Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến như sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y, trị liệu bằng các tia cực tím A, B. Trong đó, phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB cho hiệu quả nhanh và độ an toàn cao. Vậy thực chất phương pháp này là gì? Có gây ra các tác dụng phụ không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết này.
Quang trị liệu UVB là gì?
Theo các chuyên gia, điều trị vảy nến bằng UVB hay còn gọi là quang trị liệu UVB là liệu pháp sử dụng tia cực tím B (UVB) có bước sóng trung bình dao động từ 290nm đến 320nm chiếu trực tiếp vào những vùng da đang bị tổn thương. Phương pháp này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa da liễu.
Bệnh vảy nến là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn vì hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của căn bệnh này. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp quang trị liệu UVB sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đến 75%. Cụ thể, các triệu chứng ngứa rát được cải thiện, giảm tình trạng bong tróc cũng như khả năng lan rộng của mảng bám.
Các chuyên gia da liễu nhận định, việc điều trị vảy nến bằng UVB trong y học đang được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh có mức độ trung bình và nặng. Theo đó, tia UVB có hai dạng chính đó là UVB phổ rộng và UVB phổ hẹp. Và tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chữa trị theo phổ ánh sáng cụ thể. Tuy nhiên, quang trị liệu UVB phổ hẹp thường được các bác sĩ sử dụng phổ biến hơn tia UVB phổ rộng bởi chúng thừa kế nhiều ưu điểm vượt trội kèm theo mức giá hợp lý.
Tuy vậy, trong quá trình điều trị vảy nến bằng UVB, những triệu chứng của bệnh có thể trầm trọng hơn, ngứa rát và mẩn đỏ nhiều hơn nhưng sau một thời gian điều trị bệnh tích cực các triệu chứng này sẽ thuyên giảm rõ rệt. Vì vậy, người bệnh cần tích cực và kiên trì sử dụng liệu pháp trị liệu này.
Ngoài phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB, nhiều bệnh nhân không khỏi băn khoăn về loại thuốc chữa trị mới nhất hiện nay. Để giải đáp chính xác vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết: Tổng hợp các loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất hiện nay.
Điều trị vảy nến bằng UVB
Như đã trình bày ở trên, điều trị vảy nến bằng UVB gồm hai dạng chính với quy trình cụ thể như sau:
Điều trị vảy nến bằng tia UVB phổ rộng
Phương pháp chữa trị này đã được hình thành từ lâu đời thông qua việc sử dụng các tia UVB có các bước sóng rộng. Sau khi da được chiếu trực tiếp tia UVB phổ rộng thì các tế bào biểu mô sẽ tăng sinh chậm ngăn ngừa sự bong tróc cũng như giảm tình trạng ngứa rát.
Ngoài những ưu điểm trên, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh cần lưu ý, cân nhắc sử dụng bởi các tia uv có thể gây bỏng da. Do đó, người bệnh tốt nhất nên sử dụng các phương pháp khác thay vì sử dụng tia UVB phổ rộng.
Điều trị vảy nến bằng tia UVB phổ hẹp
Đây là phương pháp điều trị được các chuyên gia đánh giá cao nhờ hiệu quả cũng như mức độ an toàn của nó. Các tia UVB phổ hẹp có bước sóng 311 – 313nm và không có khả năng gây ung thư da. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, các tia UVB phổ hẹp đều có khả năng làm sạch mảng bám nhanh và sạch hơn so với tia UVB phổ rộng.
Các bước điều trị vảy nến bằng UVB
Để chữa bệnh vảy nến cho hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần thực hiện điều trị theo các bước sau:
- Xác định, kiểm tra khả năng chiếu sáng của các tia UVB vào da thông qua việc bệnh nhân được tiến hành thử chiếu 6 vị trí trên cơ thể tương đương với 6 tia có chỉ số về các bước sóng khác nhau. Thực hiện chiếu trực tiếp trên vùng da bị đóng vảy trong khoảng 3 giây.
- Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh gây ra trên da người mà mỗi người bệnh nhận được các thông số khác nhau. Hầu hết, da của những bệnh nhân mắc vảy nến ở nước ta đều đạt ngưỡng 4 rất phù hợp với mức năng lượng ban đầu khoảng 500J/cm2.
- Tình trạng của mỗi người bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra việc nên chọn tia UVB nào cho hợp lý. Nếu tình trạng da không bị kích ứng quá mức, tia chiếu sẽ được tăng mức năng lượng thêm khoảng 30%. Nhưng nếu da bị kích ứng mạnh thì tia chiếu chỉ được sử dụng ở mức năng lượng tối thiểu.
- Những bệnh nhân bị kích ứng da ở mức độ 2, các bác sĩ sẽ tiến hành giảm mức năng lượng thấp hơn 30%. Nếu da bị kích ứng ở mức độ 3 gây đỏ thì tạm dừng chiếu tia UV trong 1 tuần nhằm theo dõi thêm tình trạng bệnh.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân có da thuộc tuýp 4 sẽ tiến hành thực hiện liều điều trị vảy nến bằng tia UVB có phổ cao nhất là 3J/cm2.
- Để điều trị hiệu quả, các bác sĩ khuyên người bệnh cần chăm chỉ điều trị theo liệu pháp trong khoảng thời gian quy định từ 3 – 5 buổi/ tuần. Đặc biệt, nếu thông số PASI đạt khoảng 75% thì thời gian điều trị theo tuần của người bệnh sẽ giảm còn 1 – 2 buổi/tuần cho tới khi bệnh được khống chế và ổn định trở lại.
Lưu ý khi điều trị vảy nến bằng UVB
Để điều trị vảy nến bằng UVB cho hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý:
- Thường xuyên tắm rửa và lau khô người trước khi tiến hành quang trị liệu.
- Phải bôi trực tiếp dầu paraphin lên vùng da vảy nến trước khi thực hiện chiếu tia UVB. Sau đó, khi hoàn tất việc chiếu tia, người bệnh nên bôi dưỡng ẩm lên vùng da đã chiếu.
- Không sử dụng liệu pháp quang trị liệu UVB cho bệnh nhân mắc các bệnh như sụt giảm các chức năng vùng gan, đục thủy tinh thể, bệnh lupus ban đỏ, ung thư da,…
- Sau một thời gian điều trị, có thể người bệnh sẽ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như da nứt nẻ, đỏ rát hoặc thâm đen, đau cơ, choáng và khó chịu.
- Để điều trị cho hiệu quả cao, người bệnh cần tìm hiểu kỹ liệu trình phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng nên chọn lựa bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín để thực hiện điều trị.
Tóm lại, điều trị vảy nến bằng UVB là liệu pháp được nhiều bệnh nhân tin tưởng nhờ đem lại hiệu quả cao. Tuy vậy, liệu pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh mệt mỏi. Chính vì lẽ đó, người bệnh cần tham khảo cũng như tuân thủ đúng chỉ dẫn của đội ngũ bác sĩ nhằm đảo bảo mức độ an toàn và hiệu quả cho chính bản thân.