Nhiễm trùng đường hô hấp do bệnh ho gà gây ra có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất bởi sức đề kháng yếu. Bệnh dễ dàng lây truyền từ người sang người. Vậy, ho gà ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không? Tìm hiểu bài viết dưới đây để xác định nguyên nhân và tìm được cách chữa trị bệnh hiệu quả.
Ho gà ở trẻ em là bệnh gì?
Ho gà ở trẻ em (Pertussis) được biết đến là bệnh do trực khuẩn có tên gọi Bordetella pertussis gây ra. Bệnh có khả năng truyền nhiễm qua thông qua đường hô hấp. Cơ chế được cho là lây lan từ người sang người thông qua dung dịch chất nhầy tiết ra từ vùng niêm mạc mũi và họng của bệnh nhân khi hắt xì hoặc ho.
Khi người khỏe mạnh hít phải, vi khuẩn trong hạt dịch xâm nhập và bám dính vào đường hô hấp. Vi khuẩn tiết các hoạt chất, độc tố cho phép chúng nhân lên và dễ dàng gây bệnh.
Bệnh ho gà ở trẻ em có thời gian ủ bệnh khá lâu kéo dài từ 01 đến 03 tuần. Theo đó, giai đoạn đầu bệnh có khả năng lây lan và phát tán mạnh nhất. Càng về giai đoạn sau, khả năng lây truyền càng giảm. Bệnh thường khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, khó thở. Do đó, cha mẹ nên chú ý để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng ho gà ở trẻ em
Đây là bệnh liên quan đến đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Triệu chứng điển hình của bệnh ho gà ở trẻ em bao gồm ho gắt kéo dài, hắt xì, thở rít, thở gấp, sốt nhẹ kèm nôn với các 02 giai đoạn chính:
- Giai đoạn khởi phát, bệnh chưa có biểu hiện rõ rệt.
- Giai đoạn tiến triển bệnh (sau 2 tuần): Trẻ xuất hiện các triệu chứng gần giống với viêm đường hô hấp trên như: Ho khúc khắc thành tiếng, mũi có dịch nhầy, sốt. Sau cơn ho, da mặt trẻ tím tái, đờm dãi nhiều, khó thở và thường có xu hướng nôn ọe. Đặc biệt, cuối mỗi tiếng ho thường nghe thấy tiếng rít lên và thở ra như gà gáy.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 53% trẻ em dưới một năm tuổi khi đã nhiễm ho gà đều phải nhập viện. Vì vậy, cần phát hiện sớm bệnh này ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh từ đó đưa ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời.
Ho gà ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh luôn khiến cha mẹ mệt mỏi và không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho thì có đáng lo ngại không? là thắc mắc của không ít các bậc phụ huynh. Hãy tham khảo bài viết hữu ích này của chúng tôi để có câu trả lời cho mình nhé: Mách cha mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho gà
Tác nhân gây ho gà ở trẻ em liên quan đến vi khuẩn Bordetella pertussis hình que. Trực khuẩn hình que sống và tồn tại trong đường hô hấp của vật chủ. Chúng lây lan từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác thông qua hắt hơi sổ mũi hoặc nước bọt bắn ra khi ho. Đôi khi, loại vi khuẩn này có thể tồn tại bên ngoài không khí nên bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia, bệnh ho gà ở trẻ em có tỷ lệ lây lan nhanh và trẻ em dưới sáu tháng tuổi là độ tuổi dễ nhiễm bệnh cũng như để lại biến chứng nhiều nhất. Đặc biệt, có đến 90% số ca mắc bệnh liên quan đến trẻ em dưới một năm tuổi chưa được tiêm phòng vacxin hoặc chưa hoàn thành đủ 3 mũi tiêm cơ bản.
Đồng thời, một nghiên cứu của tổ chức y học quốc tế cũng chỉ ra lợi ích khi tiêm đầy đủ vacxin cho trẻ sẽ giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc cũng như tử vong do bệnh ho gà gây nên. Do đó, việc tăng cường tiêm vacxin cho trẻ là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Ho gà ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên khi bị mắc các bệnh về đường hô hấp bao gồm bệnh ho gà thường để lại biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng bao gồm:
- Tình trạng hô hấp cấp như viêm phổi, viêm phế quản cấp.
- Động kinh, co giật có thể xảy ra ở trẻ.
- Mất nước và sụt cân nhanh chóng, vỡ mạch máu trên da hoặc tại tròng trắng vùng mắt.
- Tổn thương não bộ do thiếu oxy.
- Ho nhiều gây tổn thương ruột, ảnh hưởng đến xương sườn.
- Nghiêm trọng nhất đó là trẻ có thể bị ngừng thở, tử vong tại chỗ.
Cách xử lý khi trẻ bị ho gà
Khi trẻ bị ho gà, các bậc phụ huynh cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cũng như điều trị bệnh nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Ho gà ở trẻ em nên chăm sóc như thế nào?
Cha mẹ nên cho trẻ ăn và uống nhiều nước và nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, các bữa ăn nên được chia nhỏ nhiều lần và trước khi ăn nên rửa sạch tay chân. Đặc biệt, cần cách ly trẻ với người thân để tránh bệnh lây nhiễm.
Điều trị ho gà ở trẻ em
Cách duy nhất để điều trị khỏi là sử dụng kháng sinh. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị:
- Seduxen, phenobarbital,… sử dụng để chống co giật.
- Erythromycin, azithromycin,… dùng để giảm cơn ho, ngừng tình trạng thở rít.
Thông thường, ho gà ở trẻ em sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng các loại thuốc kháng sinh trên. Nhưng đối với trẻ sơ sinh dưới 06 tháng tuổi bị căn bệnh này, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cũng như cách điều trị cụ thể. Ngoài ra, cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống các loại thuốc long đờm, giảm ho, an thần bởi những tác dụng phụ mà chúng gây ra vô cùng nguy hiểm.
Cách phòng bệnh ho gà cho bé
Cách phòng bệnh cho bé tốt nhất là tiêm đầy đủ 3 mũi vaccin ho gà cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm vacxin đầy đủ theo lịch tiêm chủng đã được quy định.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tuân thủ theo các điều kiện sau nhằm phòng tránh được căn bệnh này:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở và trường học.
- Nếu chẳng may tiếp xúc với người bị bệnh, trẻ cần được sử dụng kháng sinh dự phòng cũng như cách ly để tránh lây nhiễm.
- Súc miệng và rửa mũi bằng nước muối ấm.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể trẻ sạch bằng nước ấm. Nên sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn trước và sau khi thăm bệnh nhân.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Không được khạc nhổ đờm bừa bãi, luôn cho trẻ sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người khác để tránh bị lây nhiễm.
Như vậy với những thông tin của bài viết “Ho gà ở trẻ em là bệnh gì? Có gây nguy hiểm đến tính mạng không?”, chúng ta có thể khẳng định đây là thật sự nguy hiểm đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, cha mẹ chỉ cần thực hiện công tác vệ sinh thật tốt và đặc biệt tiêm vacxin đầy đủ đúng thời gian thì đây chắc chắn không phải là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho bất kỳ đứa trẻ nào. Hy vọng với bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm bổ ích để chăm sóc cho con em của mình.