không phù hợp để ngủ thì họ vẫn có thể ngủ như: đi lái xe, lúc đang ăn, đang trong cuộc họp, đang làm việc….
Nếu để tình trạng ngủ nhiều kéo dài sẽ dẫn đến những tác hại cho sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vì vậy, chủ động phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh hạn chế được những nguy cơ xấu không đáng có cho não bộ.
Nguyên nhân của ngủ nhiều
Nguyên nhân xuất hiện những triệu chứng ngủ nhiều có thể xuất phát từ những yếu tố dưới đây:
- Người bệnh phải làm việc, học tập lao lực nên ngủ không đủ giấc, dẫn tới cơ thể cần bù đắp thời gian ngủ để tái tạo năng lượng mới. Bên cạnh đó, những người thiếu ngủ trong thời gian dài, khi có thể ngủ ngon trở lại cũng sẽ có phản ứng ngủ nhiều hơn bình thường.
- Bệnh lý về rối loạn giấc ngủ: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng ngủ nhiều. Đa phần người bệnh sẽ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ khi có biểu hiện ngủ nhiều trong thời gian dài.
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia… là những nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh ngủ nhiều. Khi say rượu, thần kinh con người sẽ trở nên hưng phấn và tỉnh táo. Tuy nhiên, sau đó cơ thể bị kích thích quá độ dẫn tới ngủ nhiều để hồi phục lại trạng thái bình thường.
- Thừa cân: Dù chiếm tỷ lệ ít nhưng thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra chứng ngủ nhiều không thể bỏ qua. Với người béo phì, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, ì ạch, lười vận động nên sẽ có nhu cầu ngủ nhiều hơn người bình thường.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tây khi uống sẽ có phản ứng phụ là gây buồn ngủ. Tuy nhiên, đây chỉ là triệu chứng tạm thời và sẽ ngưng khi người bệnh dừng thuốc.
- Bệnh trầm cảm: Một số người mắc bệnh trầm cảm cũng có triệu chứng ngủ quá nhiều. Đây là bệnh lý cần điều trị càng sớm càng tốt.
- Tổn thương não: Một số bệnh nhân chịu tổn thương não như bệnh u não, đa xơ cứng, chấn thương não bộ… dẫn tới hệ thần kinh trung ương cần được nghỉ ngơi và dẫn tới chứng ngủ nhiều.
Tác hại của ngủ nhiều
Nhìn chung, ngủ nhiều có phải là bệnh và sẽ gây ra những tác hại khôn thường nếu không được chữa trị sớm và dứt điểm. Cụ thể:
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Ngủ nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch vô cùng nguy hiểm.
- Gây đau đầu: Việc ngủ quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến cơn đau đầu tái phát. Khi đó, dây thần kinh bị kích thích và hình thành nên cơn đau đầu kéo dài dai dẳng.
- Giảm tuổi thọ: Theo các nhà khoa học, việc ngủ quá nhiều sẽ làm suy giảm tuổi thọ của con người. Trung bình, mỗi người chỉ nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày.
- Gây đau lưng: Việc nằm nhiều, ngủ nhiều sẽ khiến cột sống, cơ lưng bị cứng và gây ra đau nhức lưng, thậm chí là đau mỏi toàn thân.
- Ảnh hưởng đến não bộ: Khi con người ngủ quá nhiều sẽ làm não bộ mất khả năng nhận thức. Về lâu dài, tình trạng này gây ra suy giảm trí nhớ, mất tập trung khi làm việc và học tập.
- Làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể: Khi bạn ngủ quá nhiều sẽ làm đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn và không phân biệt được ngày đêm. Đó là nguyên nhân khiến tinh thần thiếu tỉnh táo và mệt mỏi kéo dài.
- Suy giảm khả năng sinh sản: Cả phụ nữ và đàn ông khi ngủ quá nhiều sẽ làm suy giảm khả năng thụ thai và làm rối loạn hormone sinh sản.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc ngủ nhiều có phải là bệnh cũng như những tác hại của chứng ngủ quá nhiều. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có kiến thức về sức khỏe và chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!