Lá bàng chữa bệnh trĩ là một trong các bài thuốc từ thảo mộc được nhiều người áp dụng trong thời gian gần đây. Thực hư hiệu quả đằng sau bài thuốc này là gì? Cách thực hiện như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với bài vết nhé!
Lá bàng chữa bệnh trĩ có tốt không?
Bệnh trĩ là tình trạng các búi tĩnh mạch nằm bên dưới hậu môn và trực tràng bị giãn nở quá mức, từ đó khiến các khu vực này hình thành nên mô thịt lòi ra, được gọi là búi trĩ. Bệnh lý này gồm có hai dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại, đối tượng có thể mắc bệnh cũng rất đa dạng, từ người lớn đến trẻ em, ở cả nam và nữ.
Nhiều năm trở lại đây, xu hướng chữa bệnh trĩ bằng các loại thảo dược tự nhiên ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trên các diễn đàn hay mạng xã hội, mọi người chia sẻ cùng nhau đa dạng các bài thuốc, dược liệu. Một trong số các biện pháp đang nhận được nhiều sự quan tâm chính là dùng lá bàng chữa bệnh trĩ.
Không ít người lần đầu tiên nghe về biện pháp này đều không khỏi kinh ngạc. Bởi lẽ, dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng cây bàng hầu như chỉ được tận dụng lấy bóng mát hoặc hiếm lắm thì dùng trái bàng như một món ăn chơi. Tuy nhiên, thực tế thì lá bàng lại sở hữu rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá bàng có chứa rất nhiều các hoạt chất flavonoids như tercatin, saponin, punicalin,…Đây đều là các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền, lá bàng có vị chát, đắng, tính mát. Vị thuốc này chuyên dùng vệ sinh vết thương ngoài da, ngăn ngừa chảy máu và giảm đau nhức.
Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo không gặp các tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị.
Cách dùng lá bàng chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
Các cách sử dụng lá bàng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khá đa dạng. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến mà bạn đọc có thể áp dụng tại nhà:
Nước sắc vỏ và lá bàng chữa bệnh trĩ
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị: Lá bàng tươi dùng năm đến bảy lá, nên chọn các lá còn non xanh. Vỏ cây bàng dùng 10g và một nhúm muối tinh.
Các bước thực hiện như sau:
- Lá bàng tươi và vỏ cây bàng bạn đem rửa sạch, để ráo nước. Riêng với lá bàng bạn nên vò nát trước khi đun nấu.
- Cho hai nguyên liệu nói trên vào trong nồi, thêm vào khoảng 500ml nước lọc. Bạn đun sôi thuốc trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp, nhấc nồi xuống đợi nguội.
- Khi nước thuốc giảm nhiệt xuống còn khoảng 40 độ C, bạn thêm muối tinh vào khuấy tan.
- Đổ nước thuốc ra chậu nhỏ, ngâm hậu môn trong đó từ 15 đến 20 phút. Mỗi tuần, bạn có thể thực hiện cách này hai đến ba lần sẽ giúp giảm đau và co búi trĩ.
Trà lá bàng chữa bệnh trĩ
Nếu bạn bị trĩ nội, các biện pháp xông rửa bên ngoài như ngâm rửa hậu môn rất khó mang lại tác dụng hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách dùng lá bàng để hãm thành trà. Trà lá bàng sẽ giúp thư giãn, giảm căng thẳng cho hệ thống hậu môn – trực tràng đồng thời, kích thích nhu động ruột và làm mềm phân.
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị: 20g búp lá bàng non, nước lọc.
Cách thực hiện gồm các bước sau:
- Búp lá bàng non bạn đem rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun cùng 200ml nước lọc.
- Đợi đến khi nước trong nồi sôi bùng lên, bạn hạ nhỏ lửa và đun thêm 5 phút nữa.
- Tắt bếp, đổ trà ra cốc. Bạn nên uống khi trà còn ấm nóng.
- Loại trà thảo dược này bạn dùng hàng ngày, mỗi ngày một cốc khoảng 200ml.
Chữa bệnh trĩ bằng lá bàng và dầu dừa
Trong bài thuốc này, ngoài nguyên liệu chính là lá bàng, còn có thêm dầu dừa. Dầu dừa sở hữu rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương. Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần:
- Nguyên liệu: Lá bàng non dùng một đến hai lá, dầu dừa một thìa cà phê.
- Bạn đem lá bàng non rửa sạch, sau đó dùng cối đá giã nhuyễn. Lưu ý: Loại bỏ hết gân lá.
- Thêm vào lá bàng đã giã nhuyễn dầu dừa, trộn đều tạo thành hỗn hợp. Sau đó, bạn đeo găng tay y tế rồi đắp hỗn hợp lá thuốc này vào búi trĩ. Thời gian đắp thuốc kéo dài khoảng 10 đến 15 phút.
- Bạn nên dùng nước ấm để rửa lại sau đó. Với biện pháp này, bạn có thể áp dụng hai lần mỗi tuần.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá bàng
Tuy rằng biện pháp này có thể đem lại một số tác dụng nhất định cho người bệnh, nhưng về tính khoa học thì hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào. Chính vì vậy, khi áp dụng bài dùng lá bàng chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số các vấn đề sau:
- Sử dụng lá bàng để chữa trị trong trường hợp trĩ ở giai đoạn đầu, kích thước búi trĩ chưa phát triển quá lớn.
- Các bài thuốc dân gian dùng thảo mộc thường phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa. Nghĩa là có người dùng thì tác dụng tốt, có người thì không có hiệu quả gì. Nếu bạn sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ trong hai tuần mà không nhận thấy sự cải thiện, hãy ngưng dùng thuốc và đi khám lại tại bệnh viện.
- Bạn có thể bị kích ứng với lá bàng, vì vậy cần thận trọng trong khi sử dụng. Nếu bạn có một trong các triệu chứng như mẩn ngứa nổi mề đay, chảy nước mũi, khó thở, chóng mặt,…bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Bên cạnh việc chữa bệnh trĩ bằng lá bàng, bạn nên chú ý xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh đậm, hoa quả tươi, các loại đậu, các loại hạt, thịt cá, uống đủ hai lít nước mỗi ngày,…Bạn cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các gia vị cay nóng.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, bạn có thể lựa chọn các bộ môn như yoga, bơi lội, chạy bộ, đi bộ,…
- Tránh ngồi quá lâu trong thời gian dài. Nếu bạn bị trĩ nặng, bạn nên kê dưới mông một chiếc gối mềm.
Hy vọng với nhiều thông tin hữu ích nói trên, bạn đọc đã biết thêm về biện pháp lá bàng chữa bệnh trĩ. Để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa, bạn nên tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh, uống nhiều nước cũng như vận động thể thao hàng ngày.