Ho gà là bệnh về đường hô hấp gây ra bởi vi khuẩn. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn nếu không được điều trị sớm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.
Ho gà là bệnh gì?
Bệnh ho gà là một bệnh về đường hô hấp truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra. Sau khi nhiễm bệnh, người bệnh có triệu chứng giống như cảm lạnh là ho, sốt. Sau khi sổ mũi, bệnh nhân sẽ bị ho nặng liên tục kèm theo thở khò khè. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ho gà nhất và có nguy cơ biến chứng rất cao.
Triệu chứng bệnh ho gà
- Dấu hiệu ho gà thường xuất hiện các triệu chứng sau 5-10 ngày bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, thời gian ủ bệnh có thể lâu hơn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ trải qua các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, chẳng hạn như ho nhẹ, sốt nhẹ, sổ mũi ở trẻ, có thể không bị ho. Nhưng sẽ có vấn đề với hơi thở, khó thở, ngừng thở khi ngủ.
- Nếu thiếu oxy trong một thời gian dài sẽ khiến bé trở nên xanh. Sau khoảng 1-2 tuần, các triệu chứng ho gà sẽ trở nên rõ ràng hơn gây ra chất nhầy dính trong cổ họng. Điều này gây ho thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn ho.
- Ở trẻ em, những cơn ho gà kéo dài liên tục khiến trẻ bị khó thở, mặt mũi tím tái, tĩnh mạch ở cổ nổi lên, ho đến nỗi chảy cả nước mắt nước mũi.
- Tiếng thở rít nghe thấy ở cuối mỗi cơn ho, âm thanh này nghe như tiếng gà kêu. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khó có thể nhận ra âm thanh rít lên trong cơn ho này.
- Sau khi ho xong, người bệnh bị mệt, kiệt sức, có thể bị nôn. Sau cơn ho có khạc ra đờm trắng rất dính có chứa vi khuẩn ho gà.
- Tình trạng ho trong khoảng 14 ngày đầu trung bình là 15 cơn mỗi ngày sau đó tần suất ho giảm dần kéo dài khoảng 3 tuần. Ở giai đoạn phục hồi, ho và sốt giảm dần nhưng có thể ho gà sẽ tái phát sau đó và gây viêm phổi nếu không được điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây ho gà
Bệnh ho gà ở người lớn là một bệnh truyền nhiễm trong hệ hô hấp chỉ có thể tìm thấy ở người. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Bordetella Pertussis. Các vi khuẩn di chuyển qua dịch tiết để liên kết với các tế bào ở đường hô hấp trên như mũi hoặc miệng và giải phóng độc tố để phá hủy tế bào.

Các bordetella là coccobacilli nhỏ, gram âm, hiếu khí. Bordetella Pertussis tạo ra một số yếu tố độc lực bao gồm độc tố gây ho gà, độc tố cyclase adenylate, hemagglutinin dạng sợi và hemolysin. Agglutinogen và protein màng ngoài khác là những kháng nguyên quan trọng.
Ho gà có lây không? Lây qua đường nào?
Có, đây là bệnh do vi khuẩn gây nên và có thể lây truyền từ người này sang người khác. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 7 đến 20 ngày. Khả năng lây nhiễm sẽ giảm dần và không còn khả năng lây nhiễm sau 3 tuần mặc dù các triệu chứng ho gà vẫn còn.
Bệnh ho có thể lây nhiễm qua đường hô hấp khi tiếp xúc với với người bệnh. Vi khuẩn từ những giọt bắn khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nước bọt nếu người bình thường tiếp xúc vào có thể có khả năng nhiễm bệnh.
Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm có nguy cơ biến chứng cao nhất. Đặc biệt là những bệnh nhân chưa được tiêm phòng hoặc chưa được tiêm vắc-xin. Ho gà có thể gây ra các biến chứng đe dọa đến tính mạng như:
- Ngừng hô hấp tạm thời
- Nhiễm trùng phổi
- Co giật
- Ảnh hưởng đến não
Đối với người lớn, các biến chứng xảy ra không nghiêm trọng. Các ảnh hưởng về sức khỏe có thể kể đến là sút cân, tiểu không tự chủ, thoát vị ruột, sa trực tràng
Chẩn đoán ho gà
Trong giai đoạn đầu của bệnh ho gà, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tương tự như các bệnh về đường hô hấp thông thường như cảm lạnh hoặc viêm phế quản. Điều này có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Để xác định chính xác bệnh cần thực hiện một số kỹ thuật dưới đây:
- Nuôi cấy bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm hoặc dịch tiết trong mũi hoặc cổ họng để phát hiện vi khuẩn gây bệnh
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu thực hiện nhiệm vụ loại bỏ vi trùng hoặc các vật lạ xâm nhập vào cơ thể. Nếu số lượng tế bào bạch cầu tăng lên, cho thấy có sự nhiễm trùng hoặc viêm.
- X-quang ngực để kiểm tra các bất thường ở phổi, như viêm phổi hoặc dịch trong phổi, có thể xảy ra nếu bệnh nhân bị biến chứng do viêm phổi
Ho gà có tự khỏi không?
Có thể nhiều bệnh nhân đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh ho gà nhưng không nhận biết được để đi khám hoặc một số bệnh nhân đã được chẩn đoán bị ho gà nhưng chủ quan không điều trị sớm nên để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Thực tế thì bệnh ho gà không thể tự khỏi được nếu bệnh nhân không khám và điều trị theo phác đồ phù hợp. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện là ho như tiếng gà gáy, dần dần các cơn ho xuất hiện với tần suất nhiều hơn kèm theo một số triệu chứng khác như mặt tím tái, khó thở, sốt, mệt mỏi, chóng mặt…
Ngoài ra ho gà còn có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 5-10 ngày. Một số trường hợp có thể phải mất 3 tuần mới có triệu chứng.
Cách chữa ho gà
Việc điều trị ho gà nhằm mục đích giảm các triệu chứng và giảm khả năng lây lan của vi khuẩn bằng cách dùng kháng sinh như Acetylomycin, Clarithromycin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole. Uống liên tục trong khoảng 2 tuần và nên tuân thủ nghiêm ngặt theo các yêu cầu của bác sĩ.
Không nên tự ý ngừng sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì ảnh hưởng đến mức độ kháng sinh trong máu và có thể gây kháng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc ho để sử dụng.

Đối với trẻ sơ sinh hoặc bệnh nhân có biểu hiện của ho gà nặng thì cần nhập viện để được theo dõi chặt chẽ hệ hô hấp.
Cách chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân:
- Ngủ đủ giấc trong không gian yên tĩnh, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
- Uống nhiều nước để tránh mất nước, khô miệng. Có thể sử dụng nước lọc, nước ép trái cây hoặc súp
- Chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày, tránh bị nôn sau khi ho
- Phòng ở cần sạch sẽ, thoáng đãng không có chất kích thích gây ho như khói thuốc lá, bụi…
Cách phòng tránh ho gà
Ho gà là một bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng để tạo miễn dịch. Bác sĩ sẽ tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà. Trẻ em dưới 7 tuổi bắt đầu với 3 mũi tiêm đầu tiên khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và kim thứ 4 khi trẻ được 18 tháng.
Tiêm vắc-xin được khuyến cáo cứ sau 10 năm vì vắc-xin nhận được ở lúc nhỏ sẽ hết hạn khi trưởng thành. Ở những người đang mang thai Bác sĩ sẽ đề nghị tiêm phòng trong tuần thứ 27 và 36 của thai kỳ. Điều này có thể giúp bảo vệ em bé khỏi ho gà trong 2-3 tháng đầu sau khi sinh.
Ngoài ra để tránh lây nhiễm ho gà cần:
- Che miệng bằng khăn giấy hoặc tay khi ho, hắt hơi rồi bỏ giấy vào thùng rác
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng thường xuyên, thời gian rửa tối thiểu 20 giây
- Vệ sinh không gian xung quanh sạch sẽ
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được ho gà là bệnh gì ? . Nắm được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn nhận biết đúng bệnh để đi điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ em. Hãy nhớ thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan cho mọi người khi bị nhiễm bệnh.
Tôi thấy khó phân biệt mấy kiểu ho với nhau quá, làm thế nào để nhận biết ho gà vậy và khác với ho thường ở điểm nào
Nếu bị ho thông thường thì sẽ ho khàn tiếng, ho nhiều vào lúc nửa đêm. Ho bắt đầu với một cơn cảm lạnh với triệu chứng kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Không có quá nhiều triệu chứng và không nặng như ho gà. Trường hợp này ít khả năng phải nhập viện
Đối với ho gà thì bệnh nhân sẽ có tiếng hít sâu nghe như gà gáy, ho thành từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần. Sau 1-2 tháng, cơn ho bớt dần, người bệnh hồi phục. Ngoài ra ho gà còn có nhiều triệu chứng khác như mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho sặc sụa, dần dần khó thở. Tình trạng này phải nhập viên ngày vì có nguy cơ gây tử vong
Cũng giống bạn, chả phân biệt được ho nào với ho nào thành ra khi bị ho không biết mua thuốc gì mà uống.
Phải xử trí thế nào khi bé bị ho gà, tôi tháy bệnh này khá nguy hiểm nên mọi người cần nắm rõ các thao tác xử lý để hành động nhanh nhất tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé
Việc điều trị bệnh ho gà không khó khăn nên phụ huynh có thể tự điều trị tại nhà cho trẻ. Nếu trẻ bị nhẹ thì không nên nôn nóng vì bệnh có thể kéo dài từ 6 đến 8 tuần. Nếu triệu chứng bệnh nặng, xuất hiện biến chứng thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện điều trị.
Vi khuẩn gây ho gà thường rất nhạy cảm với kháng sinh, nếu điều trị đúng theo phác đồ thì bệnh có thể khỏi dễ dàng, không để lại biến chứng. Em bé cần được quan tâm, chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có đủ sức khỏe chống lại bệnh. Không nên kiêng ăn. Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa, trẻ còn bú thì tiếp tục bú. Phụ huynh cần luôn ở bên cạnh trẻ trong những cơn ho vì rất có thể trẻ sẽ nguy kịch. Trong cơn ho phải để trẻ trong tư thế ngòi để tránh trào đờm rãi vào phổi
Hay quá, những kiến thức này cần phải nắm rõ để xử lý trong những tình huống khẩn cấp
Bé chưa tiêm phòng vacxin thì nguy cơ bị ho gà có cao không ạ?
Bệnh ho gà thường xảy ra ở trẻ chưa được tiêm phòng hoặc trẻ chưa đến độ tuổi tiêm phòng. Nếu trẻ bị ho gà vào mùa đông xuât thì rất dễ bị biến chứng viêm phổi vì trẻ thường có các cơn ho rũ rượi. Sau khi ho, trẻ có thể nôn trớ nhiều. Nếu không biết cách chăm sóc thì trẻ có thể bị sắc chính chất nôn đó gây viêm phổi nặng.
Mọi người ơi khi nào thì bé cần tiêm phòng ho gà thế ạ, em cũng đang thắc mắc vấn đề này. Với cả bao lâu thì tiêm lại
Bệnh ho gà ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ tiêm phòng đầy đủ. Theo dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia thì từ bắt đầu từ 2 tháng tuổi cần tiêm phòng ho gà cho trẻ. Vacxin được sử dụng là vacxin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib. Việc tiêm phòng cần thực hiện theo lịch cụ thể như sau. Mũi 1 tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi, mũi 3 tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi. Mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi sử dụng vắc-xin phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván
Tại sao phải tiêm 3 mũi: Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà cùng lúc và phải tiêm nhắc vậy ạ
Về mặt lý thuyết thì các nhà sản xuất vacxin họ muốn nhiều vacxin trong 1 mũi tiêm. Với 1 lần tiêm phải chịu đau như vậy nếu tiêm được càng nhiều vacxin phòng được nhiều bệnh thì điều đó rất là tuyệt vời. Ví dụ như ở trẻ nhỏ có những mũi tiêm vacxin 6 trong 1 tức là 1 mũi tiêm phòng được 6 bệnh. Với trẻ lớn từ 4 đến 6 tuổi cần nhắc lại mũi tiêm vì khi lớn lên, nguy cơ 3 bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà vẫn còn hiện hữu. Lịch tiêm nhắc lại là 5 năm sau đó tức là khoảng 10- 12 tuổi. Sau đó mỗi 10 năm thì tiêm nhắc mũi Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà 1 lần