Dày thành phế quản là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp của cơ thể con người. Nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng dày thành phế quản và cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Dày thành phế quản là gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi chụp X-quang ngực thẳng đối với người khỏe mạnh thì sẽ không thể nhìn thấy phế quản. Với những người có dấu hiệu mắc các bệnh về đường hô hấp, tấm phim X-quang sẽ thể hiện rõ phế quản 2 bệnh dày lên. Hiện tượng này được gọi là dày thành phế quản (hay còn gọi là phế quản 2 bên).
Thành phế quản bị dày lên cho thấy niêm mạc của đường hô hấp đang bị tổn thương, thể hiện sự tích dụ dịch nhầy và các màng nhầy niêm mạc đường hô hấp. Nếu tình trạng dày phế quản không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho phổi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến thành phế quản bị dày
Dày thành phế quản có thể xuất hiện do nhiều lý do khác nhau, trong đó các nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất là:
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn hay còn được gọi là bệnh hen phế quản. Đây là dạng bệnh lý mãn tính liên quan đến hệ hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau với các triệu chứng điển hình là: Tức ngực, khó thở, ho, thở khò khè.
Khi chụp X-quang, phim chụp sẽ thể hiện một số vấn đề như:
- Các mạch máu mảnh và thon nhỏ ở trong 2 lá phổi.
- Dày thành phế quản (triệu chứng này xuất hiện trong khoảng 48% các trường hợp mắc bệnh).
- Dưới màng phổi có dấu hiệu mất mạch máu.
Ngoài ra, trong đợt cơn hen suyễn bùng phát, khi chụp X-quang bác sĩ còn nhận thấy các dấu hiệu như:
- Xẹp thùy hoặc phân thùy phổi (ở trẻ em)
- Thở ra có khí cạm
- Căng giãn phổi
- Động mạch phổi tiền mao quản bị tăng áp
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là căn bệnh xảy ra khi niêm mạc ống phế quản bị viêm, ống phế quản bị thu hẹp lại so với lúc bình thường và bị tắc nghẽn do tồn đọng nhiều dịch nhầy và mủ.
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm phế quản là: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, khó thở, thở khò khè, ho, sốt nhẹ, sốt cao, đau tức ngực.
Khi chụp X-quang, kết quả chụp cho thấy dấu hiệu của tình trạng dày thành phế quản. Việc điều trị viêm phế quản khá phức tạp, khó khăn và kéo dài do bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính khi không được chữa trị đúng cách.
Xem thêm: Viêm phế quản có nguy hiểm không, có tự khỏi không
Bệnh xơ nang
Xơ nang là bệnh lý về hệ hô hấp mang tính di truyền gen và có xu hướng tự phát. Căn bệnh này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ngoại tiết của phổi, tuyến tụy, 2 lá gan và ruột non. Hậu quả của bệnh xơ nang là có thể dẫn đến khuyết tật tiến triển và gây ra tình trạng suy đa hệ thống.
Các triệu chứng của bệnh xơ nang thường khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến phổi.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây thì bạn hãy nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh xơ nang và tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt:
- Ho, tức ngực, khó thở
- Rối loạn chức năng của phổi
- Cảm thấy có tiếng vang khi gõ lồng ngực
- Polyp hốc mũi,….
Với bệnh nhân bị xơ nang, hình ảnh chụp X-quang sẽ thể hiện:
- Dày thành phế quản, xung quanh phế quản có viền.
- Có biểu hiện phế quản bị giãn.
- Có bóng tròn nhỏ ở ngoại vi phế quản
- Phổi bị xẹp hình ổ.
Bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là căn bệnh xảy ra khi ống phế quản bị tổn thương không thể hồi phục lại thể trạng ban đầu và có xu hướng ngày càng phát triển lớn hơn. Bệnh có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên phổi, tuy nhiên vị trí tổn thương thường gặp nhất là ở thùy dưới.
Bệnh giãn phế quản thường gây ra các triệu chứng như:
- Ho có đờm đặc màu vàng như mủ hoặc màu xanh lá
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở, sốt nhẹ đến sốt cao, cơ thể ớn lạnh.
- Đau tức ngực, da xanh xao
- Sụt cân nhanh chóng
- Phần da ở móng tay và móng chân dày lên bất thường
Khi chụp cắt lớp vi tính bệnh giãn phế quản bởi thiết bị có độ phân giải cao bác sĩ sẽ thấy thành phế quản dày lên bất thường, tạo ra những vệt mờ song song với nhau.
Ngoài những căn bệnh phổ biến kể trên thì tình trạng dày thành phế quản còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như: Bệnh dị ứng đường hô hấp do nấm Aspergillus, bệnh lao phổi, bệnh phổi kẽ,….
Dù là dày thành phế quản xuất hiện do lý do gì thì bạn cũng cần thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực do bệnh gây ra.
Cách điều trị dày thành phế quản
Dày thành phế quản là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý khác nhau. Để việc chữa trị đi đúng hướng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí việc đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân cũng như mức độ dày thành phế quản. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất.
Hiện nay, triệu chứng dày thành phế quản đang được điều trị bằng một trong các phương pháp dưới đây:
Điều trị bằng Tây y
Điều trị dày thành phế quản bằng Tây y sẽ dựa trên phương pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng sưng viêm của phế quản. Cách điều trị này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của từng trường hợp cụ thể.
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh, ức chế sự phát triển của tình trạng viêm và giúp cơ thể người bệnh mau chóng hồi phục là:
- Nhóm thuốc không steroid (NSAID) giúp giảm đau, hạ sốt, giảm triệu chứng sưng, phù nề ở thành phế quản, bao gồm các loại thuốc như: Aspirin Naproxen và Ibuprofen. Tuy nhiên thuốc Aspirin không được dùng đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ.
- Thuốc giảm đau Acetaminophen, có tác dụng giảm đau (không có tác dụng giảm viêm)
- Nhóm thuốc Corticosteroid, thường được dùng để kiểm soát tình trạng hen suyễn và các phản ứng của hiện tượng dị ứng.
Điều trị dày thành phế quản bằng thảo dược
Trong các loại cây thuốc nam, có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Một số loại thảo dược thường được sử dụng và có hiệu quả cao nhất là:
- Cỏ hương bài thường được dùng kết hợp với cam thảo để điều trị tình trạng dày thành phế quản do bệnh viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Củ gừng có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu độc, tiêu đờm rất hiệu quả.
- Củ nghệ: Củ nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm phổi hoặc viêm phế quản kéo dài khá hữu hiệu.
- Cam thảo: Đây là loại thảo dược thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y điều trị các tình trạng hô hấp. Thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Trong tất cả các phương pháp điều trị dày thành phế quản thì chữa bệnh bằng phương pháp Đông y vẫn được người bệnh tin tưởng, lựa chọn nhiều nhất. Bởi thuốc Đông y có những ưu điểm nổi bật như:
- Rất an toàn và lành tính, rất ít khi xảy ra các tác dụng phụ hay nguy cơ dị ứng đối với cơ thể.
- Hiệu quả cao và được sử dụng cho mọi đối tượng
- Điều trị bệnh kết hợp với việc tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho bệnh nhân, mang lại tác dụng lâu dài, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.
Như vậy có thể thấy rằng tình trạng dày thành phế quản là một trong những triệu chứng bệnh lý rất nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Do đó, việc chữa bệnh là hết sức cần thiết và cấp bách. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!