Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp dạng mãn tính và nó xảy ra rất phổ biến ở mọi đối tượng, giới tính, độ tuổi. Mặc dù xảy ra phổ biến xong đây không phải là bệnh “vặt”. Khi các cơn hen suyễn cấp tính xuất hiện, nếu người bệnh không phát hiện và xử trí kịp thời thì hậu quả sẽ thật khó mà lường trước được. Trong trường hợp xấu nhất, tính mạng của người bệnh thậm chí sẽ bị đe dọa, vì vậy bạn đừng chủ quan với bệnh này nhé.
Diễn biến của bệnh hen suyễn
Hen suyễn còn được biết đến với tên gọi là bệnh hen suyễn. Đây là một bệnh lý về đường hô hấp vô cùng phổ biến. Ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh chiếm gần 4% dân số tương đương với khoảng 4 triệu người. Trong số đó, đối tượng trẻ em chiếm gần 15% số người mắc bệnh.
Mặc dù là một bệnh thường gặp, tuy nhiên hen suyễn không phải là một bệnh “xoàng”, trên thực tế, những nguy hiểm mà bệnh này mang lại không hề nhỏ. Theo thống kê hàng năm có khoảng 3000 đến 4000 người chết về hen suyễn do bệnh phát tác mà không được xử lý kịp thời. Điều này xảy ra là do những hiểu biết để nhận dạng và áp chế các triệu chứng của người bệnh vẫn còn hạn chế.
Chính vì lý do này, bạn đọc nhất thiết phải trang bị cho mình ngay những kiến thức y học hữu ích về hen. Mặc dù trong trường hợp bạn không bị bệnh nhưng nó cũng giống như một tấm “bảo hiểm” giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Đặc biệt nó cũng giúp bạn có đủ kiến thức để giúp đỡ những người xung quanh mình.
Hen suyễn cấp xảy ra bởi những nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến hen suyễn cấp xuất hiện. Thường thì mọi người có thể bị hen do di truyền hay bất cứ một tác nhân dị ứng nào khác và bệnh lý hình thành dưới dạng mạn tính. Sau khi bệnh lý mạn tính xuất hiện, cơ thể không phải lúc nào cũng phát bệnh mà nó sẽ chỉ xuất hiện khi gặp những tác nhân tác động – thời điểm phát tác này được gọi là chứng hen suyễn cấp.
Do các tác nhân dị ứng
Các tác nhân dị ứng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho hen suyễn cấp được hình thành. Các tác nhân này có thể bao gồm:
- Khói bụi
- Khói thuốc lá
- Mùi hóa chất
- Phấn hoa
- Lông động vật
- Thay đổi nhiệt độ thời tiết
- Nhóm các thực phẩm hải sản và chứa nhiều protein,…
Khi gặp phải những tác nhân này, những biểu hiện bệnh dần hình thành và cơn hen sẽ phát tác phức tạp nếu bạn không xử lý các triệu chứng kịp thời.
Do vận động không phù hợp
Nhiều người bị bùng phát cơn hen cấp tính là do họ không vận động đúng cách. Việc vận động quá sức sẽ khiến cho cơ thể chịu một áp lực lớn và cần lượng oxy nhiều hơn. Tuy nhiên do vùng phổi và đường dẫn khí vốn đã hoạt động không tốt nên việc cung cấp khí cho nhu cầu cơ thể trong lúc này là không đủ. Chính điều này đã khiến cho hen suyễn hình thành – hiện tượng này còn được gọi là hen suyễn gắng sức.
Một số nhóm nguyên nhân khác
Ngoài hai nguyên nhân phổ biến kế trên, hen suyễn cấp tính còn có thể hình thành là do:
- Nhiễm trùng đường phế quản
- Chứng trào ngược dạ dày gây ra các cơn ợ nóng và ảnh hưởng đến đường phế quản khiến hen hình thành.
- Việc sử dụng thuốc gây kích ứng hoặc không tương thích cũng có thể khiến cho hen suyễn cấp phát tác.
Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn
Các cơn hen suyễn mỗi khi phát tác thường sẽ có những dấu hiệu xuất hiện để người bệnh có sự chuẩn bị đối mặt với nó. Tuy nhiên trước khi đề cập đến những dấu hiệu này, bạn cần biết rõ về căn bệnh này
Hen suyễn là bệnh lý sinh ra do hiện tượng viêm, sưng đường thở. Theo đó, không khí vào ra hay lưu thông từ phổi đến đường thở rồi đi ra mũi sẽ không thể di chuyển một cách thực sự trơn tru. Lượng khí sẽ bị cản bởi không gian hẹp do dịch nhầy viêm, vùng phù nề hay đờm trong các đường hô hấp. Chính vì vậy người bị hen sẽ rất khó để hô hấp khi chứng bệnh này phát tác.
Về cơ bản, bệnh hen suyễn là bệnh lý dạng mãn tính và nó không thể trị khỏi dứt điểm. Người bệnh thường phải sống chung với chứng bệnh bằng cách dung hòa chúng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh hen cũng phát tác, nó giống như bệnh nảy sinh theo mùa. Mùa ở đây không phải chỉ các mùa trong thời tiết, nó có thể xem là một cách gọi tượng trưng. Chẳng hạn có người phát hen khi hít phải phấn hoa dị ứng, có người lại bị phát bệnh khi luyện tập thể thao quá sức,…
Trong những trường hợp hen suyễn phát tác, hiện tượng có thể tự khỏi hoặc người bệnh sẽ phải dùng thuốc hỗ trợ trong trường hợp bệnh trở nên phức tạp hơn.
Như chúng ta đã đề cập từ đầu, trước khi hen phát tác sẽ có những dấu hiệu nhất định xuất hiện để người bệnh có thể chuẩn bị đối phó. Khi việc phát hen trở nên quen thuộc hơn, người bệnh thường rất dễ cảm nhận được điều này.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt, bệnh hen suyễn phát sinh một cách bất chợt, đột ngột khiến người bệnh có thể không kịp chuẩn bị. Vậy trong lúc này cần xử trí như thế nào? Chúng ta sẽ đề cập đến điều này ở thông tin phía sau nhé.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là tức ngực
Tức ngực hay co thắt vùng ngực là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân hen suyễn cấp. Thậm chí có những người còn cảm thấy nặng trĩu ngực như có vật đè lên vậy. Điều này sẽ gián tiếp gây ra trạng thái khó thở cho người bệnh. Cảm giác này thường xảy ra rõ ràng hơn khi hiện tượng hen phế quản cấp sắp phát tác nặng hơn.
Khò khè và ho cũng là biểu hiện thường gặp
Trước khi hen suyễn cấp xuất hiện, cơ thể cũng sẽ gặp những biểu hiện khò khè hay ho rất rõ rệt. Các cơn ho kéo dài dai dẳng và tiếng khò khè thì dần trở nên to và rõ hơn ở vùng gần mũi và miệng. Trong khi gặp những biểu hiện này mà bạn không xử lý kịp thời thì hiện tượng hụt hơi sẽ xuất hiện gây ra cảm giác vô cùng khó thở, thậm chí bạn có thể bị quỵ xuống ngay lập tức.
Một vài triệu chứng hen suyễn khác
Khi diễn biến bệnh dần trở nên phức tạp hơn, người bệnh còn có thể gặp phải một vài triệu chứng sau đây:
- Bệnh nhân bị ngộp không thở được
- Cả người sẽ toát vã rất nhiều mồ hôi
- Người bệnh bỗng nhiên có cảm giác vô cùng sợ hãi và co người lại
- Trong một số trường hợp hiện tượng sốt cũng sẽ xuất hiện,…
Nên hành động thế nào trước chứng hen suyễn cấp?
Việc xử lý chứng hen suyễn cấp kịp thời và đúng cách là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo người bệnh không gặp quá nhiều những nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết những cách xử lý nhanh tình trạng này và đã tự đẩy bản thân vào thời điểm sinh tử rất khó khăn. Nếu bạn cũng chưa có kiến thức về điều này thì hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Hành động xử lý nhanh
Giải pháp nhanh chóng và hiệu quả hàng đầu khi bạn bị phát chứng hen suyễn cấp chính là sử dụng thuốc đường hít (thường là các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh). Thuốc này làm giảm nhanh các triệu chứng của hen và đưa cơ thể dần khôi phục về trạng thái bình thường. Đây là giải pháp được sử dụng tối ưu hàng đầu đặc biệt trong trường hợp bệnh hen phát tác một cách nhanh chóng không có dấu hiệu báo trước.
Cách sử dụng thuốc đường hít là bạn đựng thuốc vào bình xịt rồi đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp (cuống họng). Liều lượng sử dụng thường sẽ được các bác sĩ tư vấn và chỉ định cho bạn khi đi khám. Thường thì người bệnh hen suyễn nên xịt 2 lần thuốc vào vùng họng. Nếu tình trạng chưa giảm thì bạn có thể xịt tiếp một vài lần nữa trong khoảng cách thời gian từ 5 đến 10 phút.
Hành động xử lý khẩn cấp
Trong trường hợp nếu cơn hen suyễn của bạn không giảm sau 3 lần xịt thuốc, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để đến gặp bác sĩ. Bên cạnh đó nếu chứng hen phát tác nhanh chóng theo chu kỳ vài tiếng một lần bạn cũng nhất thiết phải đến bệnh viện để tiếp nhận chăm sóc và các liệu pháp điều trị khẩn cấp. Nếu tình huống này cứ kéo dài rất có thể cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái vô cùng nguy hiểm.
Hành động khác nên làm khi bạn mắc chứng hen suyễn
Khi bạn đã có nhận thức rằng cơ thể mình đang bị hen, bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng từ trước để giảm thiểu việc phát bệnh. Cụ thể bạn cần:
- Tránh xa và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân khiến bệnh phát tác như: khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, mùi hóa chất,…
- Trong quá trình làm việc, bạn không nên dùng sức quá nhiều
- Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi
Ngoài ra, để kiểm soát tốt chứng hen suyễn, người bệnh nên:
- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học
- Xây dựng một chế độ luyện tập phù hợp với thể trạng của hệ hô hấp của bạn
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Có nhiều căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng ảnh hưởng của nó lại không đơn giản chút nào. Chẳng hạn như viêm khớp nhiễm khuẩn hay hen suyễn chính là những minh chứng điển hình. Bệnh hen suyễn thậm chí nên được coi như một quả bom nổ chậm. Mặc dù bạn có thể sống chung với nó nhưng bạn luôn phải cảnh giác với mọi hoàn cảnh để tránh bệnh phát tác nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.