Hen phế quản không phải là một bệnh hiếm gặp. Căn bệnh này có thể gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc của bạn. Chính vì vậy việc bổ sung những kiến thức liên quan đến bệnh nhằm phòng ngừa, nhận biết và điều trị sớm được xem là vô cùng cần thiết. Bạn đọc nếu cũng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình hãy cùng “nạp” ngay những kiến thức y khoa bổ ích này nhé.
Bệnh hen phế quản là gì?
Nhắc tới bệnh hen phế quản đối với nhiều người sẽ là một khái niệm khá lạ lẫm. Tuy nhiên bạn có thể cảm giác quen thuộc hơn với thuật ngữ hen suyễn. Đây là tên gọi gọi được dân gian sử dụng để chỉ bệnh này.
Bệnh hen phế quản hay hen suyễn là một trong những bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến. Hen là bệnh lý phát sinh khi đường dẫn khí (đường thở) bị viêm mãn tính. Theo đó, không khí rất khó lưu thông qua đường này khiến phổi không thể hoạt động được tối đa chức năng do không thể hấp thụ hay đẩy khí ra ngoài.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa bệnh hen phế quản thường không thể chữa trị khỏi tận gốc, người bệnh khi mắc phải sẽ phải sống chung với bệnh với rất nhiều triệu chứng xuất hiện gây cản trở cho công việc, học tập. Nhất là khi tác động phía bên ngoài trở nên mạnh mẽ, thời tiết là yếu tố tác nhân hàng đầu, bệnh sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên về cơ bản, người bệnh vẫn có thể áp chế bớt các triệu chứng để chung sống với hen dễ dàng hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản
Bất kỹ vấn đề nào của cơ thể đều xuất phát từ những nguyên nhân nhất định. Thậm chí có những bệnh còn bị gây nên bởi vô vàn nguyên nhân mà y học vẫn chưa thể phát hiện ra hết. Đối với bệnh hen phế quản, số lượng nguyên nhân gây bệnh cũng rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể liệt kê hết được những tác nhân này.
Nhóm các nguyên nhân gây bệnh có thể được chia tách thành 2 nhóm. Đó là nhóm các tác nhân dị ứng và nhóm các tác nhân không dị ứng.
Tác nhân dị ứng
Nhóm các tác nhân gây bệnh dị ứng chính là nhóm nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Phần lớn những bệnh nhân bị hen phế quản dường như đều xuất phát bởi những lý do này. Cụ thể:
- Hen phế quản có thể bị hình thành bởi dị nguyên đường hô hấp. Tác nhân này bao gồm có: khói bụi, phấn hoa hay các nấm mốc sinh sôi trong khu vực sinh sống. Trong một số trường hợp mùi xăng xe hay mùi kim loại cũng có thể khiến bệnh hen phát tác tùy vào sự nhạy cảm của từng người.
- Dị nguyên thực phẩm cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh. Các dị nguyên thực phẩm này có thể là thực phẩm hải sản (tôm, cua, mực,…) hay các nhóm thực phẩm chứa nhiều protein.
- Các tác nhân nhiễm khuẩn – các bệnh lý gây nhiễm khuẩn cho đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm mũi,… khi xảy ra trong thời gian dài cũng sẽ gây nên hen phế quản.
- Ngoài ra thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác cũng có thể được coi là tác nhân gây bệnh dị ứng khi các thành phần trong dược liệu không tương thích với cơ thể.
Xem thêm : Hen phế quản ở bà bầu cần chú ý 6 điểm này
Nhóm tác nhân không dị ứng.
Ngoài nhóm tác nhân gây bệnh dị ứng, hen phế quản ở người bệnh có thể được hình thành bởi các tác nhân gây bệnh không dị ứng. Trường hợp phát bệnh bởi những nguyên nhân này có số lượng ít hơn tuy nhiên cũng không quá hiếm gặp. Nhóm các tác nhân nay bao gồm có:
- Yếu tố di truyền: hen có thể phát sinh bởi yếu tố di truyền. Bố mẹ khi bị hen có thể truyền bệnh sang con nhỏ và cứ tiếp nối truyền bệnh cho các thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên mức độ bệnh sẽ có sự khác biệt.
- Yếu tố tâm lý: rất nhiều người không hề hay biết yếu tố tâm lý có thể được coi là một tác nhân gây hen phế quản không dị ứng. Khi cơ thể liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, bệnh rất dễ được sinh ra.
- Rối loạn tình dục cũng được cho là một yếu tố khiến bệnh hen khởi phát.
Triệu chứng hen phế quản dễ nhận biết
Thường thì các vấn đề sức khỏe khi diễn ra sẽ đi kèm những triệu chứng, biểu hiện nhận dạng nhất định. Tuy nhiên với bệnh hen phế quản việc nhân dạng lại có phần khó khăn hơn. Bởi lẽ có những người sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng có những người bệnh lại không có bất kỳ triệu chứng gì.
Hơn thế nữa, tùy vào tình trạng bệnh hen phế quản khác nhau mà các triệu chứng cũng không giống nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, đa phần mọi người đều xuất hiện một vài triệu chứng phổ biến. Cụ thể các triệu chứng này chúng tôi sẽ đề cập ngay sau đây.
Hụt hơi
Có những lúc bạn thực hiện các hoạt động thể dục thể thao hoặc thậm chí là không làm việc gì quá sức thế nhưng vẫn thường cảm thấy bị hụt hơi? Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho bạn rằng nguy cơ mắc hen phế quản của bạn đã được hình thành rồi đấy.
Co thắt lồng ngực
Hiện tượng tức ngực hoặc co thắt lồng ngực có thể diễn ra khi bạn chuyển tư thế hoặc thay đổi trạng thái (thức dậy sau khi ngủ,…). Khi biểu hiện này diễn ra thường xuyên hơn với tần suất gia tăng thì bạn chắc chắn đã mắc hen phế quản.
Khó thở, thở khò khè
Khi bị hen phế quản, đường dẫn khí sẽ xuất hiện sưng, viêm khiến cho không khí không thể lưu thông một cách trơn tru từ phối đến các bộ phận đảm nhiệm chức năng hít thở (phế quản, mũi,…) Chính vì vậy khi thở tiếng khò khè sẽ xuất hiện ở khu vực gần mũi và miệng.
Trong rất nhiều trường hợp, người bệnh khi bị khò khè sẽ khá khó thở. Điều này thậm chí còn có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn nữa. Hiện tượng mất ngủ chính là hệ lụy kéo theo khi các biểu hiện bệnh hen phế quản trở nên rõ ràng và phức tạp hơn.
Một số biểu hiện khác
Ngoài 3 biểu hiện phổ biến nhất của bệnh mà chúng tôi vừa kể trên đây, người bệnh mắc hen phế quản còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác. Các triệu chứng này có thể là:
- Ho: các cơn ho thường xảy ra dai dẳng, có thể đi kèm đờm hoặc không và đặc biệt vào ban đêm, hiện tượng ho lại càng trở nên dữ dội hơn.
- Dị ứng: Người mắc bệnh hen phế quản có sự nhạy cảm hơn với mùi, vị và không khí. Chính vì vậy người bệnh rất dễ bị ứng đặc biệt là khi tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc hoặc mùi lạ.
- Cảm giác mệt mỏi dai dẳng: Dấu hiệu hen phế quản này không quá phổ biến, nó thường chỉ xuất hiện ở những người bệnh có thể trạng yếu hoặc khi bệnh diễn biến phức tạp hơn. Việc mệt mỏi thậm chí còn khiến cho người bệnh chán ăn và không có sức để lao động.
Khi các triệu chứng hen phế quản kể trên đây diễn ra một cách thường xuyên hơn với mức độ gây khó chịu cao hơn thì đây là dấu hiệu của bệnh đã phát triển nặng hơn. Lúc này, bạn có thể cần phải đi gặp chuyên gia, các y bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các triệu chứng hen phế quản sẽ bùng phát mạnh khi bạn tập thể dục, do hít phải yếu tố gây dị ứng hoặc đi vào môi trường gây dị ứng. Nếu bạn phát hiện ra mình nằm trong trường hợp này thì hãy chuẩn bị các biện pháp phòng bị để tránh khiến cho các dấu hiệu bệnh diễn biến xấu đi.
Hen phế quản có lây không?
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường có khả năng lây nhiễm khá cao, chẳng hạn như viêm phế quản. Chính vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng không biết hen phế quản có khả năng lây nhiễm từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh hay không? Bạn có đang có thắc mắc này hay không? Hãy để chúng tôi giải đáp nhé.
Câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi trên là không. Bệnh hen phế quản hoàn toàn sẽ không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bởi lẽ nguyên nhân gây bệnh là do các tác nhân đặc thù chứ không phải do virus, chính vì vậy khả năng lây bệnh là bằng 0.
Tuy nhiên mặc dù bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, thế nhưng nó có thể được hình thành theo di truyền. Chính vì vậy khi trong gia đình (những người có quan hệ huyết thống) bị mắc hen thì các thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Hen phế quản có thể được chẩn đoán và phát hiện bằng cách nào?
Nếu các triệu chứng của bệnh quá rõ ràng thì việc thực hiện khám lâm sàng cũng đủ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh của bạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp để chắc chắn, việc chẩn đoán bệnh hen phế quản sẽ được đưa ra sau khi kết hợp sử dụng những phương pháp sau đây:
- Đo chức năng hô hấp: với phương pháp này bệnh nhân sẽ được tiến hành thực hiện Hô hấp ký và sử dụng thuốc giãn phế quản kết hợp với việc đo lưu lượng đỉnh trước và sau của phổi. Nếu lưu lượng này được cải thiện sau khi dùng thuốc thì phần trăm mắc hen phế quản là rất cao.
Xem ngay : Hen phế quản ở trẻ em dấu hiệu và cách điều trị 2020
- Chẩn đoán hình ảnh: bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp X – quang để bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh phía bên trong hệ hô hấp và phán đoán tình hình.
- Thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm Methacholine, thuwjch iện kiểm tra NO, hay tiến hành phân tích bạch cầu ưa acid trong đờm,… sẽ được yêu cầu thực hiện khi việc khám lâm sàng chưa cho ra kết quả chẩn đoán đáng tin cậy nhất.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc một vài thông tin khái quát nhất về bệnh hen phế quản. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có những nhìn nhận rõ ràng hơn về căn bệnh này. Từ đó bạn có thể theo dõi và lắng nghe cơ thể nhiều hơn nhằm phát hiện ra bệnh sớm (nếu không may mắc phải). Việc này sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn, đơn giản hơn mà cuộc sống và công việc của bạn lại không bị ảnh hưởng quá nhiều.