Ho liên tục không dứt gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Vậy, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị ra sao?
Nguyên nhân gây ho liên tục không dứt
Ho liên tục không dứt cho thấy hệ hô hấp của cơ thể đang bị tấn công bởi một hoặc một số tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, nấm ký sinh, virus,….
Các chuyên gia cho biết, ho liên tục không dứt có thể xảy ra do một trong số các nguyên nhân dưới đây:
Bị dị ứng
Các tác nhân thường gây ra tình trạng dị ứng cho người bệnh bao gồm: Phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết, dị ứng mùi hóa chất.,….Các tác nhân này sẽ sản sinh ra các histamin gây ra tình trạng ho liên tục không dứt. Kèm theo đó là sự mệt mỏi, khó chịu. Người bị dị ứng liên tục bị ho, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Nhằm đào thải các dị vật ra ngoài.
Bị nhiễm lạnh
Nhiễm lạnh xảy ra khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ bên ngoài giảm xuống đột ngột, cơ thể không được giữ ấm khiến cho cơ thể không kịp thích nghi.
Dấu hiệu của cơ thể khi bị nhiễm lạnh là: Ho liên tục không dứt, hắt hơi, chảy nước mũi,…Có thể kèm theo các cơn sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
Viêm phế quản- phổi
Đây là căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất thường gặp khi phổi bị tổn thương do bị virus, vi khuẩn tấn công. Viêm phế quản- phổi có dấu hiệu điển hình là ho liên tục không dứt, bệnh nhân cảm thấy khó thở, nghe có tiếng rít khi thở,…
Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải biết cách khạc đờm ra khỏi cổ để làm giảm sự khó chịu, phiền toái của bệnh gây ra. Đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Để biết cách khạc đờm ra khỏi cổ ở cả trẻ em và người lớn an toàn, hiệu quả khi bị ho liên tục không dứt. Mọi người hãy xem hướng dẫn ở bài viết cách khạc đờm ra khỏi cổ nhé!
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một dạng bệnh lý mãn tính ở hệ hô hấp. Bệnh rất khó có thể chữa trị dứt điểm nếu không được áp dụng đúng phương pháp và không kiên trì điều trị.
Bệnh hen suyễn sẽ tái phát khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, thường là vi khuẩn, virus, phấn hoa, lông động vật,…Biểu hiện điển hình của bệnh là ho liên tục không dứt, khó thở,….Lúc này bệnh nhân cần biết cách khạc đờm ra khỏi cổ mới có thể cắt cơn ho.
Bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là căn bệnh xảy ra khi lượng acid trong dạ dày nhiều hơn mức bình thường. Dịch acid đẩy ngược lên thực quản. Khiến cho hầu họng của bệnh nhân bị viêm loét. Gây ra cảm giác ho liên tục không dứt, đầy hơi, chua miệng, chán ăn,….
Ho liên tục không dứt có nguy hiểm không?
Đã gọi là bệnh thì bất kỳ một căn bệnh nào gây ra với cơ thể đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Triệu chứng ho liên tục không dứt cũng vậy. Khi không có phương án điều trị đúng đắn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến các công việc, sinh hoạt thường ngày
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Sụt cân, suy nhược cơ thể
- Biến chứng thành viêm phổi mãn tính và có thể di căn thành bệnh ung thư vòm họng, ung thư phổi,….
Chính vì vậy, ngoài việc phải biết cách khạc đờm ra khỏi cổ để cắt cơn ho tạm thời thì bệnh nhân cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên đúng đắn nhất.
Cách chữa ho liên tục không dứt
Hiện nay, ho liên tục không dứt đang được chữa trị bằng một số cách dưới đây:
Thuốc Tây y
Thuốc Tân dược có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Các loại thuốc thường được kê để điều trị ho liên tục không dứt là:.
- Thuốc kháng sinh: Penicillin; Amoxicillin. Nếu bệnh nhân dị ứng với Penicillin thì có thể được chỉ định Erythromycin để thay thế.
- Thuốc long đờm: nhóm thuốc Acetylcystein; Bromhexin;… là các nhóm thuốc long đờm thường được sử dụng
- Thuốc giảm đau, hạ sốt. Được dùng khi bệnh nhân bị ho liên tục không dứt kèm các cơn sốt, sốt cao. Một số thuốc thường dùng là: Ibuprofen; Paracetamol;…
- Thuốc chống viêm: Thuốc có tác dụng giảm nhanh tình trạng sưng đau do viêm nhiễm. Kích thích cơ thể tạo ra các tế bào niêm mạc mới.
Tuy nhiên, thuốc Tây y có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Và chống chỉ định với nhiều trường hợp. Do đó, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
- Điều trị bằng mật ong: Bệnh nhân ngậm 1-2 thìa mật ong nguyên chất ở cổ họng trong vài phút rồi nuốt.
- Điều trị bằng tỏi: Ngâm tỏi với mật ong trong khoảng 1 tháng rồi lấy 1-2 thìa nước cốt mật ong, tỏi ngậm trong họng 2-3 phút rồi nuốt.
- Giảm ho liên tục không dứt bằng gừng: Gừng cạo sạch, thái lát rồi đun với 200ml nước. Thêm 1-2 thìa mật ong rồi uống hàng ngày khi nước còn ấm.
- Sử dụng chanh tươi: Cắt chanh thành từng lát mỏng. Bỏ thêm vài hạt muối trắng rồi ngậm miếng chanh trong cổ họng 2-3 phút. Thực hiện hàng ngày.
Lưu ý:
- Các phải thuốc dân gian chữa ho liên tục phải được thực hiện ít nhất 7 ngày/ đợt.
- Chỉ có tác dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ bên bạn không nên quá kỳ vọng về tác dụng của nó mang lại.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bài thuốc từ mật ong không được áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Khi có dấu hiệu bất thường cần ngưng áp dụng ngay lập tức
- Nếu dùng hết 1 liệu trình mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Hãy ngưng sử dụng và tham khảo bác sĩ để có phương án điều trị khác phù hợp hơn.
Thuốc Đông y
Hiện nay, các phương thuốc Đông y đang là giải pháp hoàn hảo nhất được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Vì thuốc Đông y vừa có tác dụng điều trị ho. Vừa chữa lành vết thương, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Đặc biệt là nó ít gây ra tác phụ không mong muốn. Độ an toàn cao, mang lại hiệu quả lâu dài.
Bệnh nhân có thể áp dụng điều trị thuốc Đông y bằng cách mua nguyên liệu về sắc để uống. Hoặc có thể mua các loại thuốc đã bào chế thành phẩm đều được. Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế Đông y uy tín để được tư vấn các loại thuốc phù hợp.
Một số bài thuốc Đông y chữa ho liên tục không dứt bạn có thể tham khảo là:
Bài thuốc số 1
Quả la hán, lá tỳ bà, na sâm sa, cát cánh mỗi thứ 100g
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trên rồi sắc uống hàng ngày
Bài thuốc số 2
- Bách bộ, ý dĩ, bách hợp, bạch môn đông, bạch phục linh mỗi nguyên liệu 12g
- Tang bạch bì, sa sâm, địa cốt bì mỗi loại 6g.
Sắc các nguyên liệu trên để lấy nước uống hai lần sáng và tối sau bữa ăn.
Bài thuốc số 3
- 20g lá rau má 20g
- 16g rễ dâu
- 12g lá chanh
- 8g quả dành
- 8g cam thảo
Rửa sạch nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống 2 lần sáng- tối mỗi ngày.
Bị ho liên tục không dứt nên ăn uống thế nào?
Các loại thực phẩm cần bổ sung khi bị ho liên tục không dứt:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, thể trạng mau hồi phục. Vitamin C thường có trong: dâu tây, dứa, nho, cam quýt, …
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt Kẽm có nhiều trong: nấm, thịt bò, giá đỗ, hàu, rau cải,…
- Bổ sung thêm giấm táo: giấm táo được xem là loại kháng sinh tự nhiên, phòng tránh bội nhiễm. Vì vậy, bệnh nhân nên bổ sung thêm giấm táo hàng ngày.
- Uống đủ nước mỗi ngày. Ít nhất là 2 lít nước. Có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả.
- Ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt: Vừa giúp cơ thể không bị đói, bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng. Vừa không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Các loại thực phẩm cần tránh khi bị ho liên tục không dứt
- Thực phẩm khó tiêu
- Đồ ăn quá cứng, giòn hoặc quá nhiều dầu mỡ
- Tránh xa thực phẩm nhiều gia vị, quá cay, nóng.
- Không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính hàn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây về tình trạng ho liên tục không dứt đã mang lại cho mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!