Gần như tất cả các bộ phận của cây đu đủ đều có tác dụng đối với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đu đủ chữa đau dạ dày. Tham khảo các cách làm chi tiết và những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tác dụng của đu đủ chữa đau dạ dày
Đu đủ là loại cây thân thảo lớn dễ sinh trưởng ở nhiều điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên rất quen thuộc với người Việt Nam. Hầu như hầu hết bộ phận của loài cây này đều có giá trị sử dụng. Cụ thể là:
Quả đu đủ chín được dùng để ăn trực tiếp, quả đu đủ xanh được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe có trong loại quả này còn có khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, các vết lở loét trong, trung hòa axit dịch vị và chống oxy hóa rất tốt.
Chất xơ trong quả đu đủ còn giúp cơ thể tăng cường hấp thụ dịch vị thừa trong dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ trào ngược dạ dày. Cùng với enzyme papain và chymopapain có trong quả đu đủ, sử dụng đu đủ chữa đau dạ dày sẽ mang lại khả năng kháng viêm, giảm đau, nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
Ngoài ra, lá và hoa của cây đu đủ cũng có tác dụng chữa đau dạ dày bởi hàm lượng enzyme tiêu hóa dồi dào.
Cách dùng đu đủ chữa đau dạ dày
Dùng quả đu đủ chữa đau dạ dày
Bệnh nhân ăn đu đủ chín khoảng 2-3 lần mỗi tuần lượng axit dư thừa trong dạ dày sẽ được đào thải nhanh chóng. Đồng thời chất xơ trong quả đu đủ còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường lợi khuẩn và ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn còn có thể làm sinh tố đu đủ, làm đu đủ trộn sữa chua để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
Chữa đau dạ dày bằng lá đu đủ
Lá đu đủ có tính mát, vị đắng, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng. Cùng với các enzyme tiêu hóa trong lá đu đủ sẽ tăng cường khả năng chống viêm, làm lành vết loét dạ dày hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân lấy 4 lá đu đủ tươi đem ngâm rửa sạch cùng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo, sau đó thái nhỏ.
- Đun sôi lá đu đủ cùng 500ml nước trong 5 phút.
- Dùng nước lá đu đủ uống hàng ngày thay nước lọc. Bệnh nhân cần uống hết lượng nước này trong 1 ngày.
- Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày, bài thuốc sẽ phát huy tác dụng
Dùng hoa đu đủ đực chữa đau dạ dày
Theo dân gian, hoa đu đủ đực có tính bình, vị đắng, tác dụng chính là giảm đau, tiêu viêm, giãn cơ. Men papain trong hoa đu đủ đực có tác dụng thích sự hoạt động của nhu động ruột, làm giảm nguy cơ táo bón.
Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng cùng chất chống oxy hóa có trong loại hoa này còn có công dụng làm lành vết thương, ngăn ngừa tình trạng lở loét dạ dày.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân chuẩn bị 30g hoa đu đủ đực còn tươi, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo.
- Bỏ hoa đu đủ vào ấm pha trà, đổ 300nl nước sôi vào. Ngâm trong khoảng 20 phút.
- Dùng nước này để uống trong ngày. Bạn có thể cho thêm 1 chút đường phèn vào để dễ uống hơn. Kiên trì uống thuốc trong 1 tuần để bệnh sớm được khắc phục.
Cách chữa đau dạ dày mãn tính bằng đu đủ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g mía
- 30g quả đu đủ
- 30g quả táo tây
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân đem rửa sạch các nguyên liệu rồi cắt thành miếng nhỏ.
- Cho nguyên liệu vào ấm pha trà cùng 400ml nước sôi rồi sắc thật kỹ
- Dùng nước này để uống làm nhiều lần và uống hết trong ngày.
Với các trường hợp mắc bệnh đau dạ dày mãn tính bạn cần thực hiện bài thuốc trong ít nhất 10 ngày thì thuốc mới có thể phát huy được hết tác dụng của nó.
Trị đau dạ dày bằng cháo đu đủ
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, nấu cháo đu đủ với củ mài và sơn tra có thể làm giảm các triệu chứng sưng viêm, đau thượng vị, cải thiện tình trạng ợ hơi, khó chịu của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, bài thuốc này còn tăng cường hoạt huyết, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh táo bón khá hiệu quả.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
- 30g quả đu đủ
- 6g sơn tra
- 15g hoài sơn
Cách thực hiện
Bệnh nhân rửa sạch các nguyên liệu rồi cắt thành từng miếng nhỏ, bỏ vào nồi cùng 30ml nước để nấu thành cháo. Khi tất cả nguyên liệu chín nhừ thì bệnh nhân thêm gia vị cho vừa ăn rồi dùng cháo này để ăn khi còn nóng.
Một số tác dụng phụ cần biết khi sử dụng đu đủ chữa đau dạ dày
Đu đủ vốn là loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam, bản chất của hoa, lá và quả đu đủ là lành tính. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách và đúng đối tượng thì có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Cụ thể, những tác dụng không mong muốn của bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày bằng đu đủ bạn cần biết là:
- Có nguy cơ gây sảy thai đối với phụ nữ bởi chất nhựa trong quả đu đủ xanh, lá, hoa đu đủ có thể gây kích thích sự co bóp của tử cung.
- Nếu ăn quá nhiều đu đủ sẽ khiến đổi màu da, co quắp chân tay, nhiều trường hợp còn gây đổi màu mắt và màu da lòng bàn tay.
- Gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, chóng mặt, buồn nôn, căng chướng bụng.
- Rối loạn chức năng hô hấp gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở, hen suyễn, nghẹt mũi.
- Gây tiêu chảy do nhựa đu đủ khiến đường ruột co thắt dữ dội.
Những vấn đề cần lưu ý khi dùng đu đủ chữa đau dạ dày
Chữa bệnh đau dạ dày bằng đu đủ là phương pháp được dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ mang lại hiệu quả khá cao. Nhưng bạn cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề dưới đây để tránh gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực vì sử dụng thuốc không đúng cách:
- Dùng hoa, quả và lá đu đủ để chữa đau dạ dày chủ yếu mang tính chất hỗ trợ điều trị. Do đó bạn cần phải kết hợp thêm các biện pháp y khoa khác nếu bệnh đau dạ dày diễn ra thường xuyên với các cơn đau dữ dội hơn.
- Cần bỏ hạt đu đủ khi sử dụng quả đu đủ để chữa đau dạ dày. Bởi loại hạt này có chất carpin có thể gây loạn mạch, khiến suy nhược thần kinh.
- Không được ăn quá nhiều đu đủ trong một tuần. Vì điều này có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, lượng đường trong máu bị tăng đột ngột.
- Không nên ướp lạnh đu đủ để ăn vì có thể gây tiêu chảy.
- Không kết hợp đu đủ với các dược liệu tự nhiên khác vì có thể khiến chướng bụng, tiêu chảy.
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản cần biết về việc dùng đu đủ chữa đau dạ dày. Hy vọng đã mang lại cho mọi người thêm những kiến thức hữu ích trong việc điều trị bệnh đau dạ dày bằng phương pháp dân gian một cách hiệu quả và an toàn.